Niệm Phật Đường
Welcome
Login / Register

Most Popular Articles


  • Thực Tập Thiền Định Lợi Ích Gì?. Sự Nguy Hiểm Như Thế Nào?

    THIỀN ĐỊNH

    Cuộc sống quá nhiều phiền nảo, vào thời đại này, thường khi gà gáy thức dạy đã lo suy nghĩ hôm nay phải làm gì?. Nói chung suốt ngày chỉ chạy quanh trong vòng lẫn quẫn Tiền, Danh Vọng, Ái Dục...Thật đáng tiếc một kiếp sống có được thân người hoàn hảo. Tại sao hành giả không tìm một con đường tốt đẹp hơn cái vòng lẫn quẫn ở trên, biết đâu khám phá được sự AN LẠC HIỆN TẠI và VỊ LAI.

    Thiền định cũng là phương pháp đưa đến con đường CHÂN THIỆN MỸ. Tại sao chúng ta không thử TÌM HIỂU qua nhiều phương tiện đễ THỰC HÀNH cho đời sống tốt đẹp hơn và trí tuệ phát triển đến chổ thâm sâu...

    Nói về cách thực hành thiền định từ xưa đến nay có rất nhiều phương cách trong cỏi giới hữu vi cũng như vô vi, tuy nhiên con đường đưa đến sư AN LẠC chỉ có một phương pháp đó là NHƯ LAI THIỀN ( Giới-Định-Huệ). Ngoài con đường này tất cả sự thực hành sẽ LẠC VÀO MA ĐẠO, hành giả trước khi dấn thân vào con đường thực tập nên tìm một vị THẦY có đầy đủ Đại Bi Tâm, vị thầy ấy thường có đức tính NHẪN NHỤC, KHOAN DUNG, TRÍ TUỆ thông suốt hữu vi và vô vi...Thường có thể là một cao tăng hay tiểu tăng hay là Bồ Tát hóa thân đi giữa cuộc đời giống như chúng ta. Hành giả phải khéo léo phát Đai Bi Tâm làm lợi ích chúng sanh, chắc chắn sẽ gặp...Thời Mạt Pháp rất khó gặp những vị THẦY có đầy đủ phương tiện giúp hành giả đạt đến CHƠN PHÁP. Trong lúc chờ đợi mỗi mỗi hành giả nên lợi dụng thời gian và không gian có được thân GIẢ HỢP thực hành theo phương pháp đơn sơ dưới đây.

    1-Luôn ý thức KHÔNG SÁT SANH (12 loài)
    2-Phát Đại Bi Tâm Gặp một vị thầy
    3-Học Kinh Viên Giác, để hiểu thế nào là Hữu vi Tâm và CHƠN TÂM
    4-Cố gắng ĂN CHAY càng nhiều càng tốt, bớt THỊT CÁ lại trong mỗi buổi ăn
    5-Mỗi ngày phải dành 3 tiếng ngồi THIỀN
    6-Học 1 trong 12 Bộ Kinh Đại Thừa, Tùy TÂM hành giả ưa thích
    7-Nguyện khi Đạt đến CHƠN TÂM sẽ PHỔ ĐỘ VÔ LƯỢNG CHÚNG SANH. Muốn thông suốt điều này phải thực hành Bố Thí qua THÂN KHẨU Ý.

    Trong 7 điều này hành giả luôn luôn thực hành mỗi ngày, cho dù có nhiều vấn đề phải làm trong ngày, nhưng phải cố gắng...và ý thức nếu không lợi dụng thân này thực tập CHƠN PHÁP, chắc chắn hiện tại và vi lai tùy nhân duyên THIỆN ÁC sẽ có thân mới trong 3 còi KHỔ VÔ CÙNG...

    Điều quan trọng trên bước đường thực hành pháp, hành giả luôn luôn phát Đai Bi Tâm mong muốn gặp một vị THẦY ngay trong kiếp làm người. Vị Thầy rất quan trọng hướng dẫn sự thực tập từ khi bắt đầu hành giả dấn thân tìm sự AN LẠC, cho nên đừng bỏ qua cửa ải này.

    Mỗi một hành giả tùy theo Hạt Giống Bồ Đề gieo tròng nhiều kiếp quá khứ và hiện tại, nhân duyên hội đủ sẽ tùy phương tiện thực hành pháp, ví dụ con đường thực hành gồm có HIỂN hay MẬT THỪA, cả hai con đường đều dưa đến kết quả HẠNH PHÚC AN LẠC ngay trong kiếp sống hiện tại và vị lai, xa hơn nữa hành giả trở về với mái nhà xưa. ( CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ...hay Phật Tánh đã có sẳn v.v...).

    1- Nói về HIỂN, sự thực hành được đặc trên NỀN TẢNG gieo NHÂN THIỆN trải qua nhiều số kiếp khi thuần tục thì CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ mới hiển lộ...Thường thì hành giả có thể thấy qua cuộc sống thế gian những vị xuất gia theo con đường TIỂU THỪA, THANH VĂN THỪA hay BỒ TÁT THỪA...Phương pháp chuyển hóa THÂN TÂM phải theo thứ tự, mới có kết quả thành tựu.

    2-Con đường MẤT THỪA, dựa trên NỀN TẢNG là mỗi mỗi một hành giả đã có sẳn CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ ( Tâm Phật v.v...)...Sở dỉ không nhận diện đươc một cách CHƠN NHƯ PHÁP GIỚI. Bởi vì sự huân tập, hữu vi tâm NHÌN SAI LAC hay nói một cách MẮT MÙ, nhưng tường rằng, tất cả thế gian, cũng như cảnh giới VÔ VI là THẬT...Thật ra trong 3 cỏi đều là HƯ VỌNG, không thật. Cho nên tất cả hành giả dấn thân vào con đường KIM CANG THỪA phải thay đổi lối nhìn, nghe, ngữi, nếm v.v....ĐỀU LÀ PHÁP HỮU VI, xa hơn nữa thực hành thiền đình trong cảnh giới VÔ VI cho dù có THẤY hay NGHE hoặc bất kỳ hiện tượng nào cũng phải BUÔNG XÃ 100%, vì tất cả đều nằm trong SANH DIỆT, DIỆT rồi SANH hay nói RÕ hơn là hiện tượng KẸT TRONG Có, Không, Cũng có, Cũng không...Nếu hành giả thực hành BÁM VÍU 1 trong 4 hiện tượng SANH DIỆT lâu ngày AN TRỤ TRONG CẢNH GIỚI MA ĐẠO, điều này rất quan trọng khi thực hành..
    Hành giả thực hành theo con đường MẬT, phải tìm cho ra một vị THẦY, vị Thầy có khả năng thông suốt TÁNH KHÔNG của VẠN PHÁP hay nói cách ngắn gọn là VIÊN THÔNG TỨ ĐẠI sẽ giúp TÂM TRUYỀN TÂM thì hành giả thực hành mới có KẾT QUẢ, bằng không TAI HẠI VÔ CÙNG....Thà rằng di chậm hoặc sống cuộc sống HIỀN LÀNH thuận theo 3 cỏi ( THIỆN) thì tốt hơn...Nếu thực hành SAI sẽ KHỔ trong kiếp sống hiện tại và vị lai sẻ KHÔNG CÓ 1 giây HẠNH PHÚC...Cẩn thận điều này.

    Nếu Hành Giả có duyên lành thực hành theo con đường MẬT, một đời có thể tìm lại NIỀM AN LẠC CHON NHƯ THƯỜNG TRÚ...Chậm là 16 đời vị lai sẽ TRỞ về NHÀ...

    Thật ra Chơn Như Thường Trú hành giả không ở đâu xa vời. Không nằm trong, không ở giữa, không bên ngoài, không trên, không dưới v.v...Hành giả y như Pháp thực hành mỗi ngày con đường sẽ đưa đến sự ngạc nhiên khám phá kỳ diệu Bản Lai Diện Mục đã có sẳn mà nhiều kiếp sống đã không hay biết ....

    Con đường dấn thân về nhà, có rất nhiều rất rối hay nói cách khác Đệ Nhứt Phiền Nảo phát sanh 24/24, phải lưu ý điểm này. Có nhiều phương pháp đối trị như, TRÌ CHÚ, LÀM VIỆC THIỆN ( Lục Độ Ba La Mật v.v..) hoặc luôn luôn GIỮ ĐẠI NGUYỆN...từ từ sẽ thông qua chướng ngại. Điều quan trọng là phải Ý THỨC BUÔNG XÃ HỮU VI và VÔ VI, lý do đơn giản hành giả chưa thấy lại CHƠN NHƯ THƯỜNG TRÚ cho nên dù có những hiện tượng AN LẠC, HẠNH PHÚC hay PHIỀN NẢO phải hiểu tất cả PHÁP Hữu và Vô đều MỘNG HUYỄN. Thực tập lâu ngày sẽ có GIỚI, ĐỊNH, HUỆ. Việc này phải tùy thuộc vào công việc chuyển hóa THÂN TÂM thực hành LỤC ĐỘ BA LA MẬT, rất quan trọng trên con đường THIỀN ĐỊNH.

    A- Làm sao chuyễn hóa Thân Tâm?.

    1-Luôn luôn phát Đại Nguyện thực hành pháp CHƠN, cho dù kiếp sống trải qua nhiều thăng trầm gần gũi với chúng sanh (12 loài), Nguyện không bỏ một chúng sanh nào...Tùy phương tiện ra vào làm AN LẠC.

    2-Tâm thường TƯỞNG ÂN ĐỨC đến vị THẦY..., Thầy là nguồn suối AN LẠC HẠNH PHÚC khai mở dòng TÂM THỨC PHIỀN NẢO và CHƠN NHƯ PHÁP GIỚI cho hành giả, ƠN ĐỨC này không gì so sánh đươc, cho nên hành giả PHẢI NHẤT TÂM THÀNH KÍNH vị thầy...( Vị Thầy sẽ thành tựu ĐẠO VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ trước khi hành giả viên mạn Trí Huệ ).

    3-Giữ TÂM ĐỊA GIỚI. Muốn thực hành đươc điều này đúng phương pháp hành giả phải xa lìa 4 Cú ( Có, Không, Cũng có, Cũng không...hay nói cách ngắn gọn LẤY TÂM VÔ TRỤ LÀM GỐC). Thường phải học Kinh Đại Bát Nhã và đưa vào đời sống hàng ngày thực hành qua nhiều hình thức.

    4-TRÌ CHÚ bất cứ CHÚ hay TỤNG KINH mỗi ngày 7 thời tùy theo vị THẦY TRUYỀN THỌ TÂM TRUYỀN TÂM. ( Nếu ngồi THIỀN phải dùng ẤN PHÁP ). Ghi chú: Tâm Truyền Tâm ở điểm này nói lên vị THẦY phải VIÊN THÔNG TỨ ĐẠI mới có khả năng trao truyền CHƠN PHÁP (Mật). Cảnh giới này vượt lên TRI THỨC thế gian...

    5-Khi vào cảnh giới VÔ VI,TÂM PHẢI BUÔNG XẢ, không bám trụ bất cứ hiện tượng nào khởi sanh, ngay cả một Ý NIỆM THIỆN và ÁC.

    6-Vô sanh đệ nhị chân như
    Dù mưa hay nắng thoáng trần hành ba
    Mật đường không khởi không ghi
    Phổ Đà đại nguyện khắc ghi ÁO VÀNG

    7-Trước khi thực hành những điều trên, hành giả phải thông suốt hai điều căn bản.
    (1) Người xuất gia phải thực hành Pháp. " Tứ Đại Giai Không "
    (2) Lục căn phải thanh tịnh......................................................................................

    Nếu hành giả không VIÊN THÔNG được YẾU TỐ CĂN BẢN này, cho dù THỰC HÀNH BẤT CỨ PHƯƠNG PHÁP HIỂN hay MẬT sẽ LẠC vào ÁC MA...KHỔ - KHỔ --KHỔ làm vô lượng chúng sanh BỊ ĐỌA....KHỔ KHỔ KHỔ VÔ CÙNG....RẤT CẨN THẬN...CẨN THẬN !

    ĐIỂM CHÚ Ý: thường ở cảnh giới này hành giả sẽ có THIÊN NHẢN thông, thấy được 7 hoa sen, kết thành THÂN PHẬT hay BỒ TÁT...4 hoa sen màu VÀNG, 3 hoa sen màu xanh dương...Tùy tâm tương ứng sẽ lãnh hội....( Còn Tiếp).

    Hẹn người kiếp trược thế nhân
    Gió thu sắp đến không giờ Nam Mô
    Say sưa một thoáng ra vào
    Danh lam chơn ngã, A Di niệm Đà

    ----------------------------------0o0--------------------------

     

    Read more »
  • Tu sỉ biết bay - Tây Tạng

      

    Bí thuật của thầy tu Tây Tạng

    Tây Tạng, "vùng cực thứ 3 của trái đất" được biết đến như một vương quốc huyền bí của Phật giáo và là cao nguyên cao nhất thế giới thuộc dãy Hymalaya. Nơi đây được coi là trung tâm truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, cái nôi truyền giáo của thế giới. Vùng đất bao quanh bởi mây trắng này còn là nơi lưu giữ bí quyết thuật khinh công (Levitation) của các nhà sư Tây Tạng, một bí thuật riêng của các nhà tu hành phương Đông. Nó không phải là huyền thoại như người ta lầm tưởng.

     

    Trước đây, khi chứng kiến các nhà sư bay lơ lửng trong lúc ngồi thiền, người ta thường nghĩ những nhà sư này là Chúa trời hiển linh hoặc là Thánh thần giúp họ làm điều đó. Nhà thám hiểm người Anh Alexandra David Neel một ngày nọ đã chứng kiến thầy tu Cnang Tang bay lên khỏi mặt đất trên cao nguyên đầy thông ở Tây Tạng. Neel kể lại rằng, vị tu sĩ nọ bật lên khỏi mặt đất nhiều lần như một quả bóng tennis nảy lên nảy xuống.

    Không chỉ có thầy tu Tang có thể bay như một quả bóng mà nhiều nhà sư khác cũng có khả năng tự nhấc mình lên khỏi mặt đất đến 90cm. Họ làm việc này không phải để biểu diễn cho công chúng xem mà chỉ nhằm mục đích phục vụ cho những nghi thức tôn giáo.

    Neel không khỏi ngạc nhiên với điều kỳ lạ này. Một thời gian dài, Neel sống cùng các thầy tu, cố gắng tìm hiểu bí mật của họ. Neel nhận ra, các thầy tu thường xuyên tập yoga và võ thuật. Đặc biệt, họ có khả năng giữ thăng bằng rất tốt, nhanh nhẹn trong từng cử động. Để đạt được trình độ khinh công, các thầy tu phải trải qua tất cả mức khinh hành (đi bộ với tốc độ rất lớn). Các môn đồ của khinh hành có thể đi lại rất nhanh và an toàn ở những nơi núi non hiểm trở, bằng kỹ thuật phi thân (nhảy), thần hành (chạy hàng trăm dặm mà chân không chạm đất), bích hổ du tường (thằn lằn leo tường), thủy thượng phiêu (chạy trên nước).

    Tất cả những nhà sư này đều có một thể lực phi thường cùng sức chịu đựng tốt với tấm thân "mình đồng da sắt". Neel chỉ có thể rút ra kết luận, khinh công là một môn võ tập luyện cho thân thể được nhẹ nhàng như bướm trên cành, như chim bay lượn, chạy trên cỏ mà cỏ chẳng hề di động, chạy trên tuyết, tuyết chẳng hề in dấu chân, băng qua nước, nước không hề gợn sóng. Thậm chí, Neel cũng cố gắng tập luyện cùng các nhà sư, trải qua những bài tập khắc khổ cùng họ để đạt đến ngưỡng có thể nhấc mình lên khỏi mặt đất.

    Theo lịch sử ghi lại, tu sĩ Daniel Douglas Hewm, một nhà yoga hàng đầu thuộc thế kỷ 19 là người Tây Tạng đầu tiên thực hiện màn khinh công kỳ bí. Ông được mệnh danh là người nắm giữ nhiều sức mạnh huyền bí đến nỗi có thể đi lại, ăn, ngủ trong khi khinh công lơ lửng giữa không khí. Vào thời gian đó, người ta chưa biết đến thuật khinh công mà chỉ biết tu sĩ Milarepa là một vị thánh sống có nhiều phép lạ.

    Trên một tờ báo Mỹ, một nhà báo đã miêu tả trạng thái bồng bềnh trong không gian của Hewm như sau: "Bất thình lình, Hewm bắt đầu nhấc mình lên khỏi mặt đất khiến những người trong phòng sửng sốt, ngạc nhiên. Tôi thấy chân của ông ta cách mặt đất khoảng 0,3 mét. Ông ta vọt lên rồi hạ xuống. Đến lần thứ 3 thì ông ta chạm trần nhà...".

    Tu sĩ Hewm đã biểu diễn năng lực đặc biệt này trước hàng nghìn khán giả, trong đó có cả những người nổi tiếng như William Makepeace Thackeray, Mark Twain, Napoleon III cùng những nhà chính trị, bác sĩ, khoa học gia. Ngày nay, thuật khinh công được nhắc đến nhiều hơn trong võ thuật, không còn được coi là do thần thánh làm nhưng vẫn là điều bí ẩn đối với khoa học.

    Những tuyệt kỹ khinh công dù thực hiện ở bất cứ đâu đều có một điểm giống nhau, đó là sử dụng một kỹ thuật nào đó để giảm hoặc mất hẳn tác động của lực hút trọng trường. Nói về điều này, cần nhắc đến một khái niệm vật lý là trọng lượng biểu kiến. Nó đặc trưng cho lực nén của vật lên mặt sàn hoặc sức căng của lò xo thể hiện sức nặng của một vật nào đó. Chính trọng lượng biểu kiến tạo cảm giác về sức nặng nhẹ của cơ thể. Khi không có cảm giác về trọng lượng biểu kiến (rơi từ trên cao xuống mà không có sàn đỡ), trạng thái không trọng lượng sẽ xuất hiện.

     

    Một nhà sư Tây Tạng thực hiện màn khinh công

    Người ngoại đạo cũng có thể học khinh công

    Cho đến nay, người ta không thể chứng minh, ít nhất là về mặt lý thuyết, làm thế nào mà một người có thể thoát ra khỏi tác động của lực hút của trái đất trong điều kiện thông thường chỉ bằng cách hít thở, thôi miên để lơ lửng trên không trung. Những người phản bác cho rằng từ xưa đến nay, đó chỉ là trò ảo thuật đánh lừa thị giác của người xem.

    Nhà thám hiểm Neel đã cố gắng chứng minh, khinh công hoàn toàn là do luyện tập, không phải là một trò lừa đảo hay đánh lừa thị giác như người ta vẫn nói. Thời gian sống cùng các thầy tu Tây Tạng, trải qua quá trình luyện tập khắc khổ, cuối cùng Neel đã có thể bay lơ lửng cách mặt đất 40cm. Neel cho biết: "Tôi luyện tập yoga và các môn võ kết hợp hàng ngày. Cái quan trọng nhất chính là tĩnh tâm và cách hít thở của người tập. Khi đạt đến trạng thái vô thức, tôi thấy thân mình nhẹ bẫng, cảm giác như đang trên mây. Lúc lấy lại được nhận thức, các nhà sư cho tôi biết tôi đã thành công".

    Việc Neel có thể thắng lại được lực hút của trái đất, nhấc mình lên khỏi mặt đất mà không có sự trợ giúp của bất cứ thiết bị nào đã khiến nhiều người tò mò hơn và muốn tìm ra được bí quyết. Neel vốn là người ngoại đạo mà vẫn có thể học khinh công, chứng tỏ bí mật khinh công của các thầy tu Tây Tạng không phải là điều quá huyền bí với con người. Tuy nhiên, khi được hỏi về cách thức thực hiện, Neel lại giữ im lặng, không trả lời bởi ông muốn giữ lời thề của mình trước khi học khinh công.

    Các nhà khoa học đã thực hiện một số thử nghiệm khoa học và đã có những tín hiệu đáng mừng. Một vài năm trước, nhà vật lý người Nga Evgeny Podkletnov đã gây chú ý khi ông tuyên bố tạo được ra một hệ thống có thể chiến thắng trọng lực và làm cho các đồ vật bay lên. Podkletnov làm lạnh một chiếc đĩa đặc biệt ở nhiệt độ - 1670C, để lên đó một vật rồi đặt tất cả vào trường điện từ làm quay chiếc đĩa.

    Khi tốc độ quay đạt đến 3.000 vòng/phút, đồ vật đặt trên đĩa bắt đầu mất trọng lượng và lơ lửng trên không. Còn các nhà khoa học Mỹ lại làm thử nghiệm khác: Khi đặt chất siêu dẫn lơ lửng trong từ trường, họ phát hiện, nếu đặt một vật thể lên trên bề mặt của chất siêu dẫn, trọng lượng của nó sẽ giảm đi 5%. Một số thí nghiệm khác hướng theo mục đích này đã đạt những kết quả nhất định.

    Các nhà khoa học Hà Lan thậm chí đã làm cho một con ếch bay lên. Họ hy vọng áp dụng những nguyên tắc tương tự, trong một ngày rất gần, chúng ta có thể bay lên lơ lửng trong không gian mà không cần bất cứ sức mạnh cơ học nào. Nhưng tất cả những thí nghiệm này đều được thực hiện trong môi trường đặc biệt, cần sự hỗ trợ của các thiết bị kỹ thuật hiện đại.

    Khinh công vẫn khiến nhiều nhà khoa học tranh cãi, về tính xác thực của nó dù đã có bằng chứng cụ thể. Một số nhà nghiên cứu nói rằng, đó là sản phẩm của trường sinh học, được tạo ra bởi một dạng năng lượng tinh thần đặc biệt phát ra từ não người. Bác sĩ Alexander Dubrov, chuyên gia về sinh vật học là người ủng hộ giả thuyết này. Ông cho rằng trường sinh học được tạo ra một cách có chủ ý bởi người thực hiện khinh công, bởi vậy họ có thể kiểm soát và thay đổi hướng khi lơ lửng trên không.

    Màn khinh công đầu tiên trong lịch sử được ghi lại là do Simon Magus thực hiện vào thế kỷ thứ I. Magus là một giáo sĩ theo dòng dị giáo, tham gia tập luyện nhiều tà thuật như phép tàng hình, khinh công. Trong khi đó, người thực hiện pha bay lượn trong thời gian lâu nhất là Joseph Capertino (1603-1663), một giáo sĩ đạo Tin Lành. Capertino đã lơ lửng trong không khí khoảng 2 tiếng đồng hồ chỉ với tư thế ngồi thiền mà không cử động. Thậm chí, sách tôn giáo còn ghi nhận có tới 300 vị thánh có thể tự bay lên nhưng đây cũng chỉ là một sự thêu dệt khó tin.

    Source: nguoiduatin

    Read more »
  • Đao Bà La Môn - Ấn Độ Giáo

    Đạo Bà-La-Môn
    (Ấn Độ giáo)

    ·        Vệ-Đà giáo (Vedism)

    ·        Bà-La-Môn giáo (Brahmanism)

    ·        Ấn Độ giáo (Hinduism)

           Bà-La-Môn là tiếng phiên âm từ tiếng Phạn : Brahma.

    Đạo Bà-La-Môn là một tôn giáo rất cổ của Ấn Độ, xuất hiện trước thời Đức Phật Thích Ca, tức là thuộc Nhứt Kỳ Phổ Độ.

            Đạo Bà-La-Môn bắt nguồn từ Vệ-Đà giáo (cũng phiên âm là Phệ-Đà giáo), một tôn giáo tối cổ của Ấn Độ.

            Đạo Bà-La-Môn phát triển đến thế kỷ thứ nhứt sau Tây lịch thì biến thành Ấn Độ giáo.

           Những công trình kiến trúc nổi tiếng của Ấn Độ và các nước ĐôngNam Á  như : Konarac, Kharujaho, Mahabalipuram , Angkor Watt, Loro Jong Grang, Tháp Chàm ở Việt Nam và nhiều tác phẩm triết học lớn của Ấn Độ như Ramayana, Mahabharata, đều ra đời trên nền tảng của Đạo Bà-La-Môn.

                Chúng ta lần lượt khảo sát Vệ-Đà giáo, Đạo Bà-La-Môn và Ấn Độ giáo.

    I.       Vệ-Đà giáo :

    Đây là một tôn giáo tối cổ của Ấn Độ. Gọi là Vệ-Đà giáo vì tôn giáo nầy xây dựng giáo thuyết trên Kinh Vệ-Đà. (Véda: Phiên âm Vệ-Đà hay Phệ-Đà,  nghĩa là Thông hiểu).

    Vệ-Đà giáo thờ cúng thiên nhiên, gồm nhiều tín ngưỡng, có nghi lễ, có bùa chú, do các truyền thuyết của thổ dân da đen Dravidian ở bán đảo Ấn Độ, phối hợp với các tín ngưỡng của dân tộc da trắng từ phương Tây Bắc đến xâm lăng, nhất là dân da trắng Aryan tràn vào phía bắc Ấn Độ, khoảng 1550 năm trước Tây lịch.

    Bộ Kinh Vệ-Đà viết bằng tiếng Phạn, của người Aryan, gồm 4 tập, trong đó có các bài hát ca tụng Thần linh, những lời cầu nguyện, nghi thức tế tự và các câu phù chú bí mật, kể ra như sau :

    1. Rig Véda : Phỏng theo ý mà dịch thì Rig Véda có nghĩa là Luận rõ về sự khen ngợi (tán tụng), hình thành vào thế kỷ thứ 20 TTL (trước Tây lịch), gồm 10 quyển, tập hợp các bài ca ngợi Thần linh, được 1028 bài.

    2. Sama Véda : Phỏng theo ý mà dịch thì Sama Véda có nghĩa là Luận rõ về các sự ca vịnh, hình thành vào thế kỷ thứ 10 TTL, gồm các bài dùng để hát xướng khi cúng tế, tổng cộng 1549 bài.

    3. Yayur Véda : Phỏng theo ý mà dịch thì Yayur Véda có nghĩa là Luận rõ về các việc tế tự cầu đảo, trong ấy bao gồm các bài cầu nguyện trong nghi thức tế lễ.                                  

    Ba loại Kinh Véda trên được xử dụng trong thời gian tế lễ, đều do hàng Tăng lữ  tùy nghi chủ xướng, phúng tụng.           

    4. Atharva Véda : Sưu tập các chú thuật, không quan hệ đến việc cúng tế, hình thành vào thế kỷ thứ 10 TTL, tổng cộng có 20 quyển. Tuy chủ yếu chép các phép thuật và bùa chú, nhưng xen kẽ vào đó có các bài khoa học làm mầm móng cho Thiên văn học và Y học sau nầy.

    Bốn bộ kinh Véda trên, sau nầy đều có những sách viết bằng tiếng Phạn giải thích riêng cho  mỗi bộ.

    Giáo lý cơ bản của Vệ-Đà giáo cho rằng, con người thường xuyên có mối quan hệ với Thần linh và có sự hòa đồng với vũ trụ. Do đó, chỉ có cúng tế, cầu đảo thì con người  mới được Thần linh phò hộ trong mọi công việc. Song hành với các buổi cầu nguyện là những cuộc hiến tế lớn. Những đồ hiến tế như : Thịt, bơ, sữa, rượu, được dâng lên Thần linh bằng cách đốt trên giàn hỏa.

                Việc cúng tế Thần linh rất quan trọng, nên dần dần đội ngũ các thầy cúng tế trở nên quan trọng, có uy tín và quyền lực nhất trong xã hội Ấn Độ, hình thành đẳng cấp Tăng lữ Bà-La-Môn sau nầy.

            II.  Bà-La-Môn giáo :

    Đạo Bà-La-Môn hình thành trên cơ sở Vệ-Đà giáo,  khoảng 800 năm trước Tây lịch, tức là một thời gian không  dài lắm trước khi  Đức Phật Thích Ca mở Phật giáo ở Ấn Độ.

    Đạo Bà-La-Môn đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận Kinh Véda như : Kinh Brahmana, Kinh Upanishad, Giải thích về Maya (tức là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn.

    Đạo Bà-La-Môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ.

    1.     Sự phân chia giai cấp xã hội :

    Đạo Bà-La-Môn phân chia xã hội Ấn Độ làm 5 giai cấp. Ai sanh ra trong giai cấp nào thì phải ở mãi trong giai cấp đó suốt đời.

    a)      Giai cấp trên hết là các Tăng lữ Bà-La-Môn :

    Họ tự cho rằng họ được sanh ra từ miệng của Đấng Phạm Thiên (Brahma), nên họ được quyền giữ địa vị tối cao trong xã hội, độc quyền cúng tế Thượng Đế và các Thần linh.

     b)      Giai cấp thứ nhì là Sát-Đế-Lỵ :

    Họ được sanh ra từ vai của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp nầy gồm các bậc vua chúa, quí tộc, trưởng giả, công hầu khanh tướng. Họ nắm quyền cai trị và thưởng phạt dân chúng.

    c)      Giai cấp thứ ba là Phệ-Xá :

    Họ được sanh ra từ hông của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp nầy gồm các nhà thương mãi, các trại chủ giàu có. Họ nắm kinh tế, chuyên môn mua bán làm ăn với các từng lớp dân chúng trong xã hội.

    d)      Giai cấp thứ tư là Thủ-Đà-La :

    Họ được sanh ra từ chân của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp nầy gồm các nông dân và công nhân nghèo khổ.

    e)      Giai cấp thứ năm là Chiên-Đà-La :

    Đây là giai cấp thấp kém nhứt trong xã hội Ấn Độ, gồm các người làm các nghề hèn hạ như : Ở đợ, làm mướn, chèo ghe, giết súc vật, vv …

    Giai cấp Tăng lữ Bà-La-Môn  dựa vào thế lực tôn giáo để củng cố địa vị và quyền lợi của họ. Họ tìm đủ phương pháp để bảo hộ và duy trì chế độ giai cấp, nương theo thần thoại, chế ra Luật pháp Manu, kỳ thị giai cấp, không cho gả cưới giữa 2 giai cấp khác nhau.

    2.     Giáo luật :

    Giới Tăng lữ Bà-La-Môn được chia làm 3 bực : Sơ khởi, Trung và Thượng.

    Sơ khởi là những vị sư cúng lễ thường và những vị phục sự nơi đền chùa. Họ tụng 3 Bộ Kinh Véda đầu, gồm : Rig Véda, Yayur Véda, Sama Véda. Họ hành lễ, chứng lễ các cuộc cúng tế, nên thường trực tiếp với dân chúng.

    Bực trung là những vị sư bói toán, tiên tri, thỉnh Quỉ Thần, thỉnh thoảng họ làm vài phép linh cho dân chúng phục. Hạng nầy đọc và giảng giải Bộ Kinh Véda thứ tư là Atharva Véda. Bộ Kinh thứ tư nầy có nội dung cao hơn 3 Bộ Kinh trước và có những câu Thần chú.

    Bực thượng là bực cao hơn hết, gồm các vị sư không còn trực tiếp với dân chúng. Hạng nầy chuyên nghiên cứu các lực vô hình trong vũ trụ.

    Hạng Bà-La-Môn sơ khởi phải tu học 20 năm mới lên hạng trung. Hạng trung tu học 20 năm  mới lên hạng thượng.

     Trên hết là một vị sư chưởng quản tôn giáo làm Giáo Chủ. Vị Giáo Chủ nầy có 70 vị sư phụ tá.

    Các Tăng lữ  Bà-La-Môn  phải giữ 10 Điều Giới luật :

    1.      Nhẫn nhục.

    2.      Làm phải (lấy điều lành mà trả điều ác).

    3.      Điều độ.

    4.      Ngay thật.

    5.      Giữ mình trong sạch.

    6.      Làm chủ giác quan.

    7.      Biết rành Kinh Luật Véda.

    8.      Biết rõ Đấng Phạm Thiên.

    9.      Nói lời chơn thật.

    10.  Giữ mình đừng giận.

         3.     Thuyết Ashrama :

    Thuyết Ashrama về 4 giai đoạn mà con người phải trải qua để cho đời sống trần thế nhập vào việc hành sự tôn giáo, kể ra sau đây :

    a) Phạn hành kỳ : Theo thầy học tập Kinh Vệ-Đà, tiếp thu huấn luyện tôn giáo, thời gian là 12 năm.

    b) Gia trú kỳ : Sống cuộc sống thế tục ở gia đình, lấy vợ sanh con, làm các ngành nghề trong xã hội để mưu cầu cuộc sống. không vi phạm chống lại bổn phận của một tín đồ Bà-La-Môn, tiến hành việc thờ cúng ở gia đình và bố thí.

    c) Lâm thế kỳ : Việc nhà đã xong, bản thân hoặc dắt theo vợ vào ẩn cư trong rừng, sống đời khổ hạnh để bản thânchứng ngộ được Đấng Brahma.

    d) Độn thế kỳ : Bỏ nhà đi vân du 4 phương, sống bằng cách nhận bố thí của dân chúng, mục đích để đạt được sự giải thoát của linh hồn.

     4.     Brahman và Atman :

    Brahman là nguồn gốc tối cao của vũ trụ, tức là Đại Ngã, là Đại Vũ trụ, là Đại hồn, nay thường gọi là Thượng Đế.

    Atman là bản ngã của con người, là Tiểu Ngã, là Tiểu hồn, Tiểu Vũ trụ. Nó chỉ là một phần rất nhỏ của Đại Ngã tách ra. Do đó, Brahman và Atman đồng bản chất, nên thông đồng được với nhau.

    Tu luyện là để đạt được sự giải thoát của linh hồn khỏi các khổ não ràng buộc nơi cõi trần  để đem Atman trở về hiệp nhứt với Brahman.

    Nhận thức được Chơn lý nầy, không phải do trí tuệ, mà do sự giác ngộ của toàn bộ bản thể. Nếu không giải thoát được thì không dứt khỏi Nghiệp (Karma), tức là không dứt khỏi Luân hồi, phải đầu thai trở lại cõi trần, hết kiếp nọ tới kiếp kia.

     5.     Nghiệp báo -  Luân hồi :

                Kinh Upanishad đã nêu ra vấn đề Nghiệp báo và Luân hồi một cách có hệ thống.

    Nghiệp (Karma) được tạo ra bởi những hành vi thiện ác của con người, sẽ quyết định việc luân hồi chuyển kiếp của linh hồn người ấy sau khi chết. Nếu người nào làm điều thiện, linh hồn sẽ được chuyển kiếp thành người ở giai cấp cao hơn, và có thể thành một vị Thần, nhập vào Thiên Đạo. Nếu người ấy làm nhiều điều ác thì linh hồn sẽ chuyển kiếp đầu thai vào những giai cấp thấp kém khổ sở, và có thể bị trừng phạt đọa đày.

    Con đường giải thoát là Thiền định, nhưng con đường tu nầy quá khổ hạnh, ít người theo được, nên đa số tín đồ theo việc thờ cúng Thần linh, tự kềm chế dục vọng của mình và làm việc từ thiện.

                II. Ấn Độ giáo :

    Đạo Bà-La-Môn  là quốc giáo của nước Ấn Độ. Nhưng khi Phật giáo của Đức Phật Thích Ca truyền bá thì ảnh hưởng của Đạo Bà-La-Môn  thu hẹp dần. Qua nhiều lần cải cách để phù hợp phần nào trào lưu tiến hóa của dân chúng, đến thế kỷ thứ nhứt sau Tây lịch, Đạo Bà-La-Môn biến thành Ấn Độ giáo (nói tắt là Ấn giáo).

    Ấn Độ giáo vẫn giữ những nét chánh của Đạo Bà-La-Môn, thờ Đấng Brahma, về sau thờ thêm 2 Đấng nữa là Civa (Siva) và Vishnu hay Christna.

    -         Đấng Brahma là Thần Sáng tạo,

    -         Đấng Civa  là Thần Tranh đấu,

    -         Đấng Vishnu   là Thần Bảo tồn.

    Ba Đấng ấy hợp lại gọi là Tam vị Nhứt thể. (Đạo Cao Đài gọi 3 Đấng ấy là Tam Thế Phật, cai quản 3 Nguơn : Thượng Nguơn, Trung Nguơn và Hạ Nguơn, có đúc tượng đặt trên nóc Bát Quái Đài, Tòa Thánh Tây Ninh).

     Ấn Độ giáo còn thờ các vị Thần thuở xưa khác như : - Thần Sấm Indra, - Thần Mặt Trời Surya, - Thần lửa Agni, - Thần gió Vayu, - Thần không trung Varuna.

    Ấn Độ giáo vẫn giữ sự phân chia giai cấp của xã hội giống như Đạo Bà-La-Môn.

    Ấn Độ giáo phân thành nhiều Chi phái, chủ yếu có 2 phái lớn là Vishnu và Civa (Siva), đồng thời nuôi dưỡng nhiều môn phái triết học mà nổi tiếng nhứt là 2 môn phái : Védanta và Yoga.

     Để dễ dàng hòa nhập vào đông đảo dân chúng, ở giai đoạn nầy, nhiều nghi thức tế lễ được đơn giản hóa, những sự hiến tế súc vật tốn kém được bãi bỏ. Đến thế kỷ 19 và 20, một số nhà hoạt động nổi tiếng của Ấn Độ giáo như : Ram Mohan Roy, Rama Krishna, Viveka Nanda, đã làm cuộc canh tân lớn đối với Ấn Độ giáo, phục hồi những giá trị cơ bản và loại trừ các yếu tố lạc hậu và thái quá ra khỏi tư tưởng của Đạo nầy. Chính nhờ khả năng thay đổi thích ứng mà Ấn Độ giáo vẫn luôn luôn là tôn giáo chính của người Ấn và có ảnh hưởng sâu xa đến mọi từng lớp dân chúng từ xưa tới nay.

    Theo thống kê sơ lược năm 1980, Ấn Độ giáo hiện nay có tới 554 triệu tín đồ, đa số là người Ấn Độ.

    Trong những năm gần đây, những hoạt động mang tính quốc tế của Ấn Độ giáo rất phong phú :

    Năm 1979 tại Allahabad (Ấn Độ), năm 1980 tại Colombo (Tích Lan), năm 1981 tại Népal, đã lần lượt triệu tập Đại hội các tín đồ theo Ấn Độ giáo trên toàn thế giới, để thảo luận các vấn đề khó khăn của Ấn Độ giáo, làm thế nào cho Ấn Độ giáo thích ứng đời sống văn minh của dân chúng hiện đại, và thiết lập những mối liên hệ quốc tế giữa Ấn Độ giáo với các tôn giáo khác một cách hữu nghị tốt đẹp.

     

     

    Phật giáo

    ·        Định nghĩa.

    ·        Nguồn gốc của Phật giáo.

    ·        Giáo lý của Phật giáo.

    ·        Nhơn sinh quan.

    ·        Vũ trụ quan.

    ·        Quan niệm về Thượng Đế và Linh hồn.

    ·        Kinh điển : Tam Tạng Kinh.

    ·        Những Tông phái.

    ·        Các vị Tổ sư Phật giáo.

    ·        Phật giáo Ấn Độ.

    ·        Phật giáo Trung Hoa.

    ·        Phật giáo Việt nam.

    ·        Lá cờ Phật giáo.

    ·        Tiểu sử Đức Phật Thích Ca.

     

    I.  Định nghĩa :·      

                Phật : tiếng Phạn là Buddha, nghĩa là sáng suốt.           

                Phật là bậc sáng suốt hoàn toàn, giác ngộ hoàn toàn, rồi đem sự giác ngộ ấy mà giác ngộ chúng sanh. Do đó mới nói rằng : Phật tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

                Trong Cực Lạc Thế Giới có vô số chư Phật, có những vị đã nhập Niết bàn, có những vị Phật thường du Ta-bà Thế giới để trợ giúp  nhơn sanh.

                Những người tu hành và tin tưởng hoàn toàn nơi Phật, luôn luôn được Phật hộ trì, và được vòng hào quang của Đức Phật bao phủ.

                Giáo : Dạy dỗ, Giáo cũng là tôn giáo.

    - Phật giáo là những lời, những điều Phật dạy, tạo thành một giáo pháp có hệ thống, để dạy dỗ nhơn sanh. Đó là một nền Giáo lý và Triết lý rất cao thượng, dạy chúng sanh tự tỉnh, tự ngộ, tự giác, để cuối cùng thành Phật.

    - Phật giáo là một tôn giáo lớn trên hoàn cầu, truyền bá trong nhiều nước, có số tín đồ tổng cộng gần một tỷ người. Số tín đồ Phật giáo đông nhứt ở các nước Á Châu như : Ấn Độ, Népal, Tích Lan, Miến Điện, Trung Hoa, Thái Lan, Lào, Miên, Việt Nam, Nhựt, Triều Tiên. vv …

     II. Nguồn gốc của Phật giáo :

    Phật giáo là một tôn giáo rất cổ, có từ lâu đời, kể từ lúc nhơn loại hình thành nếp sống quần tụ thành xã hội.

    Đó là thời Nhứt Kỳ Phổ Độ với Đức Nhiên Đăng Cổ Phật giáng trần mở Đạo Phật thời Thái cổ nước Tàu, đồng thời với việc mở Vệ-Đà giáo (sau biến thành Bà-La-Môn giáo) nơi nước Ấn Độ. Sau đó, Phật giáo lần lần suy tàn theo sự biến đổi của thời gian và lịch sử.

    Đến thời Nhị Kỳ Phổ Độ, cách đây khoảng 2600 năm, Đức Thích Ca giáng sanh nơi nước Ấn Độ, tu hành chuyên nhất trong hơn 6 năm, đắc đạo thành Phật, chứng ngộ được giáo lý Tứ Diệu Đế, giúp con người giải khổ, và giải thoát khỏi vòng Luân hồi sanh tử, mở ra một con đường  mới thích hợp với trình độ tiến hóa của  nhơn sanh thời đó, vì Đạo Bà-La-Môn lúc bấy giờ rất suy tàn, giáo lý bị sửa cải  nhiều làm cho xã hội Ấn Độ có những bất bình đẳng trầm trọng, khiến con người xa vòng Thiên lương, trầm luân trong bể khổ.

    Đức Phật Thích Ca đem giáo lý mà Ngài chứng ngộ được giảng giải cho chúng sanh trong suốt 45 năm, tạo thành một nền Phật giáo rất cao siêu, do Đức Phật Thích Ca làm Giáo Chủ. Phật giáo lưu truyền từ  đó đến ngày nay.

    Nhưng đến năm Giáp Tý (1924 theo Tây lịch, 2468 theo Phật lịch) là năm Khai Nguơn, mở đầu một kỷ nguyên  mới, chấm dứt thời Nhị Kỳ Phổ Độ, bước sang thời Tam Kỳ Phổ Độ, với số nhơn loại rất đông đúc có trình độ tiến hóa rất cao,  mỗi ngày  mỗi nhảy vọt, nên Phật giáo đã trải qua 2468 năm không còn thích hợp với đà tiến hóa của  nhơn sanh, không còn hiệu quả trong công việc kềm chế tâm lý của  nhơn sanh; hơn nữa, sau đời Lục Tổ Huệ Năng, ngôi vị Tổ Sư Phật giáo không còn được truyền kế với Y Bát nữa, nên Phật pháp bị người đời sửa cải thêm bớt nhiều hơn, làm cho giáo lý Phật giáo càng xa dần Chánh pháp và cuối cùng thì hoàn toàn bị thất chơn truyền.

    Ngày nay, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mở ra là để chấn hưng 3 nền tôn giáo lớn ở Á Đông là : Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo.

    Đức Phật Di-Lạc sẽ giáng trần để tóm thâu tất cả các Đạo hữu hình ấy vào một mối, lập thành một nền Đại Đạo rất cao siêu, phù hợp với trình độ tiến hóa của nhơn loại hiện nay,  mới đủ sức kềm chế tâm lý của  nhơn sanh hiện hữu.

    Do đó, tại Chùa Từ Lâm Tự ở Gò Kén, tỉnh Tây Ninh, trong Đại Lễ Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đấng Thượng Đế giáng cơ cho đôi liễn để treo lên là :

    Di-Lạc  thất bá thiên niên  quảng khai  Đại Đạo,

    Thích Ca nhị thập ngũ thế chung lập Thiền môn.

    Nghĩa là :

    - Đức Phật Di-Lạc truyền bá rộng rãi nền Đại Đạo trong 700 ngàn năm,

    - Đức Phật Thích Ca lập Đạo Phật (Thiền môn) trong 25 thế kỷ là dứt. (25 thế kỷ tức là 2500 năm).

     III. Giáo lý của Phật giáo :

    Giáo lý căn bản của Phật giáo là Tứ Đế và Thập nhị Nhân Duyên.

    - Tứ Đế còn gọi là Tứ Diệu Đế, Tứ Thánh Đế, Lý Bốn Đế. (Tứ là 4, Đế là lời dạy chơn thật và căn bản, Diệu là huyền diệu, Thánh là thiêng liêng, Lý là giáo lý).

    - Thập nhị Nhơn duyên là 12 cái nhân duyên, nhân nầy sanh ra quả nọ, quả nọ trở thành nhân khác sanh ra quả khác, 12 lần như vậy trong một đời sống của con người nơi cõi trần, tạo thành một vòng tròn khép kín, chỉ cho thấy không có cái nhân nào là đầu tiên, không có cái quả nào là cuối cùng.

     A.    Tứ Đế :

    Tứ Đế là 4 chơn lý huyền diệu tuyệt đối mà người giác ngộ  mới cảm biết được. 

    Trước khi Đức Phật Thích Ca thuyết minh giáo lý nầy thì các vị hiền triết đương thời chưa ai khám phá được.

    Bốn Đế nầy là thật, nếu ai không biết và không thực hành thì không sao giải thoát được.

    Đức Phật Thích Ca thuyết giáo lý nầy lần đầu tiên để độ nhóm Kiều Trần Như gồm 5 Ông : Kiều Trần Như, A-Xá-Bà-Thệ, Ma-Ha Bạt-Đề, Ma-Ha Câu-Lợi, Thập-Lực Ca-Diếp.

    Nhờ nghe Phật giảng Tứ Diệu Đế mà 5 Ông giác ngộ, liền quy y theo Phật, và đắc quả A-La-Hán.

    20

    Từ đó mới bắt đầu  có Tam Bảo (3 điều quí báu) : Đức Phật Thích Ca là Phật Bảo, Giáo lý Tứ Diệu Đế là Pháp Bảo, 5 người giác ngộ theo làm đệ tử của Phật là Tăng Bảo.

    Pháp Bảo Tứ Đế gồm :

    -         Khổ Đế

    -         Tập Đế

    -         Diệt Đế

    -         Đạo Đế.

    1.     Khổ Đế : Tất cả việc gì không vừa lòng là khổ.

    Đức Phật chia ra làm 3 thứ Khổ : Khổ khổ, Hoại khổ, Hành khổ.

    a) Khổ khổ : Cái khổ có từ vô lượng kiếp trong quá khứ chồng chất lên tạo nên hình tướng của ta trong hiện tại. Mang hình hài xác thịt là kết hợp những điều đau khổ, trải qua thời gian sanh sống, con người phải chịu đựng những cái khổ bên trong do mình tự tạo ra và những cái khổ bên ngoài do Thiên tai, ách nước, vv…

    Chỉ có bực trí thức nhìn vào thực trạng thì hiểu biết, còn người mê, dầu có giải thích, họ cũng không sáng tỏ được.

    Vậy, Khổ khổ là cái khổ trong kiếp trước và cái khổ trong kiếp nầy chồng chất lên nhau.

    b) Hoại khổ : Hễ có sanh ắt có diệt. Thế nên, xác thân con người lúc  mới sanh ra, lớn lên , già nua rồi chết, đó là khổ. Hoại khổ là cái khổ do sự tàn phá của thời gian mà không ai cưỡng lại được. 

    c) Hành khổ : Hành khổ là cái khổ do nơi những hành động của tinh thần và vật chất phát sanh. Phiền não chính là Hành khổ. Khi nào tư tưởng chấm dứt, tâm ý ngừng nghỉ mọi hoạt động thì lúc bấy giờ tinh thần  mới hết hành và mới hết khổ. Hễ còn Hành là còn Khổ.

    Ba loại Khổ trên đây là của chúng sanh.

    Nếu nói riêng về cái khổ của con người thì Phật diễn tả 8 trạng thái khổ sau đây :

    * Sanh khổ : Lúc sanh ra đã khổ và lúc sống cũng khổ.

    * Bệnh khổ : Bệnh tật là cái khổ dây dưa nhứt trong đời sống con người và làm cho những người thân yêu khổ lây với mình.

    * Lão khổ : Già thì khổ. Vai run, gối mỏi, lưng đau, mắt mờ, tai điếc, … không làm được việc gì nên tinh thần bứt rứt, đau khổ.

    * Tử khổ : Đã sống thì ắt sợ chết, thấy cái chết đến mà không tránh khỏi thì rất lo sợ, khổ sở. Khi chết, bỏ lại nơi cõi trần  nhiều điều luyến tiếc. Chết là biệt ly nên khổ sở.

    * Ái biệt ly khổ : Yêu mà xa cách thì khổ. Nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, danh vọng, vợ đẹp con ngoan, nghĩ đến việc bỏ rơi hết thảy thì khổ vô cùng.

    * Cầu bất đắc khổ : Mong ước mà không được thì khổ. Biết bao người ôm mộng giàu sang hay khanh tướng  mà không thực hiện được thì thất chí đau khổ.

    * Oán tắng hội khổ : Oán thù, ganh ghét, mà ở chung đụng nhau thì khổ. Oán tắng hội khổ còn chỉ cái khổ khi sống trong nghịch cảnh. Những cuộc tranh danh đoạt lợi cũng sanh ra cái khổ nầy.

    * Ngũ ấm xí thạnh khổ : Ngũ ấm là : Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Trạng thái khổ thứ 8 nầy bao trùm lên hết mọi nỗi khổ đau của con người. Sự thạnh suy của Ngũ ấm tức là sự thạnh suy của vật chất lẫn tinh thần.

    Con người đã cảm thông được những cảnh khổ não nầy thì thấy rằng, trong cõi đời nầy, không một giây phút nào con người được trọn vui.

     2. Tập Đế : Tập là tụ họp mà thành. Vậy những cái gì tụ tập lại mà thành ra cái khổ ?

    Để giải thích nguyên do của Khổ, Phật nói về quá khứ. Cái quá khứ đó trải qua vô lượng kiếp, nó là Nhân của kiếp sống hiện tại. Sự đau khổ mà con người phải gánh chịu trong kiếp sống nầy là hậu quả của những việc làm hung ác của họ trong kiếp trước. Để chứng minh chơn lý nầy, Đức Phật nói về Thuyết Nhân Quả và Luân Hồi. Căn bản của thuyết nầy là Thập nhị Nhân Duyên. (Xem  phần sau)

    Những điều kết tập xấu xa của kiếp trước gây khổ cho kiếp nầy nhiều không kể hết, nhưng tựu trung gồm 10 loại sau đây :

    - Tham : Tham lam thì  ích kỷ.

    - Sân : Sự nóng giận đốt cháy lương tri.

    - Si : Mê lầm do ngu dốt.

    - Mạn : Kiêu căng, ganh tỵ nhỏ nhen.

    - Nghi : Nghi ngờ. Hạng người nầy có nhiều phiền não lo âu hơn ai hết. Họ nghi ngờ tất cả, không bao giờ họ cảm thấy yên lòng.

    - Thân kiến : Sự thấy biết của thân, biết cái Ta trên phương diện vật chất chớ không biết cái Phật tánh của mình.

    - Biên kiến : Sự thấy biết một bên, không bao quát, nên nhỏ hẹp, dễ có quyết định sai lầm.

    - Kiến thủ : Bảo thủ cái biết của mình.

    - Giới cấm thủ : Làm theo lời răn cấm của Tà giáo, nên có những hành động phạm pháp.

    - Tà kiến : Những điều thấy biết không chơn chánh. Tà kiến là còn mê, Chánh kiến là giác.

    Đó là 10 thứ phiền não mà con người đã kết tập chất chứa trong vô lượng kiếp đã qua và hiện tại. Đó là nguyên nhân phát sanh ra Khổ Đế.

    3.     Diệt Đế : Diệt là tiêu diệt, trừ bỏ.

    Ta đã thấy rõ cái căn nguyên của sự khổ, thấy rõ Nhân Quả, nên muốn diệt khổ, ta chỉ cần trừ bỏ tất cả  Nhân ấy.

    Như vậy, ta cần phải lấy Thập nhị Nhân Duyên mà đi ngược lên dần và diệt dần, cuối cùng ta sẽ diệt được cái Vô minh. Vô minh đã mất thì như Mặt Trời ló ra khỏi đám mây đen, ta sẽ thoát ra được vòng Luân hồi đầy đau khổ.

    4. Đạo Đế : Đạo đế là con đường phải noi theo để thoát khổ.  Phật vẫn chủ trương lấy cái trí hiểu biết sáng tỏ mà phá sự si mê, nhưng cái trí sáng tỏ vẫn chưa đủ, cần phải có cái năng lực thực hành thì mới diệt được nguồn gốc của phiền não. Cái năng lực thực hành ấy có 8 con đường để tu cho thành Chánh quả. Đó là Bát Chánh đạo.

    Bát Chánh đạogồm :

    a)  Chánh kiến : Thấy rõ biết rõ chơn lý, không để cho Tà kiến che lấp sự sáng suốt của mình, khiến cho sự thấy biết của mình không sai lầm.

    b) Chánh tư duy : Suy nghĩ tưởng nhớ điều chơn chánh. Thể hiện Chánh tư duy là suy nghĩ những điều lợi mình lợi người, không hại ai cả. Muốn Chánh tư duy thì không tham, không sân, không si.

    c)  Chánh ngữ : Lời nói ngay thẳng chơn thật, chơn thật với chính mình và chơn thật với mọi người. Trái với Chánh ngữ là Vọng ngữ. Người thực hành được Chánh ngữ thì thoát khỏi Khẩu nghiệp.

    d)  Chánh nghiệp : Hành động chơn chánh, không làm điều gian ác. Muốn được Chánh nghiệp thì phải gìn giữ chặt chẽ các Giới cấm.

    e)  Chánh mạng : Sanh sống một cách chơn chánh bằng nghề nghiệp lương thiện, thanh bạch, không tham lợi mà bỏ nhân nghĩa, không thừa cơ đục nước béo cò.

    g)  Chánh Tinh tấn : Chuyên cần học tập, tu luyện cho tiến bộ. Muốn vậy phải giữ tâm trí chơn chánh, sáng suốt.

    h)  Chánh niệm : Tưởng nhớ  điều chơn chánh, để cuối cùng giữ cho Tâm được thanh tịnh, đến chỗ không không.

    i)  Chánh định : Tập trung tư tưởng, tức là định cái Tâm của mình vào đạo lý chơn chánh. Đó là sự Thiền định để giữ cái Tâm cho thanh tịnh hoàn toàn.

    Bát Chánh đạo giúp cho người tu trị được mình, đưa đến sự giác ngộ hoàn toàn, tức là đắc đạo.

     B.   Thập nhị Nhân duyên :

    Thập nhị Nhân duyên là 12 cái Nhân duyên. Nhân là nguyên nhân, như hạt lúa làm Nhân sanh ra cây lúa; Duyên là cái bổ trợ cho hạt lúa sanh ra cây lúa, như là : ánh sáng, nước, phân, công chăm sóc. Vậy Nhân duyên là cái nguyên nhân và cái bổ trợ cho cái nguyên nhân ấy thành cái quả.

    Thập nhị Nhân duyên nói rõ sự tương quan của tất cả hiện tượng vật lý và tâm lý. Sự vật vốn có sinh có diệt, biến chuyển theo Luật Nhân Quả, không hề bị tiêu diệt hoàn toàn.

    Nói cách khác, mọi sự vật đều không có bản thể độc lập, mà là tổng hợp của nhiều yếu tố, và là vô thường, luôn luôn biến đổi từ trạng thái nầy sang trạng thái khác.

    Trong 12 Nhân duyên, không thể nêu ra một nhân duyên nào là nguyên nhân đầu tiên, bởi vì 12 Nhân duyên tạo thành 12 cái mắc xích đan vào nhau thành một vòng tròn liên tục, không có cái bắt đầu,  không có  cái  cuối  cùng  (Vô thủy vô chung), mà người ta gọi là Bánh xe Sinh hóa, hay Bánh xe Luân hồi, được biểu diễn bằng hình vẽ nơi trang sau.

    Bánh xe Sinh hóa là vòng tròn không có khởi điểm, nhưng người ta thường trình bày nó bắt đầu  từ Vô Minh.

    1)  Vô minh : là trạng thái mờ ám, si mê, không tỏ ngộ chơn tâm. Vô minh chỉ là tiếp diễn của sự chết (Tử). Lúc chết, thân thể bị hủy hoại, nhưng Vô minh vẫn tồn tại. Nó là nguyên nhân của HÀNH, tức là các hành động được tạo ra trong cuộc sống sau nầy.

    2)  Hành : là hành động, tạo tác. Do Vô minh, phiền não nổi lên làm cho Thân, Khẩu, Ý tạo tác các nghiệp lành hay dữ, nên gọi là Hành. Vô minh và Hành được coi là 2 Nhân duyên thuộc quá khứ.

    3)  Thức : là Thần thức, chỉ về phần tinh thần. Sau khi chết, các nghiệp dẫn dắt Thần thức đi đầu thai để chịu quả báo. Trong đời sống hiện tại, giai đoạn thứ nhứt là Thức (Kết sinh thức), nó tương đương với giây phút đầu tiên thai nghén một hài nhi. Nó chưa có ý thức nhưng cái tâm tiềm thức hay Kết sinh thức hướng nó vào sự sống. Khi cái tâm tiềm thức nầy tiến tới một bước tạo thành hữu hình , đó là giai đoạn thứ hai của đời sống hiện tại : Danh Sắc.

    4)  Danh Sắc : là thân thể. Trong thân thể có 2 phần : Phần tinh thần (Tâm) chỉ có tên gọi chớ không hình tướng nên gọi là Danh; phần hình thể gọi là Sắc. Danh Sắc là giai đoạn phát triển để Tâm và Thân lần đầu tiên kết hợp lại thành một tổ hợp, đó là một hài nhi với đầy đủ tinh thần (Tâm) và thể xác (Thân).

    5)  Lục nhập : là 6 chỗ vào. Khi đã có Thân thể rồi thì đương nhiên phải có Lục Căn : Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý, là những chỗ để cho Lục Trần xâm nhập vào, nên  mới gọi là Lục nhập. Lục trần là :  Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp.

    6)  Xúc : là tiếp xúc. Giai đoạn nầy tương ứng với 1 hay 2 năm đầu của trẻ sơ sinh. Sáu quan năng phát triển và hoạt động, nhưng quan năng xúc giác nổi bật hơn cả. Đứa bé gặp gì cũng sờ mó để tiếp xúc với thế giới bên ngoài bằng xúc giác của nó.

    7)  Thọ : là nhận lãnh. Khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần thì lãnh thọ những cảnh vui buồn, sướng khổ. Hài nhi bắt đầu biểu lộ ý thức và lộ ra những tánh cá biệt.  Từ giai đoạn Thức đến giai đoạn Thọ, được gọi là 5 quả của quá khứ xuất hiện ra trong đời sống hiện tại.

    8)  Ái : là ưa muốn. Khi thọ lãnh cảnh vui thì sanh lòng tham, muốn làm sao cho vui hoài; khi gặp cảnh khổ thì sanh lòng sân hận, buồn rầu, muốn xa lìa. Đây là động cơ thúc đẩy Thân, Khẩu, Ý tạo tác các Nghiệp.

    9)  Thủ : là giữ lấy. Vì tham dục nên cố giữ lấy những thứ khoái lạc làm mục đích cuộc sống. Dẫu biết sống là khổ, nhưng vẫn không từ bỏ những cái đúng theo sở thích. Do đó Thủ mà có Hữu.

    10)  Hữu : là có, có ta hiện diện trongcuộc sống ở thế gian. Những cái ta thích, nó làm cho ta ham sống. Hữu là Quả của Thủ và làm Nhân của Sinh. Ái, Thủ, Hữu biểu hiện cho 3 giai đoạn trong các hành động của tuổi trưởng thành, kết hợp lại thành 3 Nhân duyên của hiện tại. Khi một cá thể thụ hưởng những hiệu quả của quá khứ thì cũng đang tạo tác những nguyên nhân cho kiếp sống vị lai.

    11)  Sinh : là sanh ra. Do Ái, Thủ, Hữu làm Nhân hiện tại tạo ra các Nghiệp, nên qua đời sau phải tái sanh để thọ chịu quả báo.

    12)  Lão Tử : là già rồi chết. Sanh ra, lớn lên, già rồi chết. Sanh tử cứ luân chuyển thay đổi nhau. Chết là thể xác, còn là tinh anh. Cái tinh anh ấy lìa bỏ thể xác nhưng vẫn lẩn quẩn trong Vô Minh, cho nên lại mang cái Nghiệp mà lưu chuyển chìm nổi trong vòng Lục đạo Luân hồi. Hễ còn Luân hồi là còn khổ.

    Trong Bánh xe Sinh hóa nầy, thời hiện tại được đặc biệt giải thích chi li với 8 giai đoạn, nhưng thực sự thì Vô Minh và Hành là của quá khứ, Sinh và Tử là của tương lai, cũng có những giai đoạn tương tự như hiện tại.

    Trong 12  Chi Nhân duyên, Vô minh, Ái, Thủ, được gọi là Hoặc (Mê hoặc); trong khi đó Hành và Hữu thuộc Nghiệp quả. Các Chi còn lại gồm 5 quả hiện tại và 2 quả vị lai là thuộc về Khổ quả, tức là kết quả của đau khổ.

     IV. Nhân sinh quan Phật giáo :

    1.     Con người do đâu mà có :

    Để giải đáp vấn đề nầy, Đạo Phật có thuyết Thập nhị Nhân duyên. Trong 12 Nhân duyên ấy, Vô minh là căn bản. Vậy Vô minh là gì ?

    VÔ MINH là không biết rõ sự lý đúng như thật, do đó sanh ra mê lầm, thật cho là giả, giả cho là thật, điên đảo hư vọng, chấp ngã, chấp pháp, rồi theo cảnh thuận nghịch mà khởi phiền não, nên cũng gọi là HOẶC.

    Từ mê hoặc mà tạo ra các Nghiệp, hoặc thiện hoặc ác. Sự tạo tác ấy là HÀNH, chi thứ 2 trong Thập nhị Nhân duyên.

    Do Nghiệp lành dữ huân tập chứa nhóm thành ra Nghiệp thức. Nghiệp thức nầy do chỗ huân tập thuần thục, rồi thác sanh vào thai mẹ, đó là món THỨC, chi thứ 3 trong Thập nhị Nhân duyên.

    Trong thai mẹ, gom tinh huyết làm nhục thể. Tâm thức cùng nhục thể hoà hiệp gọi là DANH SẮC, đó là chi thứ 4 trong 12  Nhân duyên. (Danh là Tâm thức, Sắc là nhục thể).

    Từ Danh Sắc lần lần tượng đủ 6 Căn, gọi là LỤC NHẬP, đó là chi thứ 5 trong Thập nhị Nhân duyên.

    Sau khi ra khỏi thai, 6 Căn tiếp xúc với 6 trần, biết nóng, lạnh, đau, êm, ,,, nên gọi là XÚC, chi thứ 6 trong Thập nhị Nhân duyên.

    Do sự tiếp xúc ấy mà Tâm dần dần sanh niệm phân biệt, rồi có những sự giác thọ vui, khổ, … Đó gọi là THỌ, chi thứ 7 trong Thập nhị Nhân duyên.

    Do sự cảm thọ vui, khổ, khởi niệm ưa ghét, chấp đắm ấy mà sanh ra ÁI, chi thứ 8 trong Thập nhị Nhân duyên.

    Vì tham ái nên tìm cầu nắm lấy cái hay cái tốt, cái ưa thích. Đó gọi là THỦ, chi thứ 9 trong Thập nhị Nhân duyên.

    Muốn cho thỏa mãn chỗ nhiễm trước, ưa thích của Ái và Thủ, nên phải tạo Nghiệp. Nghiệp nầy có thể chiêu cảm quả báo vị lai, nên gọi là HỮU, chi thứ 10 trong Thập nhị Nhân duyên.

    Đã có Hữu là cái mầm giống thì thế nào cũng có SANH, là chi thứ 11 trong Thập nhị Nhân duyên.

    Đã có Sanh thì phải có LÃO và TỬ, chi thứ 12 trong Thập nhị Nhân duyên.

    Trong 12 Nhân duyên, Vô minh thuộc về Hoặc, và Hành thuộc về Nghiệp. Đó là Nhân quá khứ.

    Do Nhân quá khứ ấy mà có 5 quả khổ hiện tại là : Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc và Thọ.

    Do quả khổ hiện tại nói trên mà khởi ra Hoặc là Ái, Thủ, và tạo Nghiệp là Hữu, để làm Nhân cho Quả khổ sau là Sanh và Lão-Tử  ở  vị lai.

    Như thế, từ Nhân quá khứ sang Quả hiện tại, và Quả hiện tại lại làm Nhân cho Quả tương lai, 3 đời cứ nối tiếp xoay vần mãi mãi không dứt, như một bánh xe xoay tròn, lên xuống, xuống lên, không ngừng nghỉ.

    Cứ đó mà suy ra thì biết rằng, con người chẳng những sống một đời trong hiện tại nầy, mà trước kia về quá khứ, đã trải qua không biết bao nhiêu đời sống rồi; và sau nầy trong vị lai, cũng sẽ còn vô lượng đời sống nữa.

    Người hiện sống đây rồi chết, mà cái chết lại là cái Nhân làm thành đời sống vị lai.

    Như thế, sống chết nối tiếp nhau không bao giờ dứt, như những làn sóng đại dương, cái nầy tan đi để hiệp lại một cái khác không bao giờ hết, nếu còn có gió.

    Còn người, nếu gió Vô Minh còn thổi thì dòng sanh mạng còn lưu chuyển lăn trôi, chìm nổi mãi.

    2.     Thân người như thế nào ?

    Sau khi chúng ta đã biết nguyên nhân gây tạo ra sự hiện diện của người trên cõi thế nầy rồi, một câu hỏi khác hiện đến trong óc chúng ta là : Thân con người như thế nào ? Đẹp đẽ hay xấu xa,  thật hay giả, đáng quí hay đáng khinh ?

    Để giải đáp vấn đề nầy, Đạo Phật có nhiều thuyết tùy theo Tiểu thừa hay Đại thừa, tôn phái nầy hay tôn phái khác. Những thuyết ấy, mặc dù nhiều, nhưng không trái nhau mà lại bổ khuyết cho nhau, làm cho vấn đề được trình bày trong mọi khía cạnh, từ hẹp đến rộng, từ cạn đến sâu, từ tướng đến thể, từ biệt tướng đến tổng tướng, …

    Dưới đây chúng tôi xin tuần tự trình bày các quan niệm ấy từ Nhơn thừa đến Thiên thừa, qua Nhị thừa và cuối cùng đến Đại thừa để độc giả có một quan niệm đầy đủ về vấn đề nầy.

    a)      Quan niệm Nhơn thừa :

    Thân người hòa hợp, do tinh huyết cha mẹ cùng Thần thức, góp 4 chất : Cứng, Ướt, Nóng, Động mà thành. Chủ động trong ấy là Thức (Nghiệp thức). Bởi  Nghiệp thức  người nhóm các duyên hội hợp làm thân người. Nghiệp thức ấy có ra do bởi sự gây tạo vì đời trước huân tập nơi tự tâm,kết thành công năng có tánh cách người, có thể cảm đặng thân người.

    Như vậy, từ nơi tự tâm tạo tác hạnh nghiệp, các hạnh nghiệp ấy trở lại huân tập thành công năng nghiệp người  nơi tự tâm, cho đến khi công năng nghiệp thức ấy thuần thục, gặp đủ các trợ duyên, chiêu cảm hiện ra có thân người.

    Trong khi mọi người, vì sự hiểu biết cạn hẹp, đã lầm tưởng thân thể thoạt nhiên sanh, và sau khi chết hoàn toàn tiêu diệt.

    Chết để thay đổi thân  mới, sanh để thế thân cũ, xoay vần nơi vòng sanh tử, tử sanh.

    Vậy thân thể của người hiện nay chỉ là một thân trong vô lượng thân. Người đã thay bỏ không biết bao nhiêu thân về trước, và sau nầy người cũng sẽ thay đổi không biết bao nhiêu thân nữa, nếu không một niệm “Hồi quang phản chiếu”.

    Sự sanh hiện tại chỉ là một lần sanh trong vô lượng lần sanh, và sự chết ngày nay cũng chỉ là một phen chết trong vô lượng lần chết.

    Thân hiện có đây là cái quả của Nghiệp đã tạo ra từ kiếp trước, và thân sẽ có sau nầy là do sự tạo Nghiệp bây giờ. Cho nên, người trong Phật giáo đương thọ lãnh báo thân hiện tại, dầu khổ hay vui, đều nhận chịu một cách tự nhiên và nhẫn nại, vì nếu có kêu cầu thế nào cũng không thay đổi được. Nếu biết lo lắng trau giồi cái thân thì có thể đổi xấu ra tốt được, để hưởng quả báo tốt đẹp ở tương lai, tức là phải tu tập các pháp lành và dẹp bỏ hành vi hung ác.

    b)      Quan niệm Thiên thừa :

    Trọn vẹn 5 giới cấm, nhơn đạo đã hoàn thành, đào tạo chắc chắn nghiệp chủng người tốt lành nơi tự tâm, và sau nầy, khi thuần thục sẽ cảm lấy thân thể loài người tốt đẹp, mạnh khỏe, trường thọ, để hưởng hạnh phúc nơi cõi người.

     Đức Phật chỉ dạy những nguyên nhân và quả báo, cùng sự tu hành để khỏi bị những thân xấu xa khổ sở và được cảm hiện những thân tốt đẹp, cường tráng, vui vẻ.

    c)      Quan niệm Nhị thừa : (Thánh nhơn)

    - Thân bất tịnh : Lấy con mắt của hàng Nhị thừa xem nơi thân thể, chỉ là một thứ nhơ nhớp, do nhiều chất nhơ uế hòa hiệp. Các Ngài chỉ cảm thấy nó là hiện tượng của muôn điều khổ sở buộc ràng, không có mảy may chi đáng gọi là vui thú, nên có câu : “Thân vi khổ bổn” (Thân là cội khổ).

    Phải chẳng do nơi thân khổ, các sự thống khổ như : Lạnh, nóng, đói, khát, mỏi đau, nghịch trái, vv … đều thuộc về  THỌ, mà Thọ có ra là bởi Lục căn tiếp xúc với Lục trần. Thân thể là chỗ nương dựa của Lục căn, nên sự thọ khổ lấy thân làm gốc. Vả lại, người đời không gì khổ bằng : Lúc sanh đau đớn kêu la, khi già lụm cụm run rẩy, lúc ốm đau yếu đuối bứt rứt, khi chết giãy giụa hãi hùng, 4 việc đại khổ ấy lại là cái khổ sanh, trụ, dị, diệt của thân thể.

    Than ôi ! Thân là cội khổ, thân là bất tịnh, thân là vô thường, có gì đáng sợ đáng chán bằng thân !

    - Thân giả hợp : Cái gốc Hoặc Nghiệp đã trừ, thì cái ngọn là Thân, tức nhiên phải khô mục. Nhân đã không còn thì Quả cũng tự mất. Thân sau không còn chiêu cảm thì các khổ lụy không nương đâu mà có, tức là an vui giải thoát. Dứt được Nghiệp Hoặc thì vô lậu huệ sanh, thành bực Thánh Nhị thừa.

    Huệ nhãn của các bậc Nhị thừa Thánh nhơn cũng thế. Đối với người thường là thân thể xinh đẹp, với các Ngài thì thân thể còn không có, huống nữa là xinh đẹp. Chẳng phải là duyên cảnh khác, mà chỗ thấy biết có khác. Cũng đồng một cảnh, song vì thức trí khác nhau, nên chỗ nhận biết không đồng. Do không còn thấy là thật có thân thể, nên các Ngài không còn sanh lòng luyến ái nơi thân, không còn có niệm : Thân người, thân mình, vì tất cả đều đồng là Ngũ ấm, là Lục căn. Dưới huệ nhãn của các Ngài, và hơn nữa, đều đồng là Tứ đại giả hợp : Da thịt gân xương, tóc móng, toàn là Địa đại; tinh huyết, đàm nhớt, nước mắt mồ hôi, toàn là Thủy đại; Nhiệt độ thuộc về Hỏa đại; cùng sự chuyển động thuộc về Phong đại. Tứ đại nếu trái nhau thì thân thể làm sao đặng có ?

          Rõ biết thân thể là hư vọng thì cả thảy phiền não tự trừ, vì thân là căn bản của Ái nhiễm, lúc bấy giờ  thì Vô ngã trí phát sanh, vĩnh viễn thoát ly sanh tử trong 3 cõi, tức là rốt ráo được Nhị thừa Phật giáo.

                      d) Quan niệm Đại thừa :

    - Thân như huyễn hóa : Thân không tự có, do Thức chuyển biến mà có; thân không tự thể, lấy Thức làm thể; toàn thân là Thức, ngoài Thức không thân. Thân có là do Thức công năng biến hiện, công năng hiện thân bởi các Nghiệp duyên huân tập nơi Thức mà thành.

    Nghiệp duyên có ra, lại nương nơi thân mà phát khởi, nên thân thể là pháp hư giả, do Thức biến hiện. Song, từ nơi thân thể tạo nghiệp nhiễm hay tịnh, làm duyên huân tập nơi tự tâm, khiến tự tâm chuyển thành công năng nhiễm hay tịnh. Thân thể cùng công năng xoay chuyển làm Nhân duyên cho nhau, có không phải thiệt có, không không phải thiệt không, thật đồng huyễn hóa. Vì đó nên với quán trí của Đại thừa thì thân thể như huyễn hiện.

    Con người, mặc dầu sống trong đau khổ, nhưng đều có Phật tánh. Với Phật tánh ấy, con người có thể thoát ra khỏi hoàn cảnh ấy. Con người không cần phải quì lụy cầu xin ở một Đấng nào, mà do tự lực và hành động của mình, chỉ có mình  mới giải thoát được cho chính mình mà thôi.

    Con người chính là vị sáng tạo của đời mình. Khi mê thì con người tự làm cho mình đau khổ, nhưng khi biết mình mê mà tìm cách thoát ra khỏi mê thì con người chính là kẻ tự gây hạnh phúc cho mình. Đó là ưu điểm của con người, đó cũng là niềm tin lớn của con người.

    Đứng về một phương diện thì thân phận con người thật đáng chán, nhưng đứng về một phương diện khác thì làm được con người thật đáng quí trọng.

    Cho nên, bảo Nhân sinh quan của Phật giáo là bi quan cũng không đúng hẳn, mà bảo rằng lạc quan thì cũng không đúng hẳn. Lạc quan hay Bi quan là tùy ở phương diện quan sát của mình. (Theo Bài Nhân sinh quan Phật giáo của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, trong Phật Học Phổ Thông, khóa  V, trang 400 đến 422).

     V.  Vũ Trụ Quan Phật giáo :

    1.     Đặt vấn đề tiên quyết :

    Phật giáo khác với các tôn giáo khác, không tin có tạo vật chủ. Đối với Phật giáo, vũ trụ vạn hữu sanh ra, không nhờ một Đấng nào hay một phép nào ở ngoài nó cả, mà chỉ do tự kỷ Nhân Quả tiếp nối mà thành.

    Cái Quả bây giờ là do cái Nhân ở trước, cái Nhân ở trước là do cái Quả ở trước nữa; cứ như thế đi ngược trở lại mãi, Nhân nầy Quả nọ, không bao giờ cùng.

    Như thế, Vũ trụ đối với Phật giáo là Vô thỉ (không có cái bắt đầu), mà đã Vô thỉ thì làm gì có nguyên nhân đầu tiên

    Trong hiện tượng giới, ta thấy có sanh diệt, chúng ta cho là vô thường. Nhưng nếu xét toàn thể Vũ trụ, đứng về thật tại giới, thì chẳng có sanh diệt, mà vạn hữu là thường trụ.

     Như trước đã nói, không có nguyên nhân đầu tiên, do đó, chúng ta sẽ đặt sai vấn đề nếu ta hỏi : Nguyên nhân đầu tiên tạo thành vũ trụ là gì ?

    Và ta lại càng đi xa hơn nữa trong sự sai lầm khi hỏi : Ai sáng tạo ra vũ trụ vạn hữu ?

    Phải đặt câu hỏi thế nầy  mới đúng : “Thật thể của cái có và cái không tương đối, tức là vũ trụ vạn hữu, là như thế nào ? “ hay là : “Thật tại của vũ trụ như  thế nào ?”

    Đó là câu hỏi thứ nhứt, nhằm mục đích tìm hiểu thật thể, thật tánh, thật tướng, hay nói theo danh từ Triết học, nhằm mục đích tìm hiểu  thật tại  của vũ trụ vạn hữu.

    Câu hỏi thứ hai là : “ Phát nguyên từ thật tại, vũ trụ vạn hữu đã hình thành và biến chuyển bởi những nguyên nhân gì ? và như thế nào ?”

    Đây là 2 câu hỏi chính, sau đó, chúng ta có thể thêm vào câu hỏi phụ như : Vũ trụ rộng hay hẹp ? có cùng hay không cùng tận ?

    Trả lời câu hỏi thứ nhứt, Đạo Phật có Thật Tướng Luận; trả lời câu hỏi thứ hai, Đạo Phật có Duyên Khởi Luận, trả lời câu hỏi thứ ba, Đức Phật dạy : Vũ trụ hay Thế giới là vô lượng, vô biên, vô cùng tận.

     2.     Thật Tướng Luận :

    Thật Tướng Luận là lý thuyết giải bày về thật thể của vũ trụ. Thật thể hay Thật tướng của vũ trụ, Đạo Phật thường gọi là Chơn như. (Chơn là thật; Như là luôn luôn như thế, không biến đổi, không sanh diệt, vô thỉ vô chung).

    Vậy Chơn như là một thật thể không biến đổi, không sanh diệt, không còn mất, vô thỉ vô chung, sáng suốt, có đủ tất cả những diệu dụng của đức tánh.

    Để chỉ Chơn như, nhiều khi Phật giáo, tùy theo  mỗi trường hợp, cũng gọi bằng những danh từ khác như : Chơn tâm, Viên giác, Thắng nghĩa, Phật tánh, Giác tánh, Pháp tánh, Như như, Nhứt như, …

    Mục đích của Thật Tướng Luận là muốn cho chúng ta nhận chân rằng : Thật tại hay Chơn như, không thể dùng ngôn ngữ, văn tự mà thấy được, trái lại phải rời bỏ tất cả danh tướng mà trực nhận. Nhưng để có một ý niệm thô thiển về Chơn như, hãy tự bảo rằng “Chân như là cái gì trái hẳn với hiện tượng giới.”,“Hiện tượng giới là mặt trái của Chơn như.”

     3.     Duyên Khởi Luận :

    Duyên Khởi Luận là những lý thuyết nói về nguyên nhân hay lý do sanh khởi của hiện tượng giới.

    Duyên Khởi Luận trong Phật giáo, có nhiều thuyết, nhưng không trái ngược nhau, mà chỉ khác nhau về phương diện cạn sâu, rốt ráo hay chưa mà thôi.

    Vậy chúng ta tuần tự đi từ cạn đến sâu.

    a)      Nghiệp cảm duyên khởi :

    Nghiệp cảm duyên khởi luận là chủ trương của Tiểu thừa Nguyên thủy Phật giáo. Lý thuyết nầy rút ra từ trong Tứ Diệu Đế và Thập nhị Nhân duyên.

    Như chúng ta đã biết về Tứ Diệu Đế, Phật dạy : Nguyên nhân của đau khổ, của sanh tử luân hồi là do Hoặc Nghiệp. Hoặc là mê vọng, Nghiệp là hành động tạo tác. Vì mê vọng nên có hành động sai lầm, vì hành động sai lầm nên chịu quả đau khổ, … và cái vòng Nhân Quả Luân hồi cứ tiếp tục mãi, tạo ra có Chánh báo là thân ta, và y báo là sơn hà đại địa. Sơn hà đại địa sở dĩ có là có một cách tương đối với thân ta mà thôi.

    Khi nguyên nhân biến đổi thì nghiệp quả cũng biến đổi, do đó Chánh báo và y báo cũng biến đổi theo. Người, khi tạo những nghiệp nhân làm người thì đời sau đầu thai lại, chánh báo vẫn là người và y báo vẫn là sơn hà đại địa như người đã nhận thấy. Nhưng nếu tạo những nghiệp nhân dữ thì chánh báo đời sau sẽ là loài súc sinh hay ngạ quỉ, và y báo, tức là cảnh giới ở chung quanh, cũng không còn giống như cảnh giới trước của người nữa, nghĩa là vũ trụ vạn hữu sẽ biến đổi theo tầm mắt và sự hiểu biết của loài ấy.

    Do đó mà gọi là nghiệp cảm, nghĩa là do Nghiệp như thế nào thì cảm thọ cái thân và cảnh như thế ấy.

    Nói một cách tổng quát, do nghiệp lực mà có thân (chánh báo) và thế giới (y báo). Chánh báo và y báo có thể thế nầy hay thế khác, tốt hay xấu, là do nghiệp lành hay dữ. Nhưng dù sao, hễ còn nghiệp là còn hiện tượng giới. Dứt trừ nghiệp là trở về cái Chân như, là nhập Niết bàn.

    b) A-Lại-Da duyên khởi : 

    Thuyết nầy thuộc về Đại thừa Thỉ giáo, đi sâu hơn thuyết trên một tầng.

    Trong thuyết Nghiệp cảm Duyên khởi, chỉ nói có 6 Thức là : Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân, Ý. Sau khi chết, Ngũ uẩn tan rã, Nghiệp lực dẫn dắt đi đầu thai, nhưng dẫn dắt cái gì ? Lục Thức hay Ý thức sanh diệt vô thường, biến chuyển luôn luôn, thì nghiệp dù còn, mà lấy cái gì gìn giữ cái nghiệp quả, khiến cho nó triển chuyển không dứt ?

    Đại Thừa Thỉ giáo bổ khuyết cho thuyết trên, tìm thấy thêm 2 Thức nữa là Đệ thất Thức hay Mạt-Na Thức và Đệ bát Thức là A-Lại-Da Thức.

    Mạt-Na là cầm bắt lấy chỗ thấy biết, nghĩa là tự nhận có một cái Ngã, và gìn giữ cái Ngã ấy. Nhưng làm sao giữ được cái Ngã ấy ? trong lúc Ngũ uẩn và Lục thức đều sanh diệt vô thường, hợp ly mãi mãi.

    Vậy thì dưới Mạt-Na Thức, tất phải có một Thức khác thường tại, trùm chứa tất cả chủng tử của các pháp  mới được.

    Đó chính là Thức thứ 8 : A-Lại-Da Thức, hay Tạng Thức (Thức Trùm chứa). Thức nầy không phải vô thường như Ngũ uẩn, mà là hằng khởi, thường tại. Nó có 2 công năng : Một là thâu nhiếp tất cả pháp, Hai là sanh khởi tất cả pháp.

    Khi chúng ta gây thiện nghiệp hay ác nghiệp thì những chủng tử được dồn chứa vào Tạng Thức, đến khi đủ nhân duyên thì những chủng tử ấy phát ra hiện hành.

    Bởi A-Lại-Da Thức bao gồm hết thảy chủng tử của chư pháp, nên nó phát hiện được hết năng lực vô hạn của vạn tượng. Khi căn thân của ta vừa phát sanh là nó bao hàm khách quan giới (tức là vạn vật). Khách quan giới thiên sai vạn biệt là do trong chủ quan giới có ý thức tác động mà ra.

    Tóm lại, A-Lại-Da Thức làcăn bản của hiện tượng giới

    Từ vô thỉ, A-Lại-Da Thức đã bao trùm chủng tử. Hiện tượng giới do chủng tử nầy phát hiện. Hiện tượng đã phát hiện thì lại kích thích phát sanh duyên  mới, dẫn đến chỗ tác dụng. Như thế, chủng tử cùng hiện tượng nhân quả nhau mãi mà làm cho hiển hiện vạn hữu và làm nền móng qua bao kiếp nhân quả luân hồi.

    Nhưng nếu A-Lại-Da Thức là nền móng của nhân quả luân hồi thì A-Lại-Da Thức cũng là căn nguyên của giải thoát, vì trong A-Lại-Da Thức có đủ cả chủng tử hữu lậu và vô lậu. Chủng tử hữu lậu là những hạt giống phát sanh thiên sai vạn biệt, tức là hiện tượng giới; còn chủng tử vô lậu, đối với ngoại giới, biết có hư vọng, cho nên không để cho tâm vọng động, nên có thể đưa đến sự giải thoát.

     c)      Chân Như Duyên khởi :

    Thuyết nầy của Đại Thừa Chung giáo. Theo Đại Thừa Chung giáo, Chân như tùy duyên mà sanh ra muôn pháp, hay nhất thiết duy tâm tạo. Tâm bao gồm tất cả và có 2 phương diện : Về phương diện động, Tâm là cái cửa của sanh diệt; về phương diện tịnh,  Tâm là cái cửa của Chơn như.

    Nhưng vì sao, cũng một Tâm mà có 2 phương diện tương phản như thế ? Ấy là bởi Vô minh. Chân như vốn thường trụ, bất động, nhưng bởi vô minh làm duyên, khiến cho nó vọng động làm ra thiên sai vạn biệt. Vô minh không phải là vật có thật, nó dựa nơi tâm thể mà có. Nó là một vọng niệm. Cho nên trong Kinh thường nói : “Hốt nhiên niệm khởi, gọi là vô minh.” Do cái vọng niệm ấy mà thấy có chủ quan, có khách quan, có tự ngã, có phi ngã, có vũ trụ vạn hữu.

    Nhưng vạn hữu không phải ngoài tâm mà tồn tại được. Chơn như tuy bị vô minh kích thích mà diêu động, nhưng trong động có tịnh, trong tịnh có động, cũng như nước và sóng ở trong biển. Đứng về phương diện nước mà nhìn thì tất cả sóng đều là nước; đứng về phương diện sóng mà nhìn thì tất cả nước đều là sóng. Tâm ví như biển, Chân như ví như nước, và vạn tượng ví như sóng.

    Chúng sanh  vì vô minh che lấp nên chỉ thấy có vạn tượng giới; Bồ Tát và Phật, vì đã trừ hết vô minh, nên thấy vạn tượng là Chơn như. Tâm gồm có Chơn như và vạn tượng : Tịnh là Chơn như, động là vạn tượng. Động, tịnh  không rời nhau, không cùng là một, nhưng cũng không phải khác nhau. Đó là 2 phương diện của Tâm. Để chỉ 2 phương diện nầy, trong Kinh có câu :“Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên.

    Tùy duyên Tịnh sanh ra Tứ Thánh, tùy duyên nhiễm sanh ra Lục phàm. Từ tịnh trở thành động là đi vào cửa sanh diệt, và đó cũng là nguyên nhân phát triển của vũ trụ vạn hữu Từ động trở về tịnh là đi vào cửa Chơn như và đó chính là nguyên nhân của giải thoát.

    d)      Lục đại Duyên khởi :

    Lục đại duyên khởi là chủ trương của Mật Tông hay Chơn Ngôn Tông. Lục đại là : Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không (Không gian) và Thức. Năm đại trước thuộc về sắc pháp (tức là vật), đại thứ 6 thuộc về Tâm pháp (tức là Tâm). Sáu đại nầy,  mỗi  mỗi đều dung thông không ngăn ngại nhau, và tùy duyên sanh khởi vũ trụ vạn hữu.

    Chia ra Vật và Tâm là trí thức của ta phân biệt như thế, chớ bản thể của thật tại vẫn là một, vẫn không thể phân chia được. Vật là hình tướng, Tâm là lực hoạt động. Lực không lìa được hình, lìa hình thì lực không tồn tại. Còn hình, nếu không nhờ lực thì không phát hiện được. Vật và Tâm chỉ là 2 phương diện của bản thể nhứt như.

    Ta có đây là do Lục đại kết hợp mà ra. Lục đại ly tán thì ta không còn. Còn mất chẳng qua chỉ là do Lục đại đổi thay. Lục đại kết hợp hay ly tán làm thành vũ trụ hoạt động.

    Đứng về phương diện tổng quát mà nhìn, vũ trụ là một sự hoạt động không ngừng của Lục đại.

    Chơn như là thực thể của Lục đại mà lý tánh của ta trừu tượng được.

    Thánh phàm khác nhau, thiện ác khác nhau ở chỗ biết hay không biết phân biệt Chơn như với hiện tượng.

    e)      Pháp giới duyên khởi :

    Pháp giới duyên khởi là chủ trương của Đại Thừa Viên giáo (Hoa Nghiêm Tông). Thuyết nầy cho rằng : Pháp giới (tức là vũ trụ vạn hữu) là một duyên khởi rất lớn, nghĩa là các pháp làm nhân, làm duyên cho nhau, nương tựa, tương phản, dung thông nhau mà thành lập.

     Cái năng lực chủ động của pháp giới duyên khởi, không phải  thuộc về nghiệp lực của chúng sanh,  không  phải

    tạng thức sai biệt của A-Lại-Da, cũng không phải cái lý tánh bình đẳng bất sanh bất diệt của Chơn như, mà chính là do vạn pháp, pháp nầy dung thông với pháp kia, pháp kia dung thông với pháp nọ, cùng nhau làm duyên khởi,  mỗi lớp  mỗi lớp không cùng tột, cho nên gọi là Vô tận duyên khởi, hay Trùng trùng duyên khởi. 

    Như thế, vũ trụ vạn hữu là một cuộc đại hoạt động của hiện tượng, từ vô thỉ đến vô chung, nối tiếp và tràn lan vô cùng tận như những đợt sóng. Vì có hoạt động nên  mới có sanh diệt chuyển biến. Nếu không có hoạt động thì không chuyển biến, tức là không có vạn tượng, không có vũ trụ.

    Sở dĩ các pháp làm nhân làm duyên hòa hợp, dung thông nhau được là do 10 đặc tánh kỳ diệu mà Đại Thừa Viên giáo gọi là 10 món huyền môn.  Lại do 10 món huyền môn nầy  mà trong pháp giới,  Sự và Lý, Lý Sự và Sự Sự được dung thông vô ngại. (Sự là sự tướng sai biệt, Lý là lý tánh bình đẳng).  

    Để kết luận về phần trình bày Duyên khởi luận nầy, chúng ta có thể tóm tắt như sau :

    - Nghiệp cảm Duyên khởi muốn nói : Nghiệp lực là nguyên nhân của hiện tượng giới. Nghiệp bởi mê hoặc mà có.

    - A-Lại-Da Duyên khởi muốn nói : Căn nguyên của hiện tượng giới là A-Lại-Da thức. A-Lại-Da bao trùm tất cả chủng tử hữu lậu và vô lậu. Do chủng tử hữu lậu mà phát sanh vũ trụ vạn hữu. Muốn giải thoát khỏi hiện tượng giới thì phải huân tập và làm phát hiện chủng tử vô lậu.

    - Chơn như Duyên khởi muốn nói : Chơn như vì duyên với vô minh mà diêu động và làm phát sanh ra vũ trụ vạn hữu.

    - Lục đại Duyên khởi và Pháp giới Duyên khởi là 2 thuyết mường tuợng giống nhau, đều thuyết minh 2 phương diện hiện tượng  và thật thể của nhất như. Bất tri bất giác là nguyên nhân của hiện tượng. Tri giác được thì giải thoát được.

    Những thuyết nói trên đều có những điểm giống nhau : Mỗi thuyết đều công nhận  có Chơn như là bản thể của vũ trụ vạn hữu.

    Nguyên nhân làm sanh khởi vũtrụ vạn hữu là mê vọng hay vô minh. Muốn giải thoát thì phải trừ cho được mê vọng.

     4.     Không gian và thời gian của Pháp giới :

    Chúng ta đã nói về nguyên nhân sanh khởi của vũ trụ vạn hữu. Đến đây, chúng ta hãy nghe Phật dạy về sự rộng lớn vô biên và sự tồn tại vô cùng của vũ trụ hay Pháp giới.

    a)      Không gian :

    Theo lời dạy trong các Kinh, vũ trụ hay nói theo danh từ của Phật giáo là Pháp giới, thì nó rộng lớn vô cùng vô tận.

    Thế giới chúng ta ở đây không phải chỉ có một, mà nhiều như cát sông Hằng.

    Cứ 1000 Thế giới nhỏ hiệp thành một Tiểu thiên Thế giới; hiệp 1000 Tiểu thiên Thế giới thành một Trung thiên Thế giới, hiệp 1000 Trung thiên Thế giới thành một Đại thiên Thế giới hay Tam thiên Đại thiên Thế giới.

    Mỗi Tam thiên Đại thiên Thế giới như thế là gồm 1000 triệu (tức là 1 tỷ) Thế giới nhỏ như Thế giới của chúng ta. Hơn nữa, vũ trụ không phải chỉ có một Đại thiên Thế giới, mà gồm vô số Đại thiên Thế giới.

    b)      Thời gian :

    Phật đã dạy : Các pháp hữu vi, bất cứ một pháp nào, cũng đều bị 4 thời kỳ chi phối là : Thành, Trụ, Hoại, Không.

    Thế giới cũng vậy, không thể thoát ra ngoài cái luật :Thành, Trụ, Hoại, Không, ấy được. Nhưng bởi vì trong pháp giới có không biết bao nhiêu Thế giới, nên sự thành, trụ của một Thế giới nầy là sự hoại, không của một Thế giới khác, cứ như thế mà xoay vần không dứt.

          Nếu lấy riêng ra một Thế giới để đo lường thời gian, chúng ta sẽ có những con số như sau :

    Mỗi Thế giới đều có 4 thời kỳ hay 4 Trung kiếp. Mỗi Trung kiếp có 20 Tiểu kiếp. Mỗi Tiểu kiếp có 16 triệu năm.

    Như thế, một Thế giới từ khi hình thành đến khi tiêu diệt phải trải qua : 4 x 20 x 16 = 1280 triệu năm.

    Nhưng chúng ta đã biết số Thế giới nhiều như cát sông Hằng, thì sự tồn tại của pháp giới lâu dài không thể suy  tính nghĩ bàn được.

    Ở đây, chúng ta không có ý nêu lên các con số như trên để đo lường đích xác sự rộng lớn và sự lâu dài của pháp giới, chúng ta chỉ có mục đích là nêu ra để có ý niệm về sự vô cùng vô tận, vô thỉ vô chung của pháp giới mà thôi. Ý niệm nầy ngày nay cũng được khoa học tán đồng. (Theo Bài Vũ trụ quan của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa trong Phật học Phổ thông, khóa V trang 374).

     VI. Quan niệm của Phật giáo về Thượng Đế và Linh hồn :

    Trong quyển Đức Phật và Phật pháp (The Buddha and his Teachings) của Đại Đức NARADA, Tăng Trưởng chùa Vajirarãma ở Tích Lan, thuộc Phật giáo Nguyên thủy (Tiểu Thừa), là Giáo sư Đại học Tích Lan, đã được Ông Phạm kim Khánh dịch ra Việt văn, có những đoạn trích ra sau đây :

    Ta không nên lẫn lộn Giáo lý tái sanh của Phật giáo với thuyết chuyển sinh linh hồn hay đầu thai của một vài hệ thống tín ngưỡng khác, bởi vì Phật giáo không nhìn nhận có sự chuyển sinh của một linh hồn trường cửu do một Thần linh tạo ra hay phát xuất từ một Đại hồn.” (trang 357)

    “ Ta không thể xác định khởi điểm của dòng đời của chúng sanh. Nguồn gốc và lịch trình tiến hóa của vũ trụ, Đức Phật không đề cập đến.” (trang 367)

    “ Trong toàn bộ Tam Tạng, tuyệt đối không có đoạn nào đề cập đến sự hiện hữu của một Tạo Hóa. Nhiều lần Đức Phật phủ nhận một Linh hồn trường cửu. Ngài tuyệt nhiên không chấp nhận có một Đấng Tạo Hóa, bất luận dưới hình thức một năng lực hay một chúng sanh. Mặc dầu Đức Phật không hề đặt một Thần linh siêu nhơn nào lên trên con người, có vài học giả cũng quả quyết rằng Ngài đặc biệt không đề cập đến vấn đề tranh luận quan trọng ấy.” (trang 368)

    “Phật giáo thuần túy không chủ trương có linh hồn người chết tạm trú ở một nơi nào, chờ đến khi tìm được một nơi thích hợp để đầu thai.” (trang 419)

    “ Ngoài Danh và Sắc, Tâm và Vật, là 2 thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật giáo không nhận có một linh hồn vĩnh cửu hay một bản ngã trường tồn mà con người đã thọ lãnh một cách bí ẩn từ một  nguồn gốc cũng bí ẩn không kém. Một linh hồn mà trường cửu, tức nhiên phải bất biến, trước cũng như sau. Nếu linh hồn mà người ta giả thiết là phần tinh túy của con người là trường tồn vĩnh cửu thì linh hồn không thể phát sanh hay tiêu diệt, mà ta không thể giải thích vì sao “ từ lúc sơ khởi, linh hồn nầy lại khác biệt rất xa với linh hồn kia.”” (trang 422)

    “Phật giáo dạy một thứ Tâm lý học trong đó không có linh hồn. Phật giáo chủ trương rằng, chúng ta là sự cấu hợp của 2 thành phần Danh và Sắc, Tâm và vật chất, và 2 thành phần nầy ở trong trạng thái luôn luôn biến đổi như một dòng  suối trường lưu bất tức.” (trang 427)

    “ Nếu không có linh hồn, coi như một thực thể đơn thuần không biến đổi, thì cái gì đi tái sanh ? (trang 433)

    Trong bộ Kinh Đại Duyên thuộc Trường Bộ Kinh của  Phật giáo có câu : Nầy A-Nan, nếu Thức không đi vào bụng của người mẹ thì Danh  và Sắc có thể hình thành trong bụng của người mẹ đặng không ?”

    Vậy cái đi tái sanh, theo Phật giáo là : Thức hay Thần Thức. (Đây là quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy, thuộc Tiểu Thừa)

    Lưu ý : Trong tất cả tôn giáo trên Thế giới, chỉ duy có Phật giáo là không nhìn nhận Đấng Thượng Đế và phủ nhận sự hiện hữu của Linh hồn trong mỗi con người.

    Theo như phần trích thuật ở trên thì Thức hay Thần Thức không phải là linh hồn, nhưng các Từ Điển Phật học thì đều định nghĩa Thức hay Thần Thức là linh hồn.

    - Phật Học Từ Điển của Đoàn trung Còn : Thần Thức (L’âme) : Phần hồn. Con người đại để có 2 phần : Phần xác và phần hồn. Bởi phần linh hồn linh hoạt mầu nhiệm, không thể bàn luận xét nét cho cùng, cho nên kêu là Thần thức.

    - Từ Điển Phật Học Hán Việt của Giáo Hội PGVN : Thần thức : Tâm thức của loài hữu tình linh diệu không thể nghĩ bàn, nên gọi là Thần thức, còn gọi là Linh hồn.

     VII.  Kinh điển của  Phật giáo :

    Tam Tạng Kinh.

    Trong 45 năm thuyết pháp cho đến khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt, những lời giáo huấn của Phật không được ghi chép trên giấy, mà các đệ tử của Phật chỉ nhớ nằm lòng rồi truyền khẩu cho nhau.

    Ba tháng sau khi Đức Phật nhập diệt, vào năm thứ 8 triều vua A-Xà-Thế, Tổ Sư thứ nhất là Ma-Ha Ca-Diếp triệu tập 500 A-La-Hán là những đại đệ tử của Phật, kết tập kinh điển lần đầu tiên tại Rãjãgaha để nhắc lại những Phật ngôn quí báu,  ghi chép thành kinh điển truyền lại cho đời sau.

    Ông A-Nan, vị đệ tử được diễm phúc luôn luôn ở bên cạnh Đức Phật, nghe được tất cả giáo huấn của Phật, nên Ông A-Nan được đề cử tường thuật lại những lời giảng dạy; Ông Upãli tường thuật về Giới luật, và cả 2 vị luân phiên trả lời các câu hỏi về phần Vi Diệu pháp, giáo lý cao tột của Phật. Đó là lần kết tập kinh điển lần đầu tiên, tập trung toàn thể Giáo lý của Phật và sắp xếp lại cho rành mạch thành 3 Tạng kinh, gọi là Tam Tạng Kinh, gồm :  Kinh Tạng,  Luật Tạng và  Luận Tạng.

    Vì có những khuynh hướng làm sai lạc giáo pháp của Đức Phật, nên sau đó có 2 lần kết tập kinh điển nữa là : 100 năm sau và 236 năm sau lần kết tập thứ nhứt. Rồi vào khoảng năm 83 TTL, dưới triều vua Vatta Gãmani Abhaya nước Tích Lan, các vị đại tỳ kheo lại kết tập kinh điển lần thứ 4 tại Aluvihara, một ấp nhỏ cách Kandy 30 cây số thuộc đảo Tích Lan. Tại đây, lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, Tam Tạng Kinh được ghi chép bằng tiếng Pali trên lá buông.

    1.     Luật Tạng (Vinaya Pitaka) :

    Vinaya là Luật, Pitaka là cái giỏ để đựng. Vinaya Pitaka là cái giỏ đựng luật, dịch  là Luật Tạng. (Tạng là chứa)

    Luật Tạng được xem là cái neo vững chắc để bảo tồn con thuyền Giáo hội trong những cơn phong ba bão táp của lịch sử. Phần lớn Luật Tạng đề cập đến Giới luật và Nghi lễ trong đời sống xuất gia của các vị Tỳ kheo và Tỳ kheo ni.

    Tạng Luật gồm có 5 quyển :

    -         Pãrajika Pãli  }

    -         Pãcittiya Pãli }     Vibhanga

    -     Mahãvagga Pãli  }

    -         Cullãvagga Pãli   }

    -         Parivara Pãli        }    Khandaka

    2.     Kinh Tạng (Sutta Pitaka) :

    Tạng Kinh gồm những bài Pháp có tính cách khuyên dạy mà Đức Phật giảng cho cả hai bực : Xuất gia và hàng Cư sĩ, trong nhiều cơ hội khác nhau, một vài bài giảng của các vị đại đệ tử như  các Ông Xá Lợi Phất, Mục Kiều Liên, A Nan Đà, cũng được chép vào Tạng Kinh và cũng được tôn trọng như chính lời Phật dạy vì đã được Đức Phật chấp nhận. Phần lớn các bài pháp nầy nhắm vào lợi ích của chư vị Tỳ kheo, và đề cập đến đời sống cao thượng của bực xuất gia. Nhiều bài khác liên quan đến sự tiến bộ vật chất và tinh thần đạo đức của người cư sĩ.

    Tạng Kinh gồm 5 bộ :

    - Trường A-Hàm, chép lại những bài pháp dài.

    - Trung A-Hàm,       -     -        -       -      - dài bực trung.

    - Tiểu A-Hàm,         -     -        -      câu kệ vắn tắt.

    - Tạp A-Hàm,          -     -        -  câu kinh tương tợ nhau.

    3. Luận Tạng (Abhidhamma Pitaka) :

    Tạng Luận thâm diệu và quan trọng nhứt trong toàn thể giáo pháp, vì đây là phần triết lý cao siêu, nên Tạng Luận còn được gọi là Vi Diệu Pháp, là tinh hoa của Phật giáo.

    Đối với một số học giả, Vi Diệu Pháp không phải do Đức Phật giảng, mà do các vị sư uyên bác khởi thảo về sau. Tuy nhiên, đúng theo truyền thống thì Đức Phật đã dạy phần chánh yếu của Tạng nầy. Ông Xá Lợi Phất được danh dự lãnh trọng trách giải thích sâu chi tiết.

    Tạng Luận gồm 7 bộ :

    - Dhammasanghani, phân loại giáo pháp.

    - Vibhanga, những phân hạng.

    - Dhãtukathã, bài pháp về các nguyên tố.

    - Puggala Pannatti, quyển sách về những cá tính.

    - Kathãvatthu, những điểm tranh luận.

    - Yamaka, quyển sách về những cặp đôi.

    - Patthãna, đề cập đến nhơn quả tương quan.

    Đức Phật chỉ dạy những điều cần thiết để gội rửa cái tâm cho trở nên trong sạch, không bao giờ bàn các vấn đề không liên quan đến nhiệm vụ cao thượng của Ngài.

    Đức Phật cũng không truyền dạy tất cả những điều mà Phật biết, chỉ truyền dạy những điều gì cần  ích cho việc tu tập để giải khổ cho chúng sanh mà thôi.

    Một ngày kia, trong cụm rừng nọ, Đức Phật bốc một nắm lá cây trong bàn tay, rồi nói với các Tỳ Kheo, những điều mà Như Lai  dạy cho các ngươi có thể sánh với nắm lá cây nầy, còn những điều mà Như Lai không dạy như tất cả lá cây trong rừng.

    Cho nên, chúng ta không nên cố chấp cho rằng : Những điều nào có ghi chép trong TamTạng Kinh là CÓ, những điều nào không ghi chép trong Tam Tạng Kinh là KHÔNG có.

     VIII.  Những Tông phái Phật giáo :

    A.    Hai nhánh lớn :

    Phật giáo đến ngày nay chia ra rất nhiều Tông phái, nhưng tựu chung đều ở trong 2 nhánh lớn của Phật giáo là :

    -         Phật giáo Tiểu Thừa.

    -         Phật giáo Đại Thừa.

    1)    Phật giáo Tiểu Thừa :

    Chữ Thừa, còn đọc là Thặng, nghĩa là chiếc xe, chiếc xe chở người đi thoát qua trần khổ, đến được Niết Bàn. 

    Tiểu Thừa là chiếc xe nhỏ, chỉ chở được 1 người, ý nghĩa là ai tu thì tự độ lấy mình mà thôi.

    Khi Phật Thích Ca tịch diệt, Ngài Ưu-Pa-Li (Upãli) chuyên về Giới luật, truyền Phật giáo xuống miền Nam Ấn Độ, tạo thành phái Khất sĩ, tu theo Phật giáo Tiểu thừa.

    Phật giáo Tiểu thừa hành đạo giống y như lúc Đức Phật Thích Ca còn sanh tiền, tránh nơi phồn hoa đô hội, hành khất mà nuôi sống thân, tham thiền nhập định, thường mặc áo cà sa màu vàng và ôm bình bát.

    Phật giáo Tiểu thừa phát triển mạnh ở miền Nam Ấn Độ, nên được gọi là Phật giáo Nam Tông, truyền xuống đảo Tích Lan sang Miến Điện, Thái Lan, Miên và Lào.

    Phật giáo Tiểu thừa đúc tượng Phật và thờ Phật rất nghiêm chỉnh.

    2)    Phật giáo Đại thừa :

    Đại thừa hay Đại thặng là chiếc xe lớn, chở được nhiều người, ý nghĩa là người tu, tự độ mình trước, rồi đi độ người khác, để cùng được chứng quả Phật, tức là tự giác rồi giác tha.

    Giáo lý Đại thừa do Đức Nhứt Tổ Ma-Ha Ca-Diếp truyền bá. Ngài là bậc Đại trí tuệ, giỏi nghị luận, sáng suốt cao siêu, không câu chấp Giới luật.

    Phật giáo Đại thừa phát triển mạnh ở miền Bắc Ấn Độ, nên được gọi là Phật giáo Bắc Tông, truyền qua Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhựt bổn.

    Phật giáo Đại thừa thờ Phật, Bồ Tát, La Hán, cầu phước cho chúng sanh. các vị theo Đại thừa thường mặc áo cà sa màu nâu.

    Theo ý kiến chung, Phật giáo Đại thừa hay Tiểu thừa đều là Chơn truyền của Phật, nhưng :

    - Phái Tiểu thừa nhờ bảo thủ mà giữ được nhiều tính chất nguyên thủy của Phật giáo, nên phái Tiểu thừa còn được gọi là Phật giáo Nguyên thủy.

    - Phái Đại thừa thì phóng khoáng và canh tân, nên đã hòa hợp được vào các nếp sống của  mỗi dân tộc.

    Hiện nay, các Tổ chức Phật giáo Thế giới đang cố gắng lập thành một nền Phật giáo Tổng hợp, dung hòa Tiểu thừa và Đại thừa.

         B.   Các Tông phái Phật giáo :

    Theo Giáo sư Takakusa Nhật bản, Ông nhận thấy có 11 Tông phái lớn của Phật giáo, thuộc cả hai nhánh lớn Đại thừa và Tiểu thừa, kể ra :

    1.      Câu-Xá Tông : Tiểu thừa, còn gọi A-Tỳ-Đàm tông.

    2.      Thành Thật Tông : Tiểu thừa không luận, còn gọi Nhứt Thiết Không Tông.

    3.      Pháp Tướng Tông : Quyền Đại thừa, còn gọi Duy Thức Tông, Du-Già Tông.

    4.      Tam Luận Tông : Bán Đại thừa.

    5.      Hoa Nghiêm Tông : Đại thừa Mãn giáo.

    6.      Thiên Thai Tông : Đại thừa Thật Tướng Luận.

    7.      Chân Ngôn Tông : Đại thừa, Mật Tông, Mật giáo.

    8.      Thiền Tông : Đại thừa, Quán môn.

    9.      Tịnh Độ Tông : Đại thừa, tín ngưỡng Đức Phật A-Di-Đà.

    10.  Nhật Liên Tông : Đại thừa, Tân Pháp Hoa.

    11.  Tân Luật Tông : Đại thừa, Luật Tông.

     IX. Các vị Tổ Sư Phật giáo :

    Khi Đức Phật Thích Ca thành bậc Chánh đẳng Chánh giác, Ngài đem giáo lý của Ngài thuyết pháp trong 45 năm, hóa độ người đời, và tùy theo chứng bịnh của chúng sanh mà lập phương cứu chữa. Đức Phật thuyết pháp nhiều như thế, nhưng Ngài tự nói rằng : Ta chưa từng nói một chữ.

    Suy câu nói ấy thì biết rằng, ngoài lời thuyết pháp của Ngài, Ngài còn truyền riêng chớ không lập văn tự.

    Trong Hội Linh Sơn, Đức Phật cầm một nhánh bông đưa lên cho đại chúng xem, ai nấy không rõ ý của Phật là chi, nên lẳng lặng làm thinh, duy có một mình Ma-Ha Ca-Diếp mỉm cười (gọi là Thế Tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu).

    Đức Phật thấy vậy  mới nói với Ca-Diếp rằng :

    Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Diệu tâm Niết Bàn. Pháp môn ấy mầu nhiệm vô cùng, chẳng lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền cho ngươi. Vậy ngươi khá gìn giữ, rồi sau truyền lại cho A-Nan kế hậu.”

    Phú Kệ, phú Y Bát, ban sơ từ đây mới khởi truyền về sau. 

    Tại nước Thiên Trúc, Ma-Ha Ca-Diếp được Đức Phật Thích Ca giao Y Bát cho làm Nhứt Tổ, kế đó truyền Y Bát  cho A-Nan làm Nhị Tổ. Các Tổ Sư nối tiếp kế truyền gìn giữ Phật pháp, điều hòa Giáo hội, đến  Tổ Sư thứ 28 là Đạt-Ma.

     Đức Đạt-Ma Tổ Sư  y theo lời thọ ký, sang nước Trung Hoa để xiển dương Phật pháp, rồi truyền Y Bát nối tiếp được 5 đời Tổ Sư nữa ở Trung quốc, tới vị Tổ Sư thứ 33 là Huệ Năng thì chấm dứt việc truyền ngôi Tổ Sư  với Y Bát.

    Do đó, Huệ Năng là vị Tổ Sư cuối cùng của Phật giáo. Ngài Huệ Năng tịch vào năm 713 dương lịch, nhằm năm 1257 theo Phật lịch.

    Sau đây là danh sách 33 vị Tổ Sư  Phật giáo :

    1. Ma-Ha Ca-Diếp               15. Ca-Na-Đề-Bà

    2. A-Nan                                            16. La-Hầu-La-Đa

    3. Thương-Na-Hòa-Tu            17. Tăng-Già-Nan-Đề

    4. Ưu-Ba-Cúc-Đa               18. Già-Gia-Xá-Đa

    5. Đề-Đa-Ca                   19. Cưu-Ma-La-Đa

    6. Di-Dá-Ca                    20. Xà-Dạ-Đa

    7. Bà-Tu-Mật                   21. Bà-Tu-Bàn-Đầu

    8. Phật-Đà-Nan-Đề              22. Ma-Na-La

    9. Phục-Đà-Mật-Đa              23. Hặc-Lặc-Na

    10. Hiếp Tôn Giả                 24. Sư-Tử Tôn Giả

    11. Phú-Na-Dạ-Xa               25. Bà-Xá-Tư-Đa

    12. Mã Minh Đại Sĩ               26. Bất-Như-Mật-Đa

    13. Ca-Tì-Ma-La                                 27. Bát-Nhã-Đa-La

    14. Long Thọ                    28. Bồ-Đề-Đạt-Ma.

     Bồ-Đề-Đạt-Ma, vị Tổ Sư đời thứ 28 bên Ấn Độ, đem Phật giáo truyền vào nước Trung Hoa, nên Ngài trở thành Sơ Tổ của Phật giáo Trung Hoa, tức là Nhứt Tổ của Phật giáo Trung Hoa. Ngài truyền Y Bát lại cho Huệ Khả.

    29. Huệ Khả :   Nhị  Tổ  Phật giáo Trung Hoa.

    30. Tăng Xán :  Tam Tổ    -       -         -        -

    31. Đạo Tín :     Tứ Tổ       -       -         -        -

    32. Hoằng Nhẫn : Ngũ Tổ -       -         -        -

    33. Huệ Năng :  Lục Tổ     -       -         -        -

     X.  Phật giáo Ấn Độ :

    Trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca thuyết pháp cho đến khi Đức Phật tịch diệt, và thời kỳ tiếp theo, Đạo Phật rất thịnh hành ở Ấn Độ. Tuy số tín đồ theo Phật giáo chưa đông bằng Đạo Bà-La-Môn, nhưng các từng lớp vua quan và hàng quí tộc rất sùng mộ Đạo Phật.

    Đến đời vua A-Dục (274-222 TTL), nhà vua rất sùng Đạo Phật, nên dựng thành một nền đạo đức rất cao siêu. Nhà vua chiết cành cây Bồ-đề và sai hoàng tử Mahindra đem xuống đảo Tích Lan để truyền Đạo nơi đó.

    Đến đời vua Kachemir, cháu của vua A-Dục, cũng rất sùng mộ Đạo Phật, cho các nhà sư tự do truyền Đạo.

    Đó là khoảng thời gian đầu, Đạo Phật rất thạnh hành.

    Sau đó vài trăm năm, vua quan Ấn Độ không thích chủ trương bất phân giai cấp của Đạo Phật nữa, nên bắt đầu  bài xích Phật giáo, bạc đãi các nhà sư. Đạo Bà-La-Môn lấy thế lực trở lại và áp chế Phật giáo. Các nhà sư và tín đồ Phật giáo bị hành hạkhổ sở. Họ phải bỏ nước ra đi, tìm nơi khác để tu hành và truyền đạo.

    Một số người theo đường bộ đi về phía Bắc, sang Tây Tạng, Mông Cổ và Trung Hoa.

    Một số vị sư theo đường biển đến Tích Lan, qua Miến Điện, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan và Việt Nam.

    Khi vị Tổ Sư thứ 28 là Bồ-Đề Đạt-Ma sang truyền đạo nước Trung Hoa thì Phật giáo ở Ấn Độ suy tàn lắm rồi.

    Năm Phật lịch 1200, tín đồ Phật giáo ở Ấn Độ càng ngày càng thỏn mỏn, cho đến dấu tích của Phật cũng không được chiếu cố nên bị tiêu tàn theo thời gian.

    Phái Phật giáo Đại Thừa chỉ còn thạnh hành ở Tây Tạng, nhưng khi Tây Tạng bị Trung Hoa Cộng Sản chiếm cứ thì chùa chiền bị phá hủy, Đức Đạt-Lai Đạt-Ma phải lưu vong sang Ấn Độ thì Phật giáo lại còn điêu tàn hơn nữa.

    Còn Phật giáo Tiểu Thừa thì thạnh hành ở đảo Tích Lan,  vẫn giữ được nền nếp nguyên thủy Phật giáo.

     XI. Phật giáo Trung Hoa :

    Trước khi Bồ-Đề Đạt-Ma sang Trung Hoa thì Đạo Phật đã xâm nhập vào Trung Hoa từ nhiều năm trước.

    - Đời Hán Võ Đế, Thái Tịch được vua sai làm Sứ Thần qua nước Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật đem về Tàu, lại cầu được  2 vị cao Tăng tên là Nghiệp-Ma-Đằng và Chúc-Pháp-Lan sang Trung Hoa. Nhà vua sai lập chùa Bạch Mã ở Lạc Dương để thờ Phật.

    Bắt đầu từ đó, Kinh Phật được dịch ra chữ Hán để truyền bá trong dân chúng.

    - Đời vua Tấn An Đế, sư Pháp Hiển qua Ấn Độ 16 năm học Phật để khi trở về nước phát huy Đạo Phật.

    - Đời vua Lương Võ Đế, Đức Tổ Sư Bồ-Đề Đạt-Ma qua Trung quốc truyền đạo, nhưng thế lực của Đạo Nho và Đạo Lão còn rất mạnh, nên Đạo Phật vẫn chưa được truyền bá rộng rãi. Đức Tổ Sư phải ngồi Thiền định quay mặt vào vách núi trong 9 năm (Cửu niên diện bích). Nhờ Đức Tổ Sư Bồ-Đề Đạt-Ma mà Phật giáo Thiền Tông lần lần được dân chúng hoan nghinh và Đức Bồ-Đề Đạt-Ma trở thành Sơ Tổ (Nhứt Tổ) của Phật giáo Trung Hoa.

    Thiền Tông càng ngày càng phát triển, truyền kế thêm được 5 đời Tổ Sư nữa, đến Lục Tổ Huệ Năng thì Thiền Tông cực thịnh, lên đến đỉnh cao sáng chói, nhưng cũng bắt đầu  từ Lục Tổ Huệ Năng, ngôi Tổ Sư Phật giáo không được truyền kế bằng Y Bát nữa.

    - Đời nhà Đường, nhờ có Thánh Tăng Trần Huyền Trang qua Ấn Độ thỉnh kinh và học đạo, khi trở về, đem cả tinh hoa của Phật giáo về nước Tàu, đem về được 700 bộ kinh và Sư Huyền Trang đã cố gắng dịch ra chữ Hán được 670 bộ, rồi Ngài  mới tịch diệt.

    Đạo Phật lúc nầy rất được trọng đãi, cùng đứng ngang hàng với Lão giáo và Nho giáo.

    - Qua đời nhà Nguyên, không có vị Thánh Tăng nào ra đời hướng dẫn Phật pháp, nên Phật giáo suy yếu dần.

    - Đến đời nhà Minh, thế kỷ 15, nhờ có các vị Lạt-Ma Tây Tạng qua Bắc Kinh sắp đặt lại, bỏ bớt các sự mê tín dị đoan, chỉnh đốn Phật pháp. Nhưng sự chỉnh đốn nầy chưa được bao lâu và cũng chưa hoàn hảo thì làn sóng Văn minh cơ khí vật chất từ Âu Châu bắt đầu  tràn qua Á Châu, làm cho Tam giáo Nho, Lão, Phật, càng ngày càng tỏ ra lúng túng , nên lu lờ dần.

    Đạo Thiên Chúa theo gót chân người Âu Châu xâm nhập vào các nước phương Đông, truyền giáo trong thế mạnh, thu hút được một số đáng kể tín đồ, khiến cho Phật giáo và các nền tôn giáo khác suy tàn, tuy không mất hẳn nhưng cũng không còn cách nào để khôi phục lại.

     XII. Phật giáo Việt Nam :

    Phật giáo được truyền vào Việt Nam sau đạo Nho và đạo Lão. Lúc đó, các nhà sư Ấn Độ theo đường biển đến Việt Nam, vào thời Bắc thuộc nước Tàu lần thứ 2, nước Việt Nam lúc đó được đặt là một Quận của nước Tàu, có tên là Giao Chỉ, sau đổi lại là Giao Châu, nhập vào nước Đông Ngô của Ngô Tôn Quyền thời Tam Quốc.

    Lúc đó Đạo Phật chưa đến nước Tàu. Lịch sử còn ghi lại một người Tàu tên là Mâu Bác, đi xuống Giao Châu mà học Phật. Nhưng Đạo Phật ở nước Việt Nam lúc đó còn đơn sơ lắm.

    - Thời nhà Tiền Lý, vua Lý Nam Đế, có một người Ấn Độ tên là Vinitaruci, phiên âm là Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi, học trò của Tam Tổ Tăng Xán, đem Phật giáo Thiền Tông Trung Hoa truyền vào Việt Nam, lập chùa Pháp Vân ở làng Phù Đổng, năm đó là năm 580 Tây lịch.

    Ngài Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi được xem là Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam. Ngài tịch, truyền tâm ấn lại cho Pháp Hiền.

    - Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 3, nhằm đời nhà Đường bên Tàu, Phật giáo Trung Hoa lúc đó thạnh lắm, truyền qua nước ta. Sư Vô Ngôn Thông ở Quảng Châu sang Bắc Việt lập chùa Kiển Sơ.

    - Vua Đinh Tiên Hoàng là người rất mộ đạo Phật, nên dùng Hòa Thượng Khuôn Việt làm Thái Sư trong triều đình.

    - Đến đời nhà Lý, vua Lý Công Uẩn cũng rất sùng đạo Phật, trọng đãi các sư, lấy tiền kho ra cất chùa, đúc chuông.

    Tháng 6 năm Mậu Ngọ (1018), vua sai quan  Nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạc sang Tàu thỉnh Tam Tạng Kinh đem về nước, để ở kho Đại Hưng. Đạo Phật lúc nầy thịnh lắm, nhưng vẫn chưa ảnh hưởng bằng Đạo Nho.

    - Đến đời nhà Trần, vua Trần Thái Tông (1225-1258), vua mở khoa thi Tam Giáo vào năm 1247 để tuyển chọn người tài đức. Xem thế, Phật giáo bấy giờ cũng được xem trọng như đạo Nho và đạo Lão.

    Những người thâm thúy đạo Phật thời nhà Trần là : Từ Đạo Hạnh, Khổng Lộ, Mẫn Giác, Lư Ân. Những vị nầy cũng là những bậc danh Nho. Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, dân chúng tô tượng đúc chuông, sùng bái Phật pháp.

    Đặc biệt, vua Trần Nhân Tông sớm nhường ngôi, để vào chùa tu hành, tự lấy máu mình viết ra 20 pho kinh, lập ra một phái tu  thiền  Phật giáo gọi là Trúc Lâm.

    Vua Trần Anh Tông cũng nhường ngôi sớm mà tầm Đạo. Vua cũng chích máu viết kinh, cả đến Hoàng Hậu cùng các Cung phi cũng chán cảnh đời mà lo tu niệm. Vua Trần Minh Tông xuất tiền kho đúc 3 tượng Phật rất lớn, lập nhiều cảnh chùa rất hùng vĩ.

    - Thời nhà Lê, Phật giáo không còn được xem trọng nữa. Các nhà Nho công kích Phật giáo dữ dội. Triều đình chỉ trọng đạo Nho, nên Phật giáo chỉ tồn tại trong dân chúng.

    - Thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, Phật giáo miền Bắc suy tàn, nhưng ở miền Nam, Chúa Nguyễn rất sùng bái đạo Phật, cho cất chùa Thiên Mụ ở Huế vào năm 1601.

    - Thời kỳ Tây Sơn, cuối thế kỷ 18, Phật giáo ở miền Trung trải qua một phen sóng gió, các tu sĩ Phật giáo bị bắt đi lính, chùa chiền bị phá hủy, tín đồ Phật giáo rất bất mãn.

    - Thời nhà Nguyễn, Phật giáo cũng vẫn trong tình trạng suy tàn, không được các vua lưu ý. Các nhà sư rút vào trong các ngôi chùa tu thiền định.

    Lúc bây giờ, Đạo Thiên Chúa mượn thế lực của người Pháp phát triển mạnh, bắt đầu  lấn áp Phật giáo và Nho giáo, suốt trong thời kỳ  Pháp đô hộ Việt Nam.

    Đầu thế kỷ 20, các tu sĩ Phật giáo phát động Phong trào Chấn hưng Phật giáo, bắt đầu  từ  Huế, lập ra các cơ quan truyền bá Phật giáo, phát hành nhiều kinh kệ.

    Cả 3 miền Nam, Trung, Bắc đều có lập ra Hội Phật Học với mục đích :

    -         Chỉnh đốn Thiền môn.

    -         Vãn hồi Qui giới.

    -         Giáo dục học tăng.

    -         Phổ thông Giáo lý Phật bằng quốc ngữ.

    Ngày 6-5-1951, một Hội nghị Phật giáo toàn quốc ở Huế  gồm 50  đại diện,  quyết nghị  thống nhứt các Hội để lập thành Giáo Hội Phật giáo Thống nhứt Việt Nam, và xin gia nhập Hội Phật giáo Thế giới.

     XIII. Lá cờ Phật giáo Thế giới.

    “ Nghĩ rằng Phật giáo là một cơ quan tinh thần vĩ đại, có một đoàn thể lớn lao đang sanh sống và hoạt động trong ánh sáng vô biên của Phật pháp, thì cần phải có một dấu hiệu hay màu sắc gì để tượng trưng đoàn thể đó, ngõ hầu duy trì và củng cố cái lý tưởng chung. Cũng như  Thiên Chúa Giáo lấy Thập Tự Giá làm biểu trưng cho đức tin; mỗi quốc gia đều có quốc kỳ tượng trưng quốc hồn, thì Phật giáo cũng cần phải có Phật kỳ để biểu dương tinh thần thống nhất của Phật giáo.

    Suy nghĩ mãi, Đại Tá H.S.Olcott (1)  mới hình dung ra một lá cờ với những màu sắc nào mà Phật tử có thể nhận ra dễ dàng nhất, và  mỗi khi thấy lá cờ đó là liên tưởng đến Đức Phật từ bi vô lượng.

    Suy nghĩ tới đây, Đại Tá Olcott liền thấy cái viễn ảnh huy hoàng của hào quang Đức Phật hiện ra trước mắt Đại Tá.

    Đích rồi ! Đại Tá mừng lên, rồi lại lo nghĩ … Vẫn biết hào quang của Đức Phật có 6 màu, lập lại 5 màu đầu  : Xanh, vàng, cam, trắng, đỏ, thì rất dễ. Nhưng làm sao tìm ra ở trần gian nầy cái màu thứ  6, vì nó là sự phối hợp của 5 màu trước?

    Nghĩ đến đây, Đại Tá đến hội ý với Ban Quản Trị Hội Phật giáo Tích Lan và đề nghị lấy 5 màu trước xếp ngang lại, may dính liền với nhau để biểu tượng cho màu thứ 6 của Hào quang Đức Phật, vì không còn cách nào khác nữa.

     

    (1)     Đại  Tá Henri Steel Olcott, sanh năm 1832 tại Tiểu bang New Jersey (Mỹ), tốt nghiệp Đại học Colombia, nhập ngũ quân đội, thăng đến chức Đại Tá. Năm 1874, Đại Tá gặp Bà H.P. Blavatsky (người Nga) tại Nữu Ước, cùng hoạt động binh vực Thần Linh học. Năm 1875, hai vị đồng sáng lập Hội Thông Thiên Học, đặt trụ sở tại Nữu Ước. Năm 1878, trụ sở của Hội được dời qua thành phố Madras ở bờ biển phía Đông Ấn Độ. (Xem thêm : Thông Thiên Học).

     

    Hội Phật giáo Tích Lan thấy có lý, liền chuyển đạt sáng kiến cuả Đại Tá Olcott lên Thượng Tọa Tăng Thống Hikkduwe Sumangala Thera hồi tháng 2 năm 1886, và sau khi Ngài chấp thuận và tuyên bố rằng, lá cờ nầy đúng với tinh thần Phật pháp, thì Phật kỳ được treo lên lần đầu tiên vào ngày Lễ Phật Đản năm 1886, và kể từ đó, dần dần lá cờ Phật giáo được thượng lên khắp xứ Phật, không phân biệt Nam Tông hay Bắc Tông.

    Lá cờ nầy là khởi điểm tươi sáng của tinh thần  Phật giáo thống nhứt trên khắp thế giới.

    Tới đây, xin nhường lời cho Thượng Tọa Tố Liên, tác giả quyển “Ý Nghĩa Cờ Phật Giáo“ do Hội Phật giáo Bắc Việt xuấn bản (Đoạn nầy được trích đăng trong Tạp chí Đuốc Tuệ số 3)

    “ Phần nhiều người trong giới Phật Học và Thông Thiên Học ở hoàn cầu đều biết tên tuổi của Đại Tá Henri Steel Olcott. Đại Tá là một tín đồ Phật giáo rất nhiệt thành, thông hiểu đạo Phật và rất hoạt động trong công cuộc hoằng dương Phật pháp. Nhờ sự chỉ giáo và tán thành của Thượng Tọa Hikduwe Sumangala Thera, Giám đốc Đại Học Đường Phật giáo  Vidyodaya Parivena ở Colombo, Đại Tá đã đề nghị lá cờ 6 màu là cờ của Phật giáo.

    Cờ Phật giáo 6 màu đã được công nhận từ năm 1885 và trong ngày Phật Đản năm đó, khắp nước Tích Lan đã cử hành Lễ Thượng kỳ Phật giáo. Nhưng đây chỉ nói lá cờ Phật giáo cách đây 66 năm ở Tích Lan. Tại sao hiện nay, lá cờ Phật giáo 6 màu lại bay phất phới khắp thế giới ? Ngày 25-5-1950, 26 phái đoàn của 26 nước, gồm 129 đại biểu họp Đại Hội Phật giáo tại Colombo, thủ đô Tích Lan, đã quyết nghị lấy lá cờ  6 màu làm cờ Phật giáo Thế giới.

    Cờ Phật giáo là biểu hiệu tinh thần thống nhứt Phật giáo của toàn thế giới. Cờ Phật giáo tượng trưng lòng Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của Phật tử toàn Thế giới.

    Các hàng Phật tử, không phân biệt màu da, chủng tộc, chính kiến khác nhau, đoàn kết chặt chẽ trong tinh thần thống nhứt ý chí, thống nhứt hành động, dưới ánh hào quang sáng ngời của chư Phật.

    Phật tử Thế giới kiên quyết hoằng dương đạo Từ bi Hỷ xả của Đức Phật, là một nền giáo lý có năng lực giải thoát toàn thể thế giới để gây hạnh phúc hòa bình an lạc cho nhơn loại và hết thảy chúng sanh. Hiện nay, hơn 50 nước trên thế giới đã hoan hỷ treo cờ Phật giáo trong những ngày Lễ Phật.

    Ngày 24-2-1951, chúng tôi (Tố Liên), đại diện Ban Chấp Hành Hội Phật giáo Thế giới tại Việt Nam đã sang Tích Lan lần thứ 2 để dự Hội Nghị Hành Chánh Phật giáo Thế giới tại Colombo. Khi trở về VN, chúng tôi đã mang theo một bảo vật : Cờ Phật giáo Thế giới.

    Cờ Phật giáo Thế giới đã tung bay phất phới khắp non sông gấm vóc VN, một dân tộc đã vinh hạnh có 4000 năm lịch sử oai hùng và tin theo Phật giáo từ 2000 năm trước.

    Về lá cờ Phật giáo, tờ Tạp chí Young East của Nhựt bổn viết như vầy :

    “Cây cờ thiêng của Đại Tá hiện nay tượng trưng sự thống nhứt của Phật tử. Lá cờ ấy được Hội Liên Hữu Phật tử Thế giới nhóm lần đầu tiên tại Tích Lan, năm 1950 nhận là lá cờ của Phật giáo quốc tế. Về sau, sự công nhận nầy được Hội Liên Hữu  xác định ở Hội Nghị năm 1952 tại Nhựt bổn.

    Từ ấy, việc xử dụng cờ nầy càng ngày càng lan rộng trên Thế giới, và hiện nay, gần 60 nước dùng treo trong những ngày lễ, nhứt là ngày Lễ Phật Đản.”

    Trước khi chấm dứt, chúng tôi xin nhắc lại, khi nãy chúng tôi đã nói :

    “Dù không có Đại Tá Olcott và Hội Thông Thiên Học để làm phát triển và phục hưng Phong trào Phật giáo Thế giới, thì theo Luật Thiên nhiên của sự tuần hoàn, cũng ắt phải có một vị siêu nhân khác để hoàn thành sứ mạng ấy, vì bánh xe Phật pháp nhứt định phải chuyển luân, không thể ở lâu một chỗ được.”

    Tuy nhiên, dù sao đi nữa, trong giới Phật giáo, không một ai nỡ phủ nhận cái thiện chí và công đức của những vị có duyên lành đã ra tay thúc đẩy một phong trào vĩ đại và làm động lực cho bánh xe Chánh pháp tiếp tục luân chuyển khắp hoàn cầu với tinh thần thống nhứt Phật giáo trên thế giới.

    Chúng tôi xin cầu nguyện cho Đại Tá Olcott tiêu diêu trên cõi Bồ-Đề. “ (Trích bài của Ông Nguơn Hạ, Nguyên Tổng Thơ Ký Hội Thông Thiên Học Việt Nam)  

    XIV.  Tiểu  sử Đức Phật Thích Ca :

    Đức Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, gọi tắt là Đức Phật Thích Ca, thế danh là Sĩ-Đạt-Ta, có nghĩa là người được toại nguyện, họ Cồ Đàm (Gotama), sau đổi là Thích Ca (Sakya).

    Ngài được sanh ra vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch, năm 623 trước Chúa Giáng sinh, tại vườn Lâm-Tỳ-Ni ở thủ đô Ca-Tỳ-La-Vệ của một nước nhỏ thuộc miền Bắc Ấn Độ, gần biên giới xứ Népal. (Về sau, Đại Hội Phật giáo Thế giới đổi ngày giáng sanh của Đức Phật là ngày trăng tròn 15-4 âm lịch, và làm Đại Lễ Phật Đản vào ngày 15-4 nầy.)

    Ngài là Hoàng tử  con của Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma-Da. Sau khi sanh Hoàng tử được 7 ngày, Bà Ma-Da từ trần, trở về Cung Tiên. Em ruột của Bà là Maha Pajapati, cũng kết duyên với vua Tịnh Phạn, thay thế chị ruột nuôi dưỡng Hoàng tử  Sĩ-Đạt-Ta khôn lớn.

    Hoàng tử  Sĩ-Đạt-Ta lớn lên, hưởng được sự giáo dục hoàn hảo của bực vua chúa, để sau nầy lên nối ngôi vua cha trị vì đất nước. Thái tử lại là người thông minh xuất chúng, nên Ngài trở thành một người văn võ toàn tài.

    Khi lên 16 tuổi, theo phong tục thời bấy giờ, Thái tử kết duyên cùng Công chúa Da-Du-Đà-La (Yasodhara), một người em cô cậu cùng tuổi với Ngài.

    Trong suốt 13 năm chung sống sau hôn lễ, Thái tử hoàn toàn sống cuộc đời vương giả, không hay biết chi các nỗi thống khổ của dân chúng ở bên ngoài cửa cung điện.

    Một ngày đẹp trời, Thái tử cùng quan hầu cận đi du ngoạn bên ngoài Hoàng cung để ngắm xem sự thế bên ngoài và có thể tiếp xúc với dân chúng.

    - Ngài chứng kiến được những nỗi vất vả khổ cực của kiếp sống con người phải lo làm lụng tìm phương sanh sống. Chúng sanh cũng vì sự sống mà tranh giành giết hại lẫn nhau.

    - Một ngày khác, Thái tử còn chứng kiến được các cảnh khổ như : Già yếu, ốm đau, chết chóc biệt ly.

    Vậy thì đời sống của con người có chi là sung sướng ?

    Ngài nghĩ rằng chỉ riêng phần Ngài là một Thái tử, sắp sửa lên ngôi vua trị vì Thiên hạ thì nghèo đói, Ngài không cần lo, nhưng già yếu, ốm đau, chết thì không ai tránh khỏi. Ngài âm thầm lập chí tìm phương giải khổ cho  nhơn sanh.

    Tình cờ, Ngài gặp một tu sĩ ngoài cửa Hoàng thành, với dáng điệu rất ung dung, mặt mày thơ thới vô tư. Ngài đến gần vị tu sĩ ấy để hỏi chuyện, được biết vị tu sĩ ấy xuất gia đi tu học đạo, quyết trừ hết ác căn, lấy lòng từ bi kềm chế dục vọng, hộ niệm chúng sanh không nhiễm theo thế tục, để trước là giải thoát cho chính mình, sau là giải thoát cho chúng sanh.

    Nghe vậy, Thái tử Sĩ-Đạt-Ta rất hoan hỷ và nhứt quyết sẽ làm như vị tu sĩ ấy.

    Vua Tịnh Phạn thấy Thái tử có ý muốn đi tu thì nhà vua không bằng lòng, tìm đủ mọi cách để ngăn cản Thái tử.

    Giữa lúc ấy thì Công chúa Gia-Du-Đà-La, vợ của Thái tử vừa sanh được một hoàng nam. Thái tử không cảm thấy vui

    mừng trước việc nầy, mà lại than rằng : “Lại thêm một sợi dây trói buộc.”

    Do đó, vua Tịnh Phạn đặt tên cho cháu nội là : Rahula (Ra-Hầu-La) [Rahula, tiếng Phạn có nghĩa là Trở ngại].

    Ngày mùng 7 tháng 2, năm Thái tử được 29 tuổi, trong lúc vợ con và quan binh trong Hoàng thành ngủ mê sau một buổi đại tiệc ca xướng tưng bừng, Thái tử gọi quan hầu cận Xa-Nặc thắng ngựa Kiền trắc (Kanthaka) để Thái tử trốn khỏi Hoàng cung, đi vào núi rừng thanh vắng, tìm thầy học đạo tu hành. Nhờ ngựa Kiền trắc chạy rất mau, nên đêm đó, nó đưa Thái tử vượt Hoàng cung, đến một nơi cách kinh đô rất xa. Thái tử tự mình cắt tóc, gỡ gươm trao cho Xa-Nặc, bảo đem về trình với phụ vương, rồi đưa ngựa Kiền trắc cho Xa-Nặc cỡi trở về triều.

    Thái tử cổi áo Thái tử đổi lấy áo thâm của một người thợ săn, rồi đi nhanh vào núi.

    Vua Tịnh Phạn sai các quan Đại Thần đi tìm Thái tử, khuyên nhủ Thái tử trở về triều, nhưng không thể lay chuyển được ý chí kiên quyết của Thái tử.

    Thái tử tìm đến một Đạo sĩ lỗi lạc, tên là Alarama Kalama để xin thọ giáo. Ngài học hết giáo pháp của Alarama, nhưng cảm thấy chưa toại nguyện. Ngài xin từ giã và tìm đến một Đạo sĩ trứ danh khác là Uddaka Ramaputta để xin học Đạo. Ngài cũng học hết giáo pháp của Uddaka, nhưng vẫn chưa thấy được mục tiêu cứu cánh.

    Ngài nhận thấy rằng không ai có thể dẫn dắt Ngài đến thành tựu vì những vị mà Ngài đã học vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa thoát khỏi vô minh.

    Từ đó Thái tử không tìm thầy học đạo nữa, mà tự mình đến chỗ thanh vắng để tự suy nghĩ tìm tòi chơn lý.

    Ngài gặp được nhóm 5 tu sĩ mà Ông Kiều Trần Như đứng đầu theo ủng hộ Ngài để Ngài thực hành một lối tu vô cùng khổ hạnh. Sau 6 năm tu khổ hạnh như thế, thân mình của Ngài chỉ còn da bọc xương, hơi thở yếu ớt, gần như cái chết sắp đến với Ngài, mà Ngài vẫn chưa đạt được cứu cánh.

    Bỗng nhiên có một Ông tiều đến gần chỗ Ngài đang thiền định, mang theo một cây đàn, lên dây đàn, đàn một khúc rất hay, đến lúc hay nhất thì dây đàn bỗng đứt, tiếng đàn im bặt. Ông tiều nối lại dây đàn, lên dây cho đúng, rồi lại đàn, đàn đến khúc hay nhất thì dây đàn lại đứt. Đứt rồi lại nối, nối rồi lên dây trở lại và đàn. Làm 3 hiệp như vậy.

    Thái tử đang trì định phải bực bội tỉnh hồn than rằng :

    - Ông đàn thì hay mà lên dây chi cho cao quá, đến khúc hay thì dây đứt,  cái hay ấy phải hết mùi, rất đáng tiếc.

    Ông tiều liền đáp rằng :

    - Cái đàn của tôi cũng như cái tu của Ngài. Dây đàn tôi lên cao quá, nên đến chỗ hay thì đứt, thì cái hay của tiếng đàn chẳng hữu ích chút nào; còn cái tu của Ngài, nếu cái cao siêu huyền bí đạt được cơ bất diệt đi nữa thì nó cũng phải chết theo Ngài, còn chi hữu ích cho đời. Tôi cũng lấy làm tiếc vậy.

    Lão tiều nói xong, liền xách đàn đi mất. (Trong Kinh cho rằng Ông tiều ấy là một vị Phật hóa thân đến cảnh tỉnh Thái tử).

     Thái tử suy nghĩ mãi lời nói của Ông tiều, liền tỉnh giác, biết mình lầm theo lối tu khổ hạnh, làm suy giảm trí thức và mệt mỏi tinh thần.

    Ngài liền dứt khoát từ bỏ lối tu khổ hạnh, cũng như 6 năm trước đây, Ngài đã dứt khoát từ bỏ đời sống lợi dưỡng.

    Ngài lại nhớ đến ngày lễ Hạ điền của vua cha trước kia, trong lúc mọi người đang lo làm lễ thì Ngài đến dưới bóng mát của cây trâm, ngồi thiền định và đắc được Sơ Thiền. Ngài nhớ lại và thấy rõ rằng, đó chính  mới là con đường dẫn đến giác ngộ. Đó là con đường tu, không sống theo lợi dưỡng, mà cũng không quá khắc khổ, gọi là Trung đạo.

    Ngài nhứt định từ bỏ lối tu khổ hạnh. Ngài mệt nhọc lần bước đến bờ sông Ni-Liên-Thiền, xuống tắm rửa sạch sẽ, rồi đi lên, và kiệt sức ngã vào một cội cây bất tỉnh.

    May mắn lúc đó có một thiện nữ bưng một bát sữa bột tìm đến  cúng dường, thấy một Ông đạo đang nằm thoi thóp tại gốc cây, nàng liền đỡ dậy, rồi dâng bát sữa. Thái tử thọ lãnh, uống hết, rồi Ngài định tỉnh trở lại, thấy sức khỏe dần dần được phục hồi, tinh thần bắt đầu sảng khoái.

    Ngài cảm ơn nàng thiện nữ (nàng tên là Suyata), rồi Ngài tìm đến một gốc cây  Bồ đề to lớn, cành lá sum suê, trãi

    cỏ làm nệm, ngồi tham thiền, phát đại thệ rằng : “ Nếu không thành đạo thì nhứt định không rời khỏi chỗ ngồi nầy”.

    Trải qua 49 ngày đêm thiền định, Ngài liền ngộ đạo, biết được nguyên nhân sanh tử của con người, tìm được con đường giải thoát chúng sanh thoát vòng luân hổi khổ não. Ngài đắc quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Lúc đó, Thái tử  được 35 tuổi, lấy Phật hiệu là : Thích Ca Mâu Ni.

    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chưa quyết định truyền bá giáo pháp của Ngài, vì Ngài nghĩ rằng : Như Lai đã khó khăn lắm  mới chứng ngộ được giáo pháp ấy. Người đời còn mang nặng tham ái sân hận, không thể hiểu được, vì giáo pháp ấy đi ngược dòng tham ái, rất thâm diệu, khó mà nhận thức được.

    Đấng Thượng Đế lo ngại Đức Phật Thích Ca không chịu  đem  giáo pháp của Ngài truyền dạy để cứu độ nhơn sanh, nên truyền lịnh cho vị Phạm Thiên Vương đến yêu cầu  Đức Phật  mở lòng từ bi truyền bá giáo pháp.

    Đức Phật Thích Ca nhận lời và tuyên bố : “ Cửa vô sanh bất diệt đã mở cho chúng sanh. Hãy để ai có tai muốn nghe đặt trọn niềm tin tưởng.”

    Trong lúc đó thì nhóm Ông Kiều Trần Như 5 người, thấy Thái tử  bỏ lối tu khổ hạnh ép xác, ăn uống trở lại, cho là Thái tử trở về lối sống lợi dưỡng, thì 5 vị ấy thất vọng, từ bỏ Thái tử, không ủng hộ Ngài nữa, và họ đi đến vườn Lộc giả.

    Đức Phật Thích Ca thầm nghĩ, cũng tội nghiệp cho 5 Ông nầy, vì đã theo ủng hộ Phật trong một thời gian dài, gần 6 năm. Nay Ngài đã đắc đạo Vô thượng Bồ đề, Ngài cũng nên đến độ 5 Ông nầy trước tiên.

    Đức Phật vận thần thông để tìm xem nhóm 5 Ông nầy đang ở đâu, thì biết 5 Ông đang ở vườn Lộc giả xứ Bénarès.

    Đức Phật liền đi đến đó. Nhóm 5 Ông định không đảnh lễ Ngài vì cho rằng Ngài đã qui phàm, nhưng khi Đức Phật đến gần, với vẻ oai nghi đầy từ bi, khiến 5 Đạo sĩ đổi thái độ, ra đảnh lễ Đức Phật.

    Đức Phật Thích Ca thuyết cho 5 Ông nghe Giáo pháp Tứ Diệu Đế. Đây là bài pháp đầu tiên mà Đức Phật thuyết cho 5 vị được nghe, cả 5 vị liền giác ngộ, đắc quả A-La-Hán, trở thành 5 Tỳ kheo, đệ tử đầu tiên của Đức Phật.

    Đây là lần đầu tiên, Đức Phật chuyển diệu pháp luân, nói pháp Tứ Diệu Đế, giáo pháp căn bản của Phật giáo.

    Bắt đầu từ đây có đủ Tam Bảo Phật giáo : Đức Phật Thích Ca là Phật Bảo, Giáo phápTứ  diệu Đế là Pháp Bảo, 5 vị Tỳ Kheo đệ tử đầu tiên của Phật là Tăng Bảo. Ấy là ngôi Tam Bảo đầu tiên của thế gian.

    Đức Phật Thích Ca cùng 5 vị Tỳ Kheo đi khắp nơi thuyết pháp, độ được hằng vạn đệ tử xuất gia, đủ các hạng người trong tất cả giai cấp ở Ấn Độ, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, quan dân, hay vua chúa.

     Những sự kiện quan trọng trong công cuộc hoằng hóa của Đức Phật là :

    - Độ được 3 anh em Ca-Diếp-Ba đang tu theo đạo thờ Thần lửa. Ba Ông nầy có 1000 đệ tử, cùng qui y theo Phật.

    - Độ được 2 Ông Xá-Lợi-Phất và Mục-Kiều-Liên, nguyên là 2 học giả của phái Lục sư  ngoại đạo.

    - Độ được Quốc vương Tần-Bà-Sa-La nước Ma-Kiệt-Đà. Quốc vương kính tin Phật pháp, khuyến khích dân chúng qui y Phật pháp. Vua cho xây dựng Tịnh Xá rộng rãi trong nội thành để thỉnh Phật và chư tăng thuyết pháp thường xuyên.

    - Độ được vị Phú Trưởng giả Cấp-Cô-Độc. Ông nầy kiến lập một tòa Tịnh Xá cao rộng tôn nghiêm, gọi là Kỳ-Thọ Cấp-Cô-Độc Viên, để Đức Phật và chư Tăng giảng đạo.

    - Độ được Phụ vương của Phật là vua Tịnh Phạn và quyến thuộc của Đức Phật.

     Đức Phật Thích Ca chọn ra được 10 vị đại đệ tử xuất sắc nhất của Phật giáo, kể tên ra sau đây :

    1. Xá Lợi Phất                          2. Mục Kiều Liên

    3. Đại Ca Diếp                          4. A Nan

    5. A Na Luật                           6. Phú Lâu Na

    7. Tu Bồ Đề                           8. Ưu Ba Ly

    9. Ca Chiên Chiên                       10. La Hầu La.

     Đức Phật lập  Giáo Hội Tỳ Kheo Ni :

    Sau khi vua Tịnh Phạn qua đời, Hoàng Hậu Maha Pajapati (là mẹ nuôi, mà cũng là dì ruột của Đức Phật) cầu xin Đức Phật cho hàng phụ nữ được xuất gia tu hành.

    Đức Phật liền từ chối ngay mà không cho biết lý do.

    Bà Maha Pajapati đã 3 lần khẩn cầu như thế, nhưng Đức Phật đều từ chối.

    Ông Ananda, cũng 3 lần dùng hết cách để cầu xin Đức Phật cho phụ nữ xuất gia, nhứt là đối với Bà mẹ nuôi của Đức Phật, nhưng Đức Phật vẫn cương quyết từ chối. Đến lần thứ 4, Đức Phật  mới chấp thuận.

    Lý do từ chối của Đức Phật là :

    “ Trong Luật Tạng có ghi mấy lời của Đức Phật như vầy : Nền Chánh pháp của Ta, đáng lẽ trụ thế 1000 năm hoặc lâu hơn nữa, nhưng trót vì Ta đã cho hàng phụ nữ xuất gia, nên

    nền Chánh pháp bị giảm bớt, chỉ trụ thế 500 năm mà thôi.” (Trích trong  Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn, trang 376, quyển 1 : Chánh Pháp).

    Theo đó thì chúng ta thấy rằng, nếu chấp thuận cho hàng phụ nữ xuất gia học Phật tu hành, lập Giáo Hội Tỳ Kheo Ni thì Chánh pháp của Phật sớm bị sửa cải, chỉ kéo dài được 500 năm mà thôi, thay vì được 1000 năm nếu không thâu nhận  phụ nữ xuất gia.

    Nhưng trước sự quyết tâm chân thành của Bà mẹ nuôi, với lòng từ bi bác ái của Phật, Đức Phật không nỡ bỏ Nữ phái mà không lập Giáo Hội Tỳ Kheo Ni,  mặc dầu biết rằng việc nầy làm cho thời kỳ Chánh pháp của Phật giảm đi một nửa, chỉ kéo dài 500 năm.

    “ Khi Đức Phật cho thành lập Giáo Hội Tỳ Kheo Ni, Ngài đã tiên đoán những hậu quả và lưu ý :

     Nầy Ananda, nếu Nữ giới không được chấp thuận thoát ly thế tục để khép mình vào nếp sống không nhà cửa trong khuôn khổ của Giáo pháp và Giới luật mà Như Lai đã công bố thì đời sống xuất gia và Giáo pháp cao siêu sẽ tồn tại lâu dài. Nhưng Nữ giới đã được phép sống đời không nhà cửa thì đời sống xuất gia và Giáo pháp cao siêu chỉ tồn tại phân nửa thời gian.(Trích Đức Phật và Phật Pháp, của Đại Đức Narada, trang 152).

     Sau khi Đức Phật lập Giáo Hội Tỳ Kheo Ni, Bà Maha Pajapati tu đắc quả A-La-Hán, được liệt vào hàng cao hạ có nhiều kinh nghiệm nhứt, không thua bên Nam phái.

    Công Chúa Da-Du-Đà-La (vợ của Thái tử  Sĩ-Đạt-Ta) cũng xuất gia tu hành, đắc quả A-La-Hán. Trong hàng Tỳ Kheo, Bà Da-Du-Đà-La đứng đầu những vị đắc Đại Thần Thông, và Bà nhập diệt lúc 78 tuổi.

    Đức Phật đi khắp nơi trong miền Bắc Ấn Độ thuyết pháp được 45 năm mới nhập Niết Bàn, hưởng thọ 80 tuổi.

    Trong Hội Linh Sơn trước đây, Đức Phật chọn Ma-Ha Ca-Diếp  làm người kế vị cho Ngài điều khiển Giáo Hội.

    Đức Phật bảo Ma-Ha Ca-Diếp : “ Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay Ta giao phó cho ngươi. Ngươi khéo gìn giữ Chánh pháp nầy, truyền mãi đừng cho dứt, đến sau truyền lại cho A-Nan.”

    Rồi Đức Phật nói kệ :

                Pháp bổn pháp vô pháp,

                Pháp vô pháp diệc pháp,

          Kim phó vô pháp thời,

                Pháp pháp hà tằng pháp.

    Nghĩa là :

                 Pháp gốc pháp không pháp,

                            Pháp không pháp cũng pháp,

                            Nay khi trao không pháp,

                            Mỗi pháp đâu từng pháp.

    Khi nghe tin Đức Phật nhập Niết Bàn, Ngài Ma-Ha Ca-Diếp từ núi Kỳ-Xà-Quật liền đến thành Câu-Thi-Na làm lễ hỏa táng thi hài Đức Phật, lấy Xá lợi của Phật chia làm 8 phần phân phát cho 8 nơi, kiến tạo đài tháp phụng thờ :

                            1. Câu-Thi-Na            2. Pa-Bà

                            3. Giá-La                               4. La-Ma-Già

                            5. Ca-Tỳ-La-Vệ           6. Tỳ-Lưu-Đề

                            7. Tỳ-Xá-Ly              8. Ma-Kiệt-Đà.

                 Đức Phật Thích Ca trong Đạo Cao Đài :

              Đức Phật Thích Ca là Giáo chủ Phật giáo thời Nhị Kỳ Phổ Độ. Đạo Phật từ đó truyền đến  nay được hơn 2500 năm.

                Ngày nay thuộc Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế mở Đạo Cao Đài. Lúc ban sơ, Đức PhậtThích Ca có giáng cơ dạy đạo như sau :

                “                         Ngày 8 tháng 4 năm Bính Dần (1926).

                               THÍCH CA MÂU NI PHẬT

                                        Chuyển Phật Đạo,

                                        Chuyển Phật Pháp,

                                        Chuyển Phật Tăng,

                                        Qui nguyên Đại Đạo.

                Tri hồ chư chúng sanh ?

    Khánh hỷ ! Khánh hỷ ! Hội đắc Tam Kỳ Phổ Độ : Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, đại hỷ  phát đại tiếu !

    Ngã vô lự Tam đồ chi khổ. Khả tùng giáo Ngọc Đế viết Cao Đài Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. “ (TNHT. I. 14)

    Bài giáng cơ bằng chữ Nho trên của Đức Phật Thích Ca, diễn Nôm ra sau đây :

    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển Phật đạo, Phật pháp, Phật tăng, qui nguyên Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Chư chúng sanh có biết chăng ?

    Vui mừng ! Vui mừng ! Được hội vào Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ : Chư Thần Thánh Tiên Phật quá mừng nên phát ra tiếng cười lớn.

    Ta không còn lo lắng về 3 đường luân hồi khổ sở. Khá tùng theo lời dạy bảo của Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế, gọi là Đấng Cao Đài Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.

    Đức Phật Thích Ca có giáng cơ ban cho 2 Bài kinh rất quan trọng là : Kinh Đại Tường và Di-Lạc Chơn Kinh.

    Hai Bài kinh nầy cho chúng ta biết, Đức Phật Thích Ca đã giao quyền giáo hóa lại cho Đức Phật Di-Lạc trong thời Tam Kỳ Phổ Độ, nên Đức Phật Thích Ca vào ngự nơi Kim  Sa

    Đại điện trong Lôi Âm Tự, và Đức Phật Di-Lạc ngự tại Kim Tự Tháp ở Kinh đô Cực Lạc Thế Giới nơi cõi thiêng liêng.

    Còn Đức Phật A-Di-Đà, trước đây là Giáo chủ CLTG, nay cũng giao quyền lại cho Đức Phật Di-Lạc, và Ngài cũng vào ngự nơi Lôi Âm Tự. (Vào Lôi Âm kiến A-Di).

    Hằng năm, vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch, tại Tòa Thánh Tây Ninh cũng như tại các Thánh Thất địa phương, đều có thiết Đại Lễ cúng Vía Đức Phật Thích Ca, có Chức sắc thuyết đạo nhắc lại tiểu sử và công đức của Ngài.

     

     

     

     

    Lạt-Ma Giáo

    ·        Phái Cựu giáo.

    ·        Phái Tân giáo.

     

    Lạt-Ma, do phiên âm từ tiếng Tây Tạng, Anh văn và Pháp văn đều viết là : LAMA, nghĩa là các thầy tu theo Phật giáo ở nước Tây Tạng.

    Ở Tây Tạng, Thầy tu Lạt-Ma cầm quyền quốc chánh, nhà vua và các quan đều là Thầy tu. Hạng Thầy tu nầy chiếm ¼  số dân Tây Tạng, rất được dân chúng  trọng vọng.

    Nhiều vị Lạt-Ma có phép Thần thông, làm được mưa gió, có phép rút đường, biết được quá khứ vị lai. Ông vua của nước Tây Tạng là một vị Lạt-Ma, được gọi là Đức Đạt-Lai Lạt-Ma (Dalai-Lama), được dân Tây Tạng tôn là vị Phật Sống (Hoạt Phật) của họ. Ngài cũng là Giáo Chủ của Lạt-Ma giáo.

    Ngài có phép Thần thông, mỗi khi gần tịch (chết), Ngài cho biết Ngài sẽ hóa thân trở lại và để lại một vài chứng tích. Các vị Lạt-Ma có nhiệm vụ tìm kiếm vị Hóa thân, rồi đến đó thử nghiệm xem có đúng như vậy không. Nếu đúng thì các vị Lạt-Ma sẽ đến lập một chương trình giáo hóa đặc biệt vị Hóa thân nầy cho đến tuổi trưởng thành, rồi thỉnh Ngài về kinh đô, tôn lên ngôi  Đạt-Lai Lạt-Ma, làm vua cai quản đất nước và tín dồ Tây Tạng.

    Có nhiều vị Lạt-Ma có trình độ tu học rất cao, làm Giáo Sư  Thần học ở các trường Đại học.

    Lạt-Ma giáo là quốc giáo của nước Tây Tạng, có nguồn gốc là Phật giáo Đại thừa Mật Tông từ Ấn Độ truyền qua Tây Tạng , khoảng đầu thế kỷ thứ 7, ứng với thời nhà Đường bên Tàu. Lạt-Ma giáo lan rộng qua tới Mông Cổ và Mãn Châu. Bởi người ta thấy các Thầy tu của tôn giáo nầy được gọi là Lạt-Ma, nên tôn giáo ấy được gọi là Lạt-Ma giáo.

    Tuy có nguồn gốc Phật giáo, nhưng Lạt-Ma giáo biến thể rất nhiều cho hợp với người Tây Tạng, cũng vì vậy,  Lạt-Ma giáo được gọi là Phật giáo Tây Tạng.

    Lạt-Ma giáo có 2 phái lớn : Cựu giáo và Tân giáo.

     I.     Phái Cựu Giáo  :

    Phái Cựu giáo mặc áo đỏ, đội mũ đỏ, nên còn được gọi là HỒNG GIÁO, chuyên luyện các phép thuật, các môn Thần bí, dung hòa với tư tưởng bình dân. Nhưng càng về sau, tông phái nầy vàng đi sâu vào chỗ yêu thuật, tà vọng.

     II.              Phái Tân Giáo :

    Phái Tân giáo mặc áo vàng, đội mũ vàng, nên còn được gọi là HOÀNG GIÁO, là phái cải cách do vị Lạt-Ma Tsong-Khapa sáng lập vào thế kỷ thứ 14, ứng với thời nhà Minh bên Tàu. Đến đời nhà Thanh, phái nầy được triều đình nước Tây Tạng công nhận là Chánh giáo, được triều đình bảo hộ, làm Quốc giáo Tây Tạng. Các vị Thầy tu có nghi thức đúng đắn hơn, giữ hạnh thanh tịnh Phật giáo, được ở trong các ngôi chùa lớn mà Ban Tăng già có đến hàng ngàn người.

    Phái Hoàng Giáo, tức là Lạt-Ma Giáo chánh thức, có 2 vị Chúa tể nắm giữ mối đạo và cầm quyền cai trị dân chúng  :

    1) Đức Đạt-Lai Lạt-Ma (Dalai Lama) : được dân chúng tin rằng, Ngài là hóa thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, ngự tại Đền Potala, kinh đô Lhassa, nước Tây Tạng.

    Bên Tây Tạng, người ta quan niện rằng, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là một vị Phật Nam, nên các hình tượng của Ngài đều là Nam giới, trái với Trung Hoa và Việt nam, Đức Quan Thế Âm Bồ Tái là một vị Nữ Phật.

    2) Đức Ban-Thiền Lạt-Ma (Pentchen Lama) : đứng hàng thứ nhì sau Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, là hóa thân của Đức Phật A-Di-Đà, trụ tại ngôi chùa lớn Trát-Thập Luân-Bố (Trashi-Lumpo) ở tại thành Shigatsé.

    “ Cơ cấu tổ chức các tu viện tại Tây Tạng khá chặt chẽ và rất giống với cách tổ chức tôn giáo thường thấy ở các quốc gia Tây phương.

    Đứng đầu Giáo Hội là Đức Đạt-Lai Lạt-Ma. Dưới quyền lãnh đạo của Ngài là một Hội Đồng Tôn giáo gồm 4 vị Trưỡng Lão : 1 vị Đại diện Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, còn 3 vị kia là Sư Trưởng của 3 Tu viện lớn nhứt Tây Tạng, còn gọi là Tam Đỉnh Viện : Drepung, Sera, Ganden. Thực ra, đây là 3 Đại học Phật giáo thì đúng hơn, vì nhiệm vụ chính của 3 Tu Viện nầy là đào tạo và huấn luyện  các tu sĩ. Dĩ nhiên,  mỗi Tu Viện đều có một chương trình giáo dục và kỷ luật riêng.

    GANDEN chú trọng nhiều về Giới luật và các phương pháp tu kín.

    DREPUNG nổi tiếng sản xuất nhiều bậc học giả lỗi lạc uyên bác.

    SERA rất thành công trong công việc đào tạo các tu sĩ có tinh thần xã hội, đi sâu vào đời sống dân chúng nhiều hơn.

    Ngoài 3 Tu Viện lớn, còn có rất nhiều chi nhánh của 3 Tu Viện nầy. Đây cũng là những Đại học Phật giáo nhưng có tính cách địa phương. Các tu sĩ học nơi đây và thi đậu các kỳ thi Lạt-Ma cấp thấp. Muốn lên bậc cao hơn, họ phải xin thi tuyển vào học nơi các Đỉnh Viện.

     Theo tài liệu của Điện Potala, năm 1959, Tây Tạng có hơn 6000 ngôi chùa và 200 Tu viện lớn nhỏ. Với dân số vài triệu người, ta không ngạc nhiên khi thấy ¼ dân số Tây tạng  là tu sĩ. Gần như gia đình nào cũng có người xuất gia. Phật giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội, phong tục, văn hóa của xứ nầy.

    Thông thường một đứa trẻ gia nhập Tu viện vào năm 7 tuổi. Lúc đầu nó được huấn luyện vào các công việc lặt vặt để xem có thể thích hợp với đời sống ở Tu viện không. Sau đó ít lâu, nếu được chấp nhận làm đệ tử sơ cơ, nó sẽ phải giữ 16 giới  luật căn bản và được làm lễ thí phát, nhưng vẫn giữ  một chỏm tóc trên đầu để phân biệt với những người đã phát nguyện giữ thêm 20 giới luật nữa, gọi là đệ tử trung cấp. đầu được cạo trọc hoàn toàn, và có một Pháp danh riêng.

    Chỉ khi nào quá 20 tuổi, thi đậu những kỳ thi Phật học thì  mới được gọi là Lạt-Ma. Từ đây, những Lạt-Ma có thể chọn con đường của mình để tiếp tục học thi những bằng cấp khác, và tùy theo ngành chuyên môn, họ có thể trở thành : Y sĩ, Giảng sư, Tiến sĩ, …

    Vì tất cả Đại học đều là Tu viện, nên gần như tất cả những người có khả năng chuyên môn đều là những tu sĩ.

    Dĩ nhiên, không phải tu sĩ nào cũng vượt qua được các kỳ thi chuyên môn, một số không được vào Đại học thì trở nên những tu sĩ làm các công việc thông thường như : Nấu ăn,  xây cất, tạc tượng, đúc chuông, … hoặc canh gác Tu viện.

    Lạt-Ma giáo Tây Tạng phát triển được như vậy là nhờ công lớn của một Tu sĩ tên là Tsong-Khapa (1357-1419).

    Tsong-Khapa là một Tu sĩ thông minh đỉnh ngộ, xuất gia thọ giới với phái Kadampa của Đại sư Atisha, nhưng ông vẫn không thỏa mãn , nên sau thời gian, ông lại theo học với các cao tăng danh tiếng của các phái Nyingmapa, Kagyupa, và Sakyapa.

     Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả tinh hoa của những tông phái trên, Tsong Khapa bèn nhập thất trong một động đá trên dãy núi Tuyết sơn, để suy gẫm về những điều đã học. Ông nhận thức rằng, Phật giáo khi truyền vào Tây Tạng, đã chịu ảnh hưởng khá nhiều của tôn giáo Bon Pa (một tôn giáo cổ của người Tây Tạng xưa), nên giáo lý Phật giáo bị pha trộn và thay đổi để nghiêng hẳn về Huyền học, Thần thông, mà bỏ qua mục đích tu thân và cầu giải thoát như Đức Phật đã dạy.

    Để chống lại sự đàn áp của nhóm Bon Pa, Lạt-Ma giáo đã được tổ chức chặt chẽ thành những môn phái, nhưng chính sự tổ chức nầy đã đưa Lạt-Ma giáo vào con đường suy vong, chỉ còn hình thức mà thiếu nội dung, chỉ có bên ngoài mà thiếu chiều sâu.

    Vì sự kết hợp chặt chẽ trong phe phái, dần dần các tu sĩ trở nên lười biếng, không gìn giữ giới luật và coi việc tu hành như một nghề nghiệp hướng dẫn tinh thần dân chúng, hơn là tu thân cầu giải thoát. Tệ hơn nữa, các nghi thức hành lễ đã bị pha trộn với Huyền thuật, trở thành cúng vái, xin xỏ, lên đồng nhập cốt, giải đáp lá số chiêm tinh, bùa chú thư phù. Các tinh hoa của Phật pháp được cất giữ, không đem ra giảng dạy, chỉ có các hình thức bề ngoài được đề cao. Các tu sĩ không chịu tu học  mà chỉ đặt trọng tâm vào các vấn đề sắc tướng, như kêu gọi dân chúng xây chùa, đúc tượng, để được phước, cúng vái cầu xin các năng lực huyền bí bên ngoài, sử dụng Huyền thuật vào mục đích tư lợi, tu hành để đắc Thần thông, trụ vào các cõi Trời hưởng lạc, thay vì vượt lên trên để thoát khỏi sanh tử luân hồi.

    Đã thế còn pha trộn các hình thức của phái Bon Pa, như Luật Thừa kế tôn giáo (Religious inheritance), cho phép tu sĩ lập gia đình và sử dụng ngôi chùa như nhà riêng. Họ sinh con đẻ cái, và nếu cha làm Lạt-Ma thì đương nhiên con cũng thành Lạt Ma, khỏi phải tu học mất công, rồi đến con cháu cũng đều thành Lạt-Ma hết.

    Tệ đoan nầy kéo dài trong nhiều thế kỷ và được chấp nhận như một việc hiển nhiên, không ai chất vấn hay đặt vấn đề Giới luật cho các vị Lạt-Ma nữa.

    Tsong Khapa đi khắp nơi giảng dạy Phật pháp, đề cao Giới luật và khuyến khích việc học tập kinh điển. Ông chỉ trích nặng nề việc pha trộn các mê tín dị đoan và thực hành Huyền thuật trong các Tu viện. Ông phủ nhận tất cả những phương tiện nào không theo đúng như lời Phật dạy, và gọi đó là Tà pháp.

    Ông là người đầu tiên đặt ra những phương pháp cải cách hết sức khoa học để gạn lọc các hình thức mê tín dị đoan trà trộn vào Phật pháp.

    Sau một thời gian đi khắp Tây Tạng thuyết giảng, Ông lập Tu viện Ganden để huấn luyện tu sĩ. Học trò của Ông đều đội mũ vàng, nên được gọi là phái Mũ vàng (Gelugpas), phân biệt với phái thành lập trước đó thường đội mũ đỏ (Dugpas).   

    Cuộc chấn hưng Lạt-Ma giáo của Tsong Khapa đem lại một sinh khí mới cho Lạt-Ma giáo, nhưng việc đào tạo những tăng sĩ chọn lọc , có tinh thần tu học cao, tôn trọng kỷ luật, đòi hỏi thời gian lâu dài, nhiều thử thách, nên phái Mũ vàng chỉ là thiểu số so với phái Mũ đỏ.

    Trong suốt mấy trăm năm, không những phái Mũ đỏ chiếm đa số mà còn tạo nhiều ảnh hưởng đối với các Lãnh Chúa, Tiểu Vương, mặc dù họ không sản xuất được những tu sĩ xuất sắc như phái Mũ vàng. Tuy nhiên, theo thời gian, các tu sĩ Mũ đỏ bị quần chúng coi thường, bất tín nhiệm, nên cũng mất dần ảnh hưởng.

    80

    Sau khi Ông Tsong Khapa qua đời, đệ tử của Ông tiếp tục công việc chấn hưng Lạt-Ma giáo, huấn luyện đào tạo các tăng sĩ giới đức, khuyến khích tín đồ tự tu, tự học, chớ nên ỷ lại vào các tu sĩ, vì tu sĩ chỉ là người hướng dẫn, chớ không thể cứu độ được ai hết.

    Việc nầy gặp phải sự chống đối mãnh liệt của các tông phái khác, vì đụng chạm tới  quyền lợi của họ.   

    Trưởng môn phái Mũ Vàng là Gedun Truppa ý thức rõ sự đe dọa nầy, nên trước khi chết, Ông đã cho các đệ tử biết rằng, Ông sẽ hóa thân trở lại để tiếp tục lãnh đạo phái Mũ Vàng. Ông để lại một bài kệ và ít di vật làm tin.

    Phong tục Tây Tạng tin rằng khi một tu sĩ đã đạt đến trình độ cao, họ có thể chọn lựa đời sống ở một cõi khác, hoặc trở lại thế gian để tiếp tục công việc còn dở dang. Những người trở lại thế gian như thế được gọi là Hóa Thân.

    Hai năm sau, một đứa bé trai lên 2 tuổi đã giải đáp được Bài kệ, cũng như phân biệt rõ các di vật của Gedun Truppa, nên được phái Mũ Vàng suy tôn lên làm Sư Trưởng (Rinpoche), lấy Pháp danh là Gedun Gyatso.

    Tiếp tục đường lối của Gedun Truppa là khuyến khích các tín đồ tự tu tự học. Sư Trưởng Gyatso đi khắp nơi hoằng dương giáp pháp, được dân chúng vô cùng kính nể, gọi là Liên Hoa Sư Trưởng (The Lotus Rinpoche).

    Trước sự phát triển của phái Mũ Vàng, các phái Mũ đỏ, nhất là phái Karmapas, vốn có quân đội riêng, thẳng tay trừng trị những tu sĩ Mũ Vàng nào bén mảng đến vùng Chang Tsang của họ.

    Một cuộc chiến tranh tôn giáo giữa các tông phái sắp xảy ra thì Sư Trưởng Gedun Gyatso bị bạo bệnh từ trần. Trước khi chết, Ông để lại di chúc rằng Ông sẽ trở lại để hoàn tất công việc phục hưng Lạt-Ma giáo.

    Ít lâu sau, học trò của Ông tìm gặp một bé trai có những ấn chứng đặc biệt như đã di chúc tên là Sonam Gyatso.

    Khác với 2 kiếp trước, Sonam Gyatso không những học rộng mà còn có biệt tài hùng biện. Ông có thể giảng giải  tất cả những kinh nổi tiếng khó hiểu một cách dễ dàng. Người ta gọi Ông là vị Sư Trưởng có lời nói quí như ngọc. Danh tiếng của Ông được đồn xa đến tận Mông Cổ. Vua nước nầy là A Đại Kha Hãn (Alta Khan) cho sứ giả qua mời Ông sang Mông Cổ  thuyết pháp.

    Lịch sử chép rằng, Sonam Gyatso đến nơi đúng lúc A Đại Kha Hãn đang khởi binh đi đánh nước Nữ Chân. Sonam bèn xin vua cho Ông thuyết một bài pháp trước khi kéo binh đi. Trước hằng vạn quân sĩ đang hung hăng, Sonam giảng về đức Từ bi của Phật. Lời nói chân thành của Ông có sức rung động mãnh liệt khiến A Đại Kha Hãn quyết định bãi binh, và mấy vạn quân lính Mông Cổ đều xin quy y Phật đạo.

    Vua A Đại Kha Hãn đặt Phật giáo lên hàng Quốc giáo, phong cho Sư trưởng Sonam Gyatso làm Đạt-Lai Lạt-Ma, có nghĩa là vị Lạt-Ma có tấm lòng từ bi rộng như biển. Danh từ Đạt-Lai Lạt-Ma  mới bắt đầu  có từ đó.

    Vì Sonam Gyatso là Hóa thân lần thứ ba của Gedun Truppa, nên Ông được gọi là vị Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 3.

    Nhờ ảnh hưởng của Ông đối với người Mông Cổ, cuộc chiến giữa các tông phái Mũ Vàng và Mũ đỏ không xảy ra ở Tây tạng. Phái mũ đỏ Karmapas, dù có quân đội riêng, cũng không dám tấn công Phái Mũ vàng Gelugpas bằng quân sự.

    Sonam Gyatso dành khá nhiều thời gian truyền bá Phật pháp tại Mông Cổ. Khi đó, thế lực của Mông Cổ bắt đầu  suy yếu, các bộ lạc và Tộc trưởng rất muốn đem binh chinh phục các nơi, hy vọng những chiến thắng ngoài biên gới sẽ làm nguôi ngoai lòng bất mãn của dân chúng trong nước. Tuy nhiên, A Đại Kha Hãn cương quyết giữ đúng lời phát nguyện của Ông trước Sonam Gyatso, là không gây thêm một cuộc chiến tranh nào nữa. Trước khi từ trần, nhà vua gởi thư xin Đức Đạt Lai Lạt-Ma Sonam Gyatso hãy chăm lo cho dân chúng Mông Cổ khỏi rơi vào nạn binh đao.

    Năm 1588, Sonam Gyatso từ trần, để lại một bài kệ rằng Ông sẽ hóa thân trở lại tại Mông Cổ để làm tròn lời hứa với A Đại Kha Hãn. Cuộc đi tìm vị Hóa Thân lần thứ 4 nầy rất gay go vì những ấn chứng đặc biệt mà Sonam di chúc lại.

     Sau nhiều năm tìm kiếm, các vị Lạt-Ma  gặp được đứa cháu nội của A Đại Kha Hãn có được những ấn chứng nầy.

    Yonsten Gyatso là vị Đat-Lai Lạt-Ma duy nhứt không phải là người Tây tạng, và vì xuất thân trong gia đình vua chúa Mông Cổ, nên Ông không những là người lãnh đạo phái Mũ Vàng ở Tây Tạng, mà còn là một vị Quốc Sư  của triều đình Mông Cổ. Lúc đó, uy thế của Mông Cổ suy kém nhiều, các bộ lạc tự  ý tách ra tự trị, không tùng phục triều đình nữa. Nhưng trong suốt thời gian làm Quốc Sư của Yonsten Gyatso,  Mông Cổ không gây chiến với bất cứ quốc gia nào, nên dân chúng hưởng được cảnh thái bình trong một thời gian khá dài.

    Khi Đức Đạt-Lai Lạt-Ma Yonsten qua đời, đế quốc Mông Cổ tan rã, phái Mũ Đỏ ở Tây Tạng lợi dụng cơ hội nầy để bành trướng thế lực. Nhóm Mũ Đỏ Karmapas xúi giục Tiểu Vương xứ Tsang khởi binh tấn công phái Mũ Vàng. Chùa Sera và Drepung bị đốt, hằng trăm tu sĩ Mũ vàng bị giết. Các tu sĩ Mũ Vàng phải trốn vào rừng, cho đến khi tìm được vị Hoá thân thứ  5 là Lobsang Gyatso trong một gia đình

    nông dân ở Lhassa. Vì hoàn cảnh đặc biệt, họ phải đưa Lobsang qua miền Tây trú ẩn trong tu viện Talshihunpo.

    Lobsang Gyatso được huấn luyện tại đây cho đến khi trưởng thành chánh thức nhận lãnh chức vụ Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 5. Được tin nầy, vị Lãnh chúa xứ Tsang định đem quân đến vây Tu viện Talshihunpo để trừ tận gốc.

    Lịch sử Tây Tạng kể rằng, một trong những bài kệ để lại đã tiên đoán trước việc nầy, và nói rằng Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 5 sẽ có cách đối phó, nếu Ông ta đích thực là Hóa thân của Yonsten Gyatso.

    Khi được thông báo, Lobsang  Gyatso nói với các tu sĩ  Mũ vàng rằng, không một tên lính nào của xứ Tsang lọt qua được cánh cửa Tu viện Talshihunpo. Một câu nói dường như vô lý, khi cả ngàn quân lính xứ Tsang sắp sửa kéo đến.

    Nhưng khi Lãnh chúa xứ Tsang vừa xuất quân thì một Tộc trưởng Mông Cổ là Gusris Khan đã mang quân Mông Cổ đánh úp xứ nầy, rồi chiếm trọn Tây Tạng. Lịch sử Mông Cổ chép rằng, Gusris Khan nằm mộng thấy tổ tiên là A Đại Kha Hãn gọi đến trao nhiệm vụ phải giải phóng xứ Tây Tạng khỏi bọn tà ma hại đạo. Gusris Khan giải giới nhóm tu sĩ Mũ đỏ Karmapas, tiêu diệt các Lãnh chúa, Tiểu vương, thống nhất toàn cõi Tây Tạng, rồi Ông mời Lobsang Gyatso trở về Lhassa, trao quyền cai trị toàn xứ Tây Tạng cho vị Đạt-Lai Lạt-ma đời thứ 5 rồi kéo quân trở về Mông Cổ.

    Từ đó, Tây tạng được đặt dưới quyền cai trị của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma cho tới ngày nay.

    Mặc dầu tất cả Đạt-Lai Lạt-Ma đều xuất thân từ phái Mũ Vàng (Gelugpas), nhưng phái Mũ Đỏ (Dugpas) vẫn được tôn trọng và vẫn chiếm số đông.

    Lobsang Gyatso nhớ ơn vị thầy có công dạy dỗ  Ông thuở nhỏ tại Tu viện Talshihunpo, nên phong cho thầy làm chức Ban-Thiền Lạt-Ma (Tashi Lama). Chữ Tây Tạng, Ban Thiền (Tashi) có nghĩa là vị thầy đáng kính.

    Sau đó, các vị Ban -Thiền Lạt-Ma cũng hóa thân trở lại hướng dẫn tinh thần dân chúng, mặc dầu nhiệm vụ của vị Ban-Thiền Lạt-Ma chỉ  thuần túy trong tôn giáo mà thôi.

    Đức Đạt-Lai Lạt-Ma Lobsang Gyatso cho xây Điện Potala trên nền móng Cung điện cũ của Songsten Gampo và khởi sự ngay một cuộc chấn hưng tôn giáo. Các Tu viện được xây dựng khắp nơi để đào tạo Tu sĩ, nhiều kỳ thi Phật học được tổ chức để gạt bỏ những người mượn áo tu hành làm điều sái quấy. Tục lệ thừa kế trong tôn giáo được bãi bỏ, các tu sĩ phải thi đậu các kỳ thi Phật học  mới được bổ nhiệm làm Trụ trì  các Tu viện, nhưng cũng chỉ hành quyền một thời gian ấn định để tránh sự quyến luyến một chốn nào. Sau một thời gian hoằng dương giáo pháp, các tu sĩ nầy được đưa đến những Tu viện cao hơn để học hỏi thêm.

    Để tránh tình trạng chia rẽ giữa các tông phái, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma Lobsang cho thành lập một Hội Đồng Trưởng Lão để điều hành và bổ nhiệm các tu sĩ có tài năng và đức độ vào những chức vụ hành chánh quan trọng.

    Một Hội Đồng Tôn giáo cũng được thành lập để lo các vấn đề tôn giáo và bảo đảm các tông phái đều được tôn trọng như nhau, trong tinh thần hòa ái khiêm cung.

    Các kinh điển từ trước vẫn được cất kỹ thì nay đem ra truyền bá sâu rộng để khuyến khích phong trào tu học trong nước. Mọi gia đình đều được khuyến khích gởi con cái vào học trong các Tu viện, để trở thành những vị Lạt-Ma.

     (Danh từ Lạt-Ma không chỉ có nghĩa là Tu sĩ, mà nghĩa chánh của nó là một người học thức thi đậu kỳ thi Phật học. Sau đó họ có thể lấy vợ, sống như người dân bình thường. Khi nào phát nguyện xuất gia tu hành thì  mới gọi là Tu sĩ. Tất cả Tu sĩ đều phải thi đậu kỳ thi Phật học, nên các Tu sĩ đều là Lạt-Ma, nhưng Lạt-Ma chưa hẳn là Tu sĩ,)

    Tây Tạng từ trước đến nay vẫn là một xứ rộng lớn, địa thế hiểm trở, các vùng thường sanh hoạt tự trị, nhưng Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 5 tỏ ra là một nhà lãnh đạo tài giỏi, không những Ngài tổ chức lại guồng máy điều hành một cách khôn khéo mà còn thống nhứt toàn xứ Tây Tạng dưới danh nghĩa tôn giáo.

    Các gia đình quí tộc, các Tù trưởng, từ trước vẫn nắm quyền hành và quân đội, nay được mời vào Hội Đồng Địa phương, một chức vụ cho phép họ thâu thuế, kiểm soát an ninh trật tự, mặc dầu quyền hành của họ ít nhiều bị giới hạn và chịu sự kiểm soát của các Tse Drung (giống như chức vụ Tỉnh trưởng).

    Trong suốt 300 năm, guồng máy hành chánh của Tây Tạng gần như không thay đổi và vẫn giữ được tánh cách thống nhứt, độc lập dưới sự cai trị của các Đạt-Lai Lạt-Ma.

    Ngoài vị Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 5 vẫn được tôn sùng nhất, lịch sử Tây Tạng còn ghi nhận vị Đạt-Lai Lạt-Ma thứ 13 như một vị có công lớn về phương diện tôn giáo và chánh trị.

    Thupten Gyatso (1876-1933) nhận trách nhiệm lãnh đạo Tây Tạng khi quốc gia nầy phải đối phó với nhiều áp lực chưa từng có. Về mặt đối ngoại, Ngài phải lo đối phó với Nga, Anh và Trung Hoa. Về đối nội, Ngài phải dàn xếp sự tranh chấp giữa các tông phái, ngay trong nôi bộ của phái Mũ Vàng cũng có nhiều rạn nứt trầm trọng.

    Trong suốt mấy thế kỷ liền, Hội Đồng Trưởng Lão đã nắm quyền khi các vị Đạt-Lai Lạt-Ma còn nhỏ tuổi, và họ đã thao túng chính trường, lập thành những phe nhóm chống đối nhau. Một số có ý đặt ra các luật lệ dành nhiều quyền lợi cho giới tăng sĩ phe mình; một số khác lại muốn chú trọng vào con đường tu luyện Thần thông hơn là theo đúng con đường của Đức Phật.

    Đức Đạt-Lai Lạt-Ma Thupten Gyatso có đầu óc mở rộng hơn những vị Đạt-Lai Lạt-Ma trước, nên sau khi nhậm chức, Ngài giới hạn quyền hành của các Trưởng Lão và thay thế Hội Đồng Trưởng Lão nầy bằng một Nội Các gồm nhiều nhân vật dân sự. Ngài là người đầu tiên khởi xướng chương trình giáo dục mở rộng cho tất cả mọi người, chớ không dành riêng cho giới quí tộc hoặc tu sĩ.

    Ngài thay đổi toàn bộ luật pháp đặt ra từ những thế kỷ trước, hủy bỏ án tử hình, giảm nhẹ các hình phạt, bỏ bớt thuế khóa, xây bệnh viện, trường học, mở mang đường sá, và phát động nhiều công cuộc cải cách xã hội khác.

    Dĩ nhiên, Ngài gặp sự chống đối mãnh liệt của giới tu sĩ và quí tộc, nhưng Ngài đã can đảm tổ chức lại Giáo hội, nhấn mạnh việc tu thân trước khi tham dự vào các công việc xã hội, và chánh trị. Điều mà Ngài chưa thi hành được là thay đổi chánh sách bế quan tỏa cảng của các Đạt-Lai Lạt-Ma đời trước, vì gặp phải sự chống đối rất mãnh liệt của Nội Các.

    Năm 1904,  nước Tây Tạng bị quân đội Anh quốc từ Ấn Độ đem quân xâm lăng. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 13 phải qua lánh nạn tại Trung Hoa.

    Tại Trung Hoa, Ngài nhận thấy nước Trung Hoa cũng đang bị các nước Tây phương xâu xé. Ngài dự định, khi Ngài được trở về Tây Tạng, Ngài sẽ cương quyết thi hành những chánh sách  mới, hầu đưa Tây Tạng thoát khỏi vết xe cũ.

    Sau cuộc thương thuyết với Chánh phủ Anh, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trở về nước. Vì sự chống đối của Nội Các và  Hội Đồng Trưởng Lão, Ngài không thể cải cách xã hội Tây Tạng như  ý muốn được nữa. Ngài dành trọn thời giờ để Thiền định và giảng dạy kinh điển cho các tu sĩ trẻ.

    Trước khi qua đời, Ngài cảnh cáo rằng, Tây Tạng sắp bước vào một giai đoạn thử thách  mới, và chỉ có sự chuẩn bị  mới giúp họ thoát khỏi tai ách lớn lao nầy.

    Khi Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 13 (Thupten Gyatso) qua đời, Hội Đồng Trưởng Lão quyết định áp dụng chánh sách bế quan tỏa cảng. Trong lúc đó,  thời cuộc thế giới bên ngoài thay đổi mau chóng, với cuộc Cách Mạng Trung Hoa, cuộc xâm lăng của Nhựt Bổn, cuộc Cách mạng Vô sản ở Trung Hoa, hai cuộc Thế giới Chiến tranh. Vả lại, Hội Đồng Trưởng lão lại quá bận rộn trong công việc tìm kiếm vị Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 14, nên không chú ý nhiều đến vấn đề đổi thay thời cuộc bên ngoài.

    Năm 1950, Quân đội Trung Hoa Cộng sản, tràn qua biên giới Tây Tạng, mở đầu một cuộc xâm lăng qui mô. Họ đàn áp dã man các cuộc nổi dậy đòi độc lập của người Tây Tạng và đặt ách thống trị dưới chiêu bài Giải phóng.

    Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 14 bị giam lỏng tại Điện Potala trong 9 năm liền. Cho đến tháng 4 năm 1959, Ngài  mới trốn thoát được và sang tỵ nạn nơi nước Ấn Độ.

    Mặc dầu Đức Đạt-Lai Lạt-Ma chủ trương bất bạo động, kêu gọi thế giới  giúp Tây Tạng phục hồi chủ quyền quốc gia, nhưng nhiều người Tây Tạng trong nước vẫn tổ chức các cuộc kháng chiến, cương quyết đánh đuổi quân xâm lăng Trung quốc. Nhiều cuộc nổi dậy đẫm máu xảy ra trong mấy mươi năm qua mà thế giới  bên ngoài vẫn cố tình làm lơ như không nghe biết.

    Việc Đức Đạt-Lai Lạt-Ma qua Ấn Độ xin tỵ nạn chánh trị làm cho Thủ Tướng Nehru của Ấn Độ bối rối, vì hiện tại, việc ngoại giao giữa 2 nước (Ấn Độ và Trung quốc) đang tốt đẹp. Nếu từ chối việc tỵ nạn của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thì sẽ gây nhiều phản ứng quốc tế bất lợi cho Ấn Độ, nhưng nếu  chấp nhận cho tỵ nạn thì Ấn Độ có thể gặp nhiều khó khăn về ngoại giao đối với Trung quốc.

    Để đối phó với dư luận thế giới  đang sôi nổi về việc nầy, Thủ Tướng Nehru có một quyết định rất khôn khéo là : Một mặt, Ông tuyên bố trước Quốc hội rằng, việc tỵ nạn của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma chỉ là sự tranh chấp nội bộ của người Tây Tạng, Ấn Đô không có lý do gì để dính dáng đến những cuộc tranh chấp nầy; mặt khác, Ông tức tốc tìm ngay một địa điểm thật hẻo lánh  để đưa Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đến đó tạm trú, hy vọng theo thời gian, vấn đề Tây Tạng sẽ chìm vào quên lãng. Dharamsala được chọn vì vị trí đặc biệt nầy.

    Đây là một thị trấn nhỏ ở miền cực Bắc Ấn Độ, nằm sâu trong thung lũng Kangra, 4 bề được bao bọc bởi những dãy núi của Hy-Mã-Lạp Sơn, chỉ có độc một con đường  giao thông với bên ngoài. Trước đây, Dharamsala chỉ là một đồn lính biên phòng của quân đội Anh có tên là Macleod Ganj, khi người Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ, quân đội Anh rút đi, đồn nầy bị bỏ hoang, chỉ có chừng 200 người dân địa phương cư ngụ nơi đây. Trục giao thông duy nhất là một con đường nhỏ hẹp, ngoằn ngoèo, hư xấu, thường bị tuyết phủ kín  vào mùa Đông, cắt đứt mọi liên lạc với bên ngoài.

    Điều mà Thủ Tướng Ấn không ngờ là, chỉ trong một thời gian ngắn, hơn 40 000 người dân Tây Tạng tỵ nạn kéo về đây ở để ủng hộ Đức Đạt-Lai Lạt-Ma của họ, biến thị trấn hoang vu nầy thành một nơi đông đảo mà báo chí Tây phương gọi là “Little Lhassa” (Lhassa nhỏ), thủ đô của dân tỵ nạn Tây Tạng.

     

     

    Lão Giáo

    ·        Định nghĩa

    ·        Nguồn gốc

    ·        Kinh điển và Giáo lý

    ·        Triết lý của Lão giáo

    ·        Sự truyền bá tại Trung Hoa

    ·        Tiểu sử Đức Lão Tử

    ·        Lão giáo tại Việt Nam.

             I. Định nghĩa :

    Lão giáo là tôn giáo do Đức Lão Tử lập nên và làm Giáo chủ.

    Cứu cánh của Lão giáo là dạy con người tu luyện thành Tiên, nên Lão giáo còn được gọi là Tiên giáo.

    Quyển sách căn bản của Lão giáo là Đạo Đức Kinh, do Đức Lão Tử viết ra. Trong quyển sách nầy, Đức Lão Tử bàn luận nhiều về chữ ĐẠO. Theo Đức Lão Tử, ĐẠO là cái vô danh có trước Trời Đất, yên lặng trống không, huyền diệu vô cùng, tạo ra Trời Đất và hóa sanh vạn vật. (Xem chi tiết nơi phần Đạo Đức Kinh phía sau).

    Lão giáo chủ yếu dạy về chữ ĐẠO, nên Lão giáo cũng được gọi là Đạo giáo : Tôn giáo dạy về chữ Đạo.

    Vậy, Lão giáo, Tiên giáo, Đạo giáo đều chỉ một nền tôn giáo do Đức Lão Tử lập nên, là một trong 3 nền tôn giáo lớn (Tam Giáo) ở Á Đông.

    II.  Nguồn gốc của Tiên giáo :

    Tiên giáo có từ rất lâu đời, khi hình thành xã hội loài người, nhưng thuở đó, con người chưa văn minh, chưa có chữ viết, nên chỉ dạy nhau bằng cách truyền khẩu mà thôi. Đó là thời Nhứt Kỳ Phổ Độ, Đức Thái Thượng Đạo Tổ giáng trần mở Tiên giáo nơi nước Trung Hoa.

    Đến thời vua Hiên Viên Huỳnh  Đế (Hoàng Đế), Đức Thái Thượng Đạo Tổ, hóa thân là Quảng Thành Tử xuống trần dạy cho vua Huỳnh Đế và Hoàng Hậu về Bí pháp tu luyện. Tương truyền, vua Huỳnh Đế và Hoàng Hậu tu hành đắc quả, được  cỡi rồng bay lên Trời. Thời kỳ nầy, ai thọ được Bí pháp chơn truyền, lo tu hành thì đắc quả, rồi tìm người có duyên phần truyền lại cái Bí pháp ấy, nên lần lần chơn truyền sai lạc và cuối cùng thì mất hẳn.

    Qua thời Nhị Kỳ Phổ Độ, Đức Thái Thượng Đạo Tổ lại giáng sanh xuống cõi trần là Lão Tử,  để chấn hưng Tiên giáo, và lúc bấy giờ, Tiên giáo được gọi là Lão giáo, vì hiện tại do Đức Lão Tử lập nên. Người ta cũng nhớ tới Tiên giáo thời Hiên Viên Huỳnh Đế (Hoàng Đế), nên nhập chung gọi là Đạo Hoàng Lão. (Hoàng là Hoàng Đế, Lão là Lão Tử).

    Lão giáo rất được sùng bái như Phật giáo và Nho giáo, nhưng Lão giáo chủ trương xuất thế, không tham dự việc đời, khác hẳn với Nho giáo (Khổng giáo) chủ trương nhập thế, nên các môn đồ của 2 tôn giáo nầy thường kích bác lẫn nhau.

    Chỉ có bực thượng trí với tâm hồn phóng khoáng  mới tiếp thu được Lão giáo.

    Học thuyết của Lão giáo rất cao siêu, ít người hiểu thấu, bực thượng trí thì ít, bực hạ trí thì phần nhiều, nên họ hiểu Lão giáo theo lối thấp kém, biến Lão giáo thành lối luyện tập bùa phép, pháp thuật trừ quỉ khiển tà, làm nhiều điều dị đoan mê tín, sai lạc với tôn chỉ cao thượng buổi đầu.

    Nhưng đến năm Giáp Tý (1924) là năm Khai Nguơn, và tiếp sau đó là năm Bính Đần (1926), là năm khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tức là Đạo Cao Đài, mở đầu một kỷ nguyên  mới, chấm dứt Nhị Kỳ Phổ Độ, bước qua thời Tam Kỳ Phổ Độ, với một nhơn loại có trình độ tiến hóa rất cao.

    Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có nhiệm vụ chấn hưng cả 3 nền tôn giáo : Lão giáo, Nho giáo, Phật giáo, tái lập chơn truyền Tam giáo trong một nền Đại Đạo Cao Đài, do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế làm chủ.

     III. Kinh điển & Giáo lý của Lão giáo :

    Đức Lão Tử, khi đi qua ải Hàm Cốc thì gặp Doãn Hỷ, là quan Doãn giữ ải Hàm Cốc.  Doãn Hỷ lạy Đức Lão Tử xin thọ giáo. Đức Lão Tử bằng lòng lưu lại ải một thời gian để truyền đạo cho Doãn Hỷ, rồi soạn ra sách ĐẠO ĐỨC KINH truyền cho Doãn Hỷ, dặn cứ tu theo đó thì đắc đạo.

    Doãn Hỷ cứ noi theo kinh mà tu, dần dần trở nên thông thái, tự viết ra một cuốn kinh gọi là Kinh Tây Thăng gồm 36 bài, nhưng kinh nầy không truyền lại.

    Kế tục Lão Tử có Trang Tử, Liệt Tử, nhứt là Trang Tử đặc sắc hơn cả, sáng tác ra Nam Hoa Kinh khi ẩn tu tại núi Nam Hoa, làm sáng tỏ thêm học thuyết của Lão Tử.

    Vậy Giáo lý của Tiên giáo được giảng rõ trong 2 cuốn kinh :

    -         Đạo Đức Kinh của Đức Lão Tử.

    -         Nam Hoa Kinh của Trang Tử, còn gọi là sách Trang Tử.

         1.     Đạo Đức Kinh :

    Đạo Đức Kinh  gồm 81 chương chia làm 2 phần  : Thượng và Hạ, lời lẽ khúc chiết, ý nghĩa uyên thâm, bàn luận về hai chữ  Đạo và Đức, về cơ Tạo Đoan định vị Trời Đất, hóa sanh vạn vật. Vạn vật khi đã sanh thành rồi thì  mỗi vật đều tích lũy Đạo và Đức nơi mình để sống và tiến hóa.

    Quan niệm về Vũ trụ và Nhơn sanh như thế nên Đức Lão Tử theo đó mà lập thành Giáo lý của Ngài.

    a) Bàn về chữ Đạo : Trong chương mở đầu của Đạo Đức Kinh, Đức Lão Tử bàn về chữ ĐẠO :

    Đạo khả Đạo phi thường Đạo,

    Danh khả Danh phi thường Danh.

    Vô Danh Thiên Địa chi thủy,

    Hữu Danh vạn vật chi mẫu.

    Nghĩa là : Đạo nói được không phải là Đạo thường,

                     Danh gọi được không phải là Danh thường.

                     Cái Vô Danh là khởi đầu của Trời Đất,

                     Cái Hữu Danh là mẹ của muôn vật.

    Chữ THƯỜNG ở đây có nghĩa là mãi mãi, luôn luôn, bất biến, dù mọi vật biến đổi, nhưng tự nó không đổi. Vậy chữ Thường mà Đức Lão Tử dùng để chỉ cái gì luôn luôn là thế, tức là xem nó là qui tắc.

                Đạo là Vô Danh, nên nó không thể chứa đựng ngôn ngữ, nhưng khi ta muốn nói tới nó, ta phải mượn ngôn ngữ, gọi là ĐẠO.

    ĐẠO là cái mà bất cứ vật gì, và tất cả mọi vật đều do đó mà sanh ra. Bởi nó luôn luôn có trong mọi vật, nên ĐẠO luôn luôn hiện hữu. Nó là cái bắt đầu  của mọi cái bắt đầu.

    Đức Lão Tử nói về lý Âm Dương : Đạo sinh nhất, Nhất sinh nhị, Nhị sinh tam, Tam sinh vạn vật, nghĩa là : Đạo sanh một, một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật.

    Vạn vật giai phụ Âm bảo Dương, xung khí dĩ vi hòa, nghĩa là : : Muôn vật đều cõng một Âm và bồng một Dương, nhân chỗ xung nhau mà hòa nhau.

    b)    Bàn về chữ Đức :

    Đức Lão Tử nói : Đạo sinh chi, Đức xúc chi, vật hình chi, thế thành chi. Thị dĩ vạn vật mạc bất tôn Đạo nhi quí Đức. Đạo chi tôn, Đức chi quí, phù mạc chi mệnh nhi thường tự nhiên. Cố Đạo sinh chi, Đức xúc chi, trưởng chi, dục chi, đình chi, độc chi, dưỡng chi, phúc chi.

    Nghĩa là : Đạo sanh ra nó (vạn vật), Đức chứa đựng nó, rồi thì vật chất khiến nó thành hình, hoàn cảnh khiến nó thành vật. Vì thế, muôn vật đều phải tôn Đạo mà quí Đức. Đạo được tôn, Đức được quí, không có cái gì sai khiến mà vẫn tự nhiên như thế. Cho nên, Đạo sanh ra nó, Đức xúc tích nó, làm cho nó lớn, làm cho nó sống, làm cho nó hiện ra hình, làm cho nó thành ra chất, và nuôi nấng che chở nó.

    Xem thế, Đạo sanh ra và Đức nuôi dưỡng.

    Đạo như là khối gỗ chưa đẽo gọt, tức là giản dị. Không có gì giản dị hơn cái Đạo Vô Danh. Đức là cái gì giản dị sau Đạo, và người theo Đức thì phải sống cuộc đời càng giản dị càng hay.

    Người có cuộc sống hợp với Đức thì phải ở ngoài vòng phân biệt tốt xấu, thiện ác. Đức Lão Tử nói : Thiên hạ giai chi mỹ  chi vi mỹ, tư ác dĩ, giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện dĩ.

    Nghĩa là : Nếu thiên hạ biết được đẹp là đẹp thì ấy là có xấu; biết thiện là thiện thì ấy là có bất thiện.

                Vì vậy, Đức Lão Tử cho cái Nhân và Nghĩa của Nho gia là những đức tánh làm suy đồi Đạo và Đức. Do đó, Lão Tử nói : Cố thất Đạo nhi hậu Đức, thất Đức nhi hậu Nhân, thất Nhân nhi hậu Nghĩa, thất Nghĩa nhi hậu Lễ, nghĩa là : mất Đạo  mới có Đức, mất Đức  mới có Nhân, mất Nhân  mới có Nghĩa, mất Nghĩa  mới có Lễ.

                Người ta để mất cái Đức nguyên thủy là vì có quá nhiều ham muốn và hiểu biết. Thỏa mãn ham muốn tức là tìm hạnh phúc, nhưng khi cố tìm cách thỏa mãn quá nhiều ham muốn thì ta chỉ đạt kết quả trái lại.

                Đức Lão Tử nhấn mạnh đến Quả dục (Ít ham muốn), nên nói : Chẳng có họa nào lớn hơn là không biết đủ, chẳng có lỗi nào lớn hơn là muốn được.

    c)  Chủ nghĩa Vô Vi :

    Vô Vi là không làm, tức là để cho tự nhiên diễn tiến.

    Đức Lão Tử thấy cái tự nhiên bao giờ cũng có lợi chớ không có hại. Đã thế thì cứ phó mặc cho tự nhiên làm việc. Nhúng tay vào guồng máy thiên nhiên, không khỏi mang họa vào mình.

    Bởi vậy, Đức Lão Tử cho Vô Vi vừa là chủ nghĩa rất hợp với lẽ tự nhiên, vừa là chủ nghĩa vạn năng. Lão Tử đem nó ứng dụng vào tất cả các việc trong đời, từ việc nhỏ như tu thân, xử sự hằng ngày, cho đến việc lớn như lo hạnh phúc cho xã hội.

    Chữ VÔ trong Vô Vi không có nghĩa tuyệt đối, nên chủ nghĩa Vô Vi của Đức Lão Tử cũng không phải là không hành động mảy may.

    Đức Lão Tử nói : “Đạo thường vô vi nhi vô bất vi.” Nghĩa là : Đạo thường không làm (tức là thuận với lẽ tự nhiên), nhưng không cái gì mà nó không làm.

    Trong Trời Đất, cái gì cũng có nguyên nhân. Có sống  mới có chết, có làm  mới có thất bại, có cạnh tranh  mới có người cạnh tranh với mình. Muốn được bình yên vô sự thì đừng cạnh tranh, mình không tranh thì thiên hạ không ai cạnh tranh với mình. (Phù duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh).

                Vậy muốn khỏi thất bại,  muốn  tránh những cái di hại do nó mà ra, người ta cũng phải trừ cái nguyên nhân của nó.

                Nguyên nhân của sự thất bại là gì ? Đức Lão Tử cho nó là : “ Có làm “ (HữuVi). Đức Lão Tử nói : Vi giả bại chi, chấp giả thất chi. Thị dĩ Thánh nhân  vô vi cố vô bại, vô chấp cố vô thất. Dân chi tòng sự, thường ư  cơ thành nhi bại chi. Nghĩa là : Người có làm tất có thất bại, người muốn cầm giữ tất bị mất. Cho nên Thánh nhân không làm việc gì nên không bại (bao giờ). Người thường làm việc, thường khi gần thành thì bị thất bại.

                Chủ nghĩa Vô Vi làm thế nào mà trừ được những nguyên nhân sanh ra những điều có hại ?

             Người đời thường hay khinh suất, coi thường những việc nhỏ mọn dễ dàng, đến lúc những cái nhỏ mọn đã thành ra những nguyên nhân  to lớn; những cái dễ dàng đã thành ra những nguyên nhân khó khăn, lúc đó  mới lo làm thì bấy giờ không thể làm được nữa.

    Chủ nghĩa Vô Vi cốt ở diệt những nguyên nhân tai hại từ khi nó chưa phát hiện. Đức Lão Tử nói : Làm cách Vô Vi, thờ cái Vô Sự, mến cái Vô Vị (không mùi vị). Lớn nhỏ, ít nhiều, đều lấy Đức báo lại thù oán. Lo việc khó từ khi còn dễ, làm việc lớn từ khi còn nhỏ. Việc khó trong thiên hạ, tất phải làm từ khi còn dễ, việc lớn trong thiên hạ tất phải làm từ khi còn nhỏ. Vì vậy, Thánh nhân không bao giờ làm việc lớn nào mà có thể thành được việc lớn. Vâng nhận một cách khinh suất tất nhiên ít được đúng lời, coi là dễ bao nhiêu thì càng khó khăn bấy nhiêu. Vì vậy, Thánh nhân  thường lấy làm khó mà chung qui không  việc gì khó. (Vi vô vi, Sự vô sự, Vị vô vị, Đại, tiểu, đa, thiểu, báo oán dĩ đức. Đồ nan ư kỳ thị, vi đại ư kỳ tế. Thiên hạ nan sự, tất tác ư dị, thiên hạ đại sự, tất tác ư tế. Thị dĩ Thánh nhân chung bất vi đại, cố năng thành kỳ đại. Phù khinh nặc tất quả tín, đa dị tất đa nan. Thị dĩ Thánh nhân do nan chi, cố chung vô nan kỳ.)

    Bổn ý của Đức Lão Tử không phải ngồi khoanh tay mà nhìn. Ngài cũng không muốn lo việc thiên hạ, nhưng lo hẳn bằng cách trừ những cái mầm hại trước khi nó nẩy nở ra.

    Vì vậy, chủ nghĩa Vô Vi không phải là không làm, không trị, nhưng phải làm từ cái lúc chưa có việc gì xảy ra, trị lúc chưa loạn. (Vi chi ư vị hữu, trị chi ư vị loạn).

    d)  Bàn về việc Chánh trị : Trị nước an dân.

    Đức Lão Tử cho rằng, quốc gia lý tưởng là quốc gia được một Thánh nhân cai trị. Điều nầy đồng quan điểm với các Nho gia, nhưng Nho gia lại nói rằng : Khi lên cầm quyền, Thánh nhân phải làm nhiều việc  ích lợi cho dân.

    Còn Đức Lão Tử thì nói trái lại : Bổn phận của Thánh Vương không phải làm việc mà phải không làm gì cả (Vô Vi), vì những việc rối loạn xảy ra trong đời nầy không phải vì nhiều việc chưa được làm, mà vì quá nhiều việc đã được làm.

    Đức Lão Tử nói rõ : Dân có nhiều ngày kỵ úy thì dân nghèo. Dân có nhiều khí giới thì nước loạn. Người nhiều tài khéo thì vật giả mạo càng thêm. Pháp lệnh càng tăng thì trộm cướp càng nhiều.

    Hành động đầu tiên của Thánh Vương là bỏ hết mọi điều ấy.

    Đức Lão Tử còn nói : Dứt Thánh bỏ trí, dân lợi gấp trăm. Dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại hiếu từ. Dứt khéo bỏ lợi, trộm cướp chẳng còn. Không chuộng người hiền, khiến dân không tranh. Không trọng vật quí hiếm, khiến dân không trộm cướp. Không thấy vật đáng ham, khiến lòng dân không loạn. (Tuyệt Thánh khí trí, dân lợi bách bội. Tuyệt nhân khí nghĩa, dân phục hiếu từ. Tuyệt xảo khí lợi, đạo tặc vô hữu. Bất thượng hiền, sử dân bất tranh. Bất quí nan đắc chi vật, sử dân bất  vi đạo. Bất kiến khả dục, sử dân tâm bất loạn).

                Cho nên lối trị dân của bực Thánh Vương là làm cho lòng trống bụng no, yếu chí, mạnh xương, thường khiến cho dân không biết ham muốn, để cho những kẻ có biết cũng không dám làm. (Thánh nhân chi trị, hư kỳ tâm, thực kỳ phúc, nhược kỳ chí, cường kỳ cốt, thường sử dân vô tri vô dục, sử tri giả bất cảm vi giả.)

                Thánh Vương sẽ diệt mọi nguyên nhân rối loạn trong đời. Sau đó sẽ trị vì bằng chủ nghĩa Vô Vi. Vô Vi là không làm gì, nhưng mọi việc đều thành.

                Đức Lão Tử nói : Ta không làm mà dân tự hay. Ta thích  yên mà dân tự chánh. Ta vô sự mà dân tự giàu. Ta không muốn mà dân tự phác.

                Không làm (Vô Vi) mà không có gì chẳng làm được. Đó là tư tưởng đặc biệt của Lão Tử, nó có vẻ như mâu thuẩn, nghịch lý. Nhưng theo các Đạo gia, vị cầm quyền  quốc gia phải bắt chước theo Đạo. Nhà cầm quyền không làm gì, mà để cho mọi người dân làm điều gì mà  mỗi người có thể làm.

                Từ luận lý đó, Lão Tử nói thêm : Thánh vương không làm cho dân sáng mà làm cho dân ngu.

                Chữ “ ngu “ ở đây có nghĩa đặc biệt như câu : Đại trí nhược ngu. Cái ngu của bực Thánh nhân là đại trí. Cái ngu của dân ở đây là không tham vọng, sống giản dị tự nhiên.

               2. Nam Hoa Kinh của Trang Tử :

                Bộ Nam Hoa Kinh hiện nay còn được 33 thiên, chia làm 3 phần : Nội thiên, Ngoại thiên và Tạp thiên. Có giá trị nhứt là 3 bài : Tiêu dao du, Tề vật luận, Thu thủy.

                Trang Tử chủ trương trở về với tự nhiên, đề cao cá nhân tự do, cho rằng vạn vật đều bình đẳng với nhau, không có thiện ác, không có phải trái, không có tốt xấu, vinh nhục, …

                Tư tưởng của Trang Tử rất lãng mạn, thâm thúy, kỳ dị. Đặc biệt nhứt là giọng phúng thích của Ông, không chừa một hạng người nào, từ vua tới quan, từ hạng ham giàu mà Ông gọi là vô sỉ đến hạng trí thức theo Nho, theo Mặc, Ông cũng miệt thị.

    Ông không màng thế tục, không ham sống, không sợ chết, coi cuộc đời chỉ là giấc mộng lớn, chết là tỉnh mộng.

    Văn luận thuyết của Ông thật độc đáo, cuồn cuộn như sông lớn, không dùng phép lý luận để thuyết phục như Mạnh Tử, mà chỉ dùng những ý tưởng lạ, những kết luận đột ngột, những tỉ dụ không ai ngờ để làm cho người đọc ngạc nhiên thích thú hoặc xấu hổ mà không cãi được.

    Những tư tưởng của Trang Tử  thể hiện trong Nam Hoa Kinh  kể ra được như sau :

    a)      Đường lối để đạt đến hạnh phúc :

    Bài đầu tiên trong Nam Hoa Kinh là Tiêu Dao Du gồm nhiều  câu chuyện vui. Trang Tử  đã cho thấy đường lối để đạt hạnh phúc : Sự phát triển tự do bản tính của con người có thể đem ta đến hạnh phúc tương đối. Muốn có hạnh phúc tuyệt đối, phải có sự hiểu biết thấu đáo về bản chất sự vật.

    Theo Trời là nguồn gốc của mọi điều hạnh phúc và tốt lành. Theo Người là nguồn gốc mọi sự khó nhọc và tai hại.

    Mọi vật đều khác nhau về bản tính và khả năng tự nhiên. Nhưng điều giống chung là mỗi vật đều được hạnh phúc ngang nhau khi khả năng của chúng được sử dụng trọn vẹn và tự do. Đó chỉ là hạnh phúc hữu hạn, còn tương đối.

    Người không hiểu biết thì buồn rầu. Nhưng khi đã hiểu biết rõ thì không cảm thấy buồn rầu nữa. Cho nên có thể lấy lý mà hóa tình. Người ta có thể dùng lý trí  chế ngự tình cảm.

                Trang Tử chủ trương rằng : Thánh nhân khi đã hiểu biết hoàn toàn về sự vật thì không còn tình cảm nữa. Điều ấy có nghĩa là Thánh nhân không còn bị cảm xúc làm lay động tâm hồn. Do đó, nhờ sự hiểu biết bản chất sự vật mà Thánh nhân không thấy buồn khổ vì những đổi thay của cuộc đời. Thánh nhân không còn phụ thưộc vào ngoại vật và do đó, hạnh phúc không còn bị hạn chế bởi  ngoại vật. Thánh nhân đã đạt đến hạnh phúc tuyệt đối vậy.

    Trang Tử nhấn mạnh  đến sự hợp nhứt giữa người và vạn vật. Muốn thực hiện sự hợp nhứt ấy, phải có sự hiểu biết và trí thông minh cao hơn nữa. Hạnh phúc do sự hợp nhứt ấy là hoàn toàn tuyệt đối.

    b) Tư tưởng Chánh trị và xã hội :

    Trang Tử phản đối kịch liệt lối trị dân bằng những luật pháp máy móc của chánh quyền. Ông chủ trương rằng : Phương sách  cai trị dân chúng hay nhứt là Vô Chánh phủ. Ông nói : Ta nghe nói để yên  thiên hạ chớ không nghe nói trị thiên hạ. Để yên thiên hạ là sợ làm cho thiên hạ tính bị hư, đức bị dời. Nếu thiên hạ không hư tính, không dời đức, thì cần chi phải trị thiên hạ.

    Thánh nhân là người đã hợp nhứt  với Đạo. Thánh nhân có thể cai trị thiên hạ, nhưng chánh trị của Thánh nhân là để yên thiên hạ, và để cho mọi người tự do sử dụng một cách trọn vẹn những khả năng tự nhiên của họ.

    Đạo là Vô Danh, do đó Thánh nhân cũng Vô Danh, vì đã hợp nhứt với Đạo.

     c)      Quan điểm siêu việt :

    Trang Tử chủ trương những quan điểm “đúng sai”, đều được  mỗi người nêu lên căn cứ  trên kiến thức chủ quan của mình. Tất cả đều là những quan niệm tương đối.

    Vượt lên trên một chút thì sự đúng sai, sống chết đều chỉ là sự thay đổi của sự vật. Cùng một sự vật, nhưng trên khía cạnh nầy thì đúng, trên khía cạnh khác thì sai. Vậy thì ta cũng không cần phải tự mình quyết định điều gì là đúng, điều gì là sai.

    Vượt lên trên nữa, tức là quan điểm siêu việt, thì phải nhìn sự vật trong ánh sáng của Trời, tức là quan điểm của Đạo. Mặc dầu mọi vật khác nhau, nhưng chúng đều giống nhau ở điểm chúng được hữu ích, vì tất cả đều do Đạo mà ra. Do đó, đứng trên quan điểm siêu việt, tức là Đạo, ta thấy dẫu có phân biệt nhau nhưng vẫn có thể thông làm một.

    Sự phân biệt giữa Ngã và Vô Ngã, cũng là tương đối. Đứng trên quan điểm Đạo, thì Ngã và Vô Ngã hợp nhứt.

    Hãy quên đi sự phân biệt phải trái. Hãy vui trong cõi vô cùng và dừng lại ở đấy. Cõi vô cùng là cảnh giới của những người đạt đến Đạo.

    Trang Tử đã đạt đến sự giải đáp cuối cùng của vấn đề bổn lai của Đạo gia nguyên thủy. Vấn đề ấy là giữ mạng sống và tránh hiểm nguy đau khổ. Nhưng với bực Thánh nhân, nó không còn là vấn đề nữa. Trang Tử viết : Trời Đất là vạn vật hợp nhứt. Đạt đến cái NHỨT thì hợp làm một với Trời Đất, tay chân ta không hơn gì bùn đất, sống chết, đầu cuối, không khác gì sự nối tiếp ngày đêm, đều không thể làm bận lòng. Như vậy hẳn không bận tâm gì về được thua, còn mất.

    Vì thế, Trang Tử giải quyết vấn đề bổn lai của Đạo gia nguyên thủy bằng cách bỏ hẳn nó đi. Đó là phương pháp Triết học để giải quyết vấn đề.

    Một khi đã quên hết mọi sự phân biệt thì trở thành cái NHỨT BẤT PHÂN HÓA, tức là cái Đại Toàn Thể. Bởi vì Thánh nhân đã thỏa mãn điều kiện nầy nên ta có thể nói rằng, Thánh nhân đã đạt đến  sự hiểu biết siêu việt mà Đạo gia gọi là “ Hiểu biết không phải là hiểu biết”.

    Sự khác biệt giữa Thánh nhân  và người ngu dốt, bổn lai cũng rõ như sự khác biệt giữa người can đảm và người không biết sợ, vì người nầy không biết sợ là gì. Người ngu dốt bổn lai là người không có hiểu biết, chớ không phải là người có sự không hiểu biết. Đó là giai đoạn cuối cùng, giai đoạn đạt đến sự không hiểu biết mà Đạo gia gọi là “Hiểu biết không phải là hiểu biết”. 

     IV. Triết lý của Lão giáo :

     1.     Quan niệm về Vũ trụ và vạn vật :

    Đối với Đức Lão Tử, nguyên thủy của vũ trụ và vạn vật là ĐẠO.

    ĐẠO là thể vô hình vô tướng, không sinh không diệt, hằng hữu đời đời. Sở dĩ người ta không thấy được Đạo là vì nó là những nguyên tố rời rạc, chưa kết thành hình tượng.

    ĐẠO sanh một, một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật. Một đó là Thái cực, Hai đó là Âm Dương, Ba đó là Tam Thiên Vị (Ba ngôi : Thái cực, Dương và Âm). Âm và Dương ấy thâu nhận Sanh quang từ ngôi Thái cực, rồi vừa xung đột vừa hòa hiệp, để tạo thành Càn Khôn Vũ Trụ và vạn vật. Cho nên, trong vạn vật đều có Âm Dương : Vạn vật đều có cõng một Âm và bồng một Dương.

    Vậy theo Đạo giáo, trước khi vũ trụ thành hình, trong khoảng không gian hư vô bao la, có một chất sinh rất huyền diệu, gọi là ĐẠO. Đạo biến hóa ra Âm Dương. Âm Dương xô đẩy và hòa hiệp tạo ra CKVT và vạn vật.

    Vạn vật được hóa sanh ra, tác động với nhau, phồn thịnh với nhau, rồi cuối cùng tan rã để trở về trạng thái không vật không hình, tức là trở về nguồn gốc của nó là ĐẠO.

     2.     Quan niệm về Nhân sinh :

    Đức Lão Tử quan niệm rằng : Đạo Trời không thân ai, không sơ ai. Trời Đất sanh ra muôn vật,  rau cỏ, chim muôn, nhơn loại, không phải cốt để chúng ăn thịt nhau, nhưng các sanh vật đều được dùng cái nó sở  thích  để sống.

    Đức Lão Tử không lấy cuộc đời làm lạc thú, xem việc sống như một nghĩa vụ, không yếm thế, không lạc quan, và xem cái chết là một việc phục tùng theo lẽ tự nhiên nhứt định.

    Lão Tử ghét những người ham mê danh lợi, quá coi trọng cái xác thịt của mình. Cái xác thịt nầy là một cái không đáng quí, vì nó thường là mối lo cho người ta; đáng quí nhất là khi người ta biết đem thân ra phụng sự thiên hạ.

    Đức Lão Tử khuyên người đời không nên quá tôn trọng và thiên về đời sống vật chất, phải tiết chế lòng ham muốn, nên chú trọng tinh thần, lấy cái tâm đè nén cái khí, thà bỏ cái thân nầy mà giữ được Đạo và Đức.

    Lão Tử không bàn đến Thượng Đế, Linh hồn, Thiên đàng, Địa ngục, mà chỉ nói một cách tổng quát về nguồn gốc của con người và vạn vật là từ ĐẠO mà ra, và cuối cùng thì trở về ĐẠO, hòa vào ĐẠO.

    3.     Lý Vô Vi :

    Muốn hòa vào ĐẠO, Đức Lão Tử nói về Lý Vô Vi. (Vô Vi là không làm, tức là không can thiệp và tự nhiên, để con người sống theo tự nhiên và cùng với tự nhiên tiến hóa).

    Lý Vô Vi gồm : Vô cầu, Vô tranh, Vô đoạt, Vô chấp.

    Vô cầu , giúp ta vô vọng, xa lìa vọng tưởng điên đảo.

    Vô tranh, giúp ta vô đại, xa lìa ý tưởng hơn thua, cao thấp.

    Vô đoạt, giúp ta vô thủ, xa lìa ý tưởng có, không, còn, mất.

    -  Vô chấp, giúp ta vô ngại, xa lìa ý tưởng trược thanh.

    Vô Vi  tức  Đạo. Đạo thường vô vi nhi vô bất vi. (Không làm tức là Đạo. Đạo thường không làm, mà không gì không làm được).

    Từ chỗ không làm mà làm được tất cả. Làm được tất cả mà như  không làm gì cả. Đó là bí quyết của Đạo.

    Lý Vô Vi quá sức huyền diệu cao viễn, ít ai thấu triệt nổi, thành ra bị thất truyền hay bị hiểu sai lạc đi.

    Thực hiện theo lý Đạo thì phải Luyện Kim đơn, để gom Tam Bửu : Tinh, Khí, Thần, về một, tức là Tinh Khí Thần hiệp nhứt. Ta phải thanh luyện tiếp để xả hết, hòa vào hư không, tức là trở về hiệp nhứt với Đạo.

    Luyện Kim đơn là luyện cho thành Thánh thai (Anh nhi, Xá lợi), chớ không phải luyện thuốc Tiên, trường sanh bất tử. Luyện cho cái Tánh trở thành Kim cang bất hoại, gặp động không loạn, nhập trần không nhiễm, định mà không chết cứng, đi đứng nằm ngồi mà như không đi đứng nằm ngồi, thuyết giảng đạo pháp mà như không thuyết giảng, vv … tức như thế là nhập vào Lý Vô Vi vậy.

          V. Sự truyền bá Lão giáo tại Trung Hoa :

    Sau đời Đức Lão Tử thì có Trang Tử (Tất Viên) và Liệt Tử làm sáng thêm cái Đạo của Lão Tử và quảng bá ra.

    Lão giáo rất huyền diệu cao siêu, ít người hiểu thấu, nên những người học Đạo sau nầy biến thành bọn phương sĩ cầu phép Thần Tiên và thuật trường sanh bất tử.

    Vua Tần Thủy Hoàng sai Từ  Phúc, Lư  Sinh  ra biển Đông tìm thuốc trường sanh.

    Vua Hán Võ Đế cũng rất sùng tín Lão giáo, cùng với Đông Phương Sóc cầu Đấng Diêu Trì Kim Mẫu giáng phàm.

    Đời Đông Hán có Trương Đạo Lăng học theo sách Đạo Đức Kinh, rồi làm ra sách gọi là Đạo Kinh, giảng cái thuật trường sanh.

    Bọn Trương Giác, Trương Tu (sau nổi lên làm Giặc Khăn Vàng) chính là học trò của Trương Đạo Lăng, luyện được phép hô phong hoán võ, sái đậu thành binh.

    Thời nhà Đường, Lão giáo thạnh hành, ngang bằng với Nho giáo và Phật giáo, truyền bá khắp nơi trong nước.

    Đời nhà Tống, nhà vua lập thêm nhà thờ Đạo giáo, đặt ra giai cấp (Tiên sinh, Xử sĩ) và quan hàm (Thị Thần, Hiệu Tịch) cho đồ đệ.

    Đến đời Nam Tống, Đạo giáo (Lão giáo) có phần suy.

    Đến đời nhà Nguyên, Đạo giáo được chia thành 3 phái : Chính Nhất giáo, Chân Đại Đạo giáo, và Thái Ất giáo, lưu hành khá rộng.

    Đời nhà Minh, Đạo sĩ Trương chính Thường được phong là Chân Nhân (Chơn Nhơn) hàm Chánh Nhị phẩm. Vua Minh Thế Tôn rất sùng tín Đạo giáo, đặt Đạo trường ở trong Cung, nhiều văn thân phụ họa đều được hiển đạt, bọn giáo đồ cậy thế ấy thường làm nhiều điều càn dỡ. Vua Minh Mục Tông lên ngôi, giết các Đạo sĩ gian ác, nhưng vẫn tôn trọng Đạo giáo.

    Đời nhà Thanh, Đạo giáo cũng khá thạnh hành, khắp nơi trong nước đều có nhà thờ Đức Lão Tử. Ở Bắc Kinh có Bạch Vân Quán, chứa đến 3000 quyển sách Đạo giáo . Thuật của Đạo giáo lúc nầy là vào núi luyện  Khí dưỡng Thần, hoặc luyện đơn sa, uống cho sống lâu, hoặc vẽ bùa trừ ma quỉ, trị bịnh tà. Các Đạo sĩ đều dùng áo tràng và mão màu vàng.

    Ở kinh đô, có lập ra Đạo Lục Ty, ở các phủ có Đạo Kỷ Ty, ở các châu có Đạo Chính Ty, ở các huyện có Đạo Hội Ty, để quản lý các Đạo sĩ.

    Tóm lại, sau khi Trang Tử mất, Liệt Tử qua đời, từ đó về sau, không có vị nào hiểu thấu giáo lý của Đạo giáo để đứng ra chỉnh đốn và xiển dương thêm, nên Đạo giáo thất chơn truyền nhanh chóng, biến thể ra những hình thức mê tín dị đoan như luyện thuốc trường sanh, bùa chú, đồng bóng.

    Cũng có một số rất ít người hiểu rõ Đạo giáo, nhưng lại không ra giúp việc chỉnh đốn Đạo pháp mà lại rút vào thâm sơn cùng cốc tu luyện thành Tiên. Nhưng tinh thần của Đạo giáo thì vẫn ảnh hưởng mạnh trong khắp các từng lớp dân chúng, đến vua quan và các trí thức Nho gia.

     VI. Tiểu sử Đức Lão Tử :

    Đức Lão Tử là chơn linh của Đức Thái Thượng Đạo Tổ giáng trần vào thời nhà Thương bên Tàu.

    Đức Thái Thượng Đạo Tổ, còn gọi là Đức Thái Thượng Đạo Quân, là Đấng do Khí Tiên Thiên hóa sanh thuở chưa tạo Thiên lập Địa.

                            Tiên Thiên khí hóa,

                            Thái Thượng Đạo Quân. (Kinh Tiên giáo)

    Đức Thái Thượng Đạo Tổ là Ông Thủy Tổ của Đạo Tiên. Ngài có pháp lực vô biên, biến hóa vô cùng, khi hiện xuống cõi trần  để độ những người có duyên phần, khi trở về cõi Thượng Thiên.

    Theo sách Tam Hoàng Thiên Kinh, Đức Thái Thượng hiện xuống cõi trần  

    ·        Vào thời Thái cổ nước Tàu :

    -         Đời Thiên Hoàng Thị, Ngài là Bàn Cổ.

    -          Đời Địa Hoàng Thị, Ngài là Vạn Pháp Thiên Sư.

    -         Đời Nhơn Hoàng Thị, Ngài là Đại Thanh Tử.

    ·        Vào thời Thượng cổ, cũng ở nước Tàu :

    -         Đời vua Phục Hy, Ngài là Huất Hoa Tử.

    -         Đời vua Thần Nông, Ngài là Xích Tùng Tử.

    -         Đời vua Huỳnh Đế, Ngài là Quảng Thành Tử.

    -         Đời vua Thiếu Hạo, Ngài là Tùy Ưng Tử.

    -         Đời vua Chuyên Húc, Ngài là Xích Tinh Tử.

    -         Đời vua Nghiêu, Ngài là Vụ Thành Tử.

    -         Đời vua Thuấn, Ngài là Y Thọ Tử.

    -         Đời vua Hạ Võ, Ngài là Chân Hành Tử.

        -      Đời vua Thành Thang, Ngài là Tích Tắc Tử.

                Đến đời vua Võ Đinh nhà Thương (1324 trước Tây lịch), Đức Thái Thượng Đạo Tổ  mới giáng sanh xuống trần là  Lão Tử. Việc giáng sanh của Ngài rất huyền diệu phi thường.

                Theo truyền thuyết kể lại, vào đời vua Bàn Canh nhà Thương (1461 trước Tây lịch), có một nàng con gái gọi là Ngọc Nữ vừa được 8 tuổi, con của một gia đình đạo đức, ra chơi sau vườn, thấy trên cây lý có một trái chín thật ngon, cô liền hái ăn. Ăn xong, cô cảm thấy mỏi mệt và có thai.

                Cha của Ngọc Nữ thấy sự lạ kỳ, liền toán quẻ Âm Dương, đoán biết có một vị Đại Tiên giáng trần trong bụng con gái của mình, nên mừng rỡ và nuôi con gái rất kỹ.

                Nàng Ngọc Nữ chịu mang thai như vậy mãi cho đến già mà không đẻ. Đến năm Ngọc Nữ 80 tuổi, tức là đã mang thai ngót 72 năm, lúc đó đã qua 3 đời vua nhà Thương là : Vua Bàn Canh, vua Tiểu Tân, vua Tiểu Ất, và bắt đầu đời vua Võ Đinh (1324 trước Tây lịch), Bà Ngọc Nữ thấy trăng tỏ, bèn đi dạo chơi nơi vườn. Khi đi ngang cội cây lý ngày xưa thì đứa con từ trong bụng theo nách mẹ nhảy ra ngoài. Bà Ngọc Nữ giựt mình kinh hãi, coi lại nách mình liền lại như thường. Đứa con nhảy ra, đã ở trong bụng mẹ 72 năm nên đầu tóc bạc trắng, nên  mới gọi là Lão Tử (Con già). Lúc đó là giờ Sửu ngày 15 tháng 2  âm lịch năm Canh Thìn.

                Lão Tử chỉ cây Lý bảo rằng đó là họ của Ngài. Ngài xưng hiệu là Lão Đam, tự là Bá Đương, lại  mỗi bên tai có 3 lỗ nên còn gọi Ngài là Lý Nhĩ. 

                Ngài có miệng rộng, răng thưa, thiên đình cao, râu tốt, mắt vắn, tai dài, sóng mũi cao lớn như chẻ hai, trên trán có đường nhăn như  3 chữ Tam Thiên.

                Cội cây Lý, nơi giáng sanh của Đức Lão Tử, ở tại xóm Khúc Nhơn, làng Lại, huyện Khổ, nước Sở, ngày nay thuộc tỉnh An Huy, tỉnh Hồ Nam.

                Do đó, trong Kinh Tiên giáo có câu :

                                        Nhị ngoạt thập ngũ,

                                        Phân tánh giáng sanh.

                Nghĩa là :    Ngày 15 tháng 2,

                                    Chiết chơn linh giáng sanh xuống trần.

                Đức Lão Tử có giáng cơ cho biết năm giáng sanh của Ngài trong 4 câu thơ khoán thủ sau đây :

                            LÝ    đào mầm tược tượng long lân,

                            LÃO  luyện đơn thành nhị xác thân.

                            TỬ    phủ  ngồi   tu   lo   nấu  thuốc,

                            GIÁNG sanh Thương đợi Võ Đinh quân.

                Khoán thủ 4 chữ : Lý Lão Tử  giáng, và câu thơ chót có nghĩa là : Giáng sanh vào thời nhà Thương, đợi đến vua Võ Đinh  mới chào đời.

                Hết thời nhà Thương, qua đến thời nhà Châu, đời vua Thành Vương (1115 trước Tây lịch), Lão Tử có ra làm quan  Trụ Hạ Sử tại Tàng Thư Viện nhà Châu để có cơ hội nghiên cứu Thái Cực Đồ. Ngài độ được Từ Giáp là người giữ Tàng Thư Viện, và sau đó, hai thầy trò từ chức để đi dạo các nước  Tây phương. Đến đời vua Châu Khương Vương, nối tiếp vua Thành Vương, Lão Tử trở về, đặng 3 năm thì Ngài lại đi giáo đạo miền Tây vức. Ngài ngồi xe trắng trâu xanh do Từ Giáp đánh xe, khi đến ải Hàm Cốc, quan Doãn giữ  ải tên là Hỷ (nên thường gọi là Doãn Hỷ) coi Thiên văn biết có một vị Đại Thánh sắp đi qua ải, nên chuẩn bị mặc triều phục nghinh tiếp. Khi thấy Đức Lão Tử tới, biết Ngài là Thánh nhân nên tôn Lão Tử làm thầy, xin theo học đạo.

                Nguyên Ông quan Doãn Hỷ nầy là chơn linh của Nguơn Thủy Thiên Tôn giáng trần. Khi Bà mẹ có nghén Ông thì chiêm bao thấy một đoạn lụa đỏ từ Trời sa xuống vấn quanh mình, sau sanh ra Doãn Hỷ thì thấy sen mọc quanh nhà trổ bông. Ngài lớn lên, con mắt sáng như sao, râu dài, tướng tốt, có tài xem Thiên văn. Khi làm quan Doãn giữ ải Hàm cốc, Doãn Hỷ nhìn lên bầu Trời thấy một vầng mây tím bay ngang từ huớng Đông qua hướng Tây, Ngài biết đó là điềm có Thánh nhân sắp qua ải để đi về hướng Tây, nên chuẩn bị chu đáo  nghinh tiếp.

                Do đó, trong Kinh Tiên giáo có câu :

                                        Tử  khí  đông  lai,

                                        Quảng truyền Đạo đức.

        Nghĩa là : Vầng khí mây màu tím từ hướng Đông bay tới,

                     Rộng truyền Kinh Đạo Đức.

                Nhắc lại, khi Lão Tử đến ải Hàm Cốc, thấy Doãn Hỷ có lòng thành nên bằng lòng ở lại ải ngót 3 tháng để dạy đạo cho Doãn Hỷ.

                Khi thấy Đức Lão Tử chuẩn bị ra đi thì Doãn Hỷ bạch thầy xin cho biết danh tánh và tình nguyện đi theo thầy.

                Đức Lão Tử đáp :

                - Ta sanh ra đã nhiều đời, tên họ có biết bao nhiêu mà kể. Hiện thời, người đời gọi Ta là Lão Tử. Ngươi có lòng muốn theo Ta, song ngươi  mới tu luyện còn non, chưa từng biến hóa thần thông, thì theo Ta sao đặng. Ngươi cứ tu hành theo phép đã dạy cho lâu thì sau nầy cũng được như Ta, đi đâu cũng đặng.

                Nói rồi, Đức Lão Tử  truyền cho Doãn Hỷ quyển sách Đạo Đức Kinh gồm 5363 chữ, dặn rằng:

                - Ngươi cứ theo sách nầy mà học, tu đúng phép 1000 ngày, rồi đi qua nước Thục, tìm Ta tại chợ Thanh Dương.

                Nói xong, Đức Lão Tử lên xe trắng trâu xanh, Từ Giáp đánh xe, hiện hào quang đi về hướng Tây mất dạng.

                Doãn Hỷ ngó theo thầy, lạy tạ.

                Sau đó, Doãn Hỷ cứ học theo Đạo Đức Kinh mà tu, lâu ngày trở nên thông huệ, tự viết ra được một cuốn sách gồm 36 bài gọi là Kinh Tây Thăng.

                Gần đến kỳ ước hẹn với thầy, Doãn Hỷ sửa soạn đi qua nước Thục để tìm thầy y như lời thầy đã dặn. Khi đến nước Thục, Doãn Hỷ hỏi thăm chợ Thanh Dương ở đâu thì không một ai biết cả.

                Lúc ấy, Đức Lão Tử đã trở lại Thiên Cung, rồi lại xuống trần đầu kiếp vào nhà họ Lý ở nước Thục, là nhà đạo đức hiền lương. Khi vợ họ Lý sanh được bé trai ít tháng thì có một con dê xanh (Thanh dương) đến chơi giỡn với bé. Đó là Đức Lão Tử dặn con Thanh dương ở Thiên cung hiện xuống.

                Ngày kia con dê xanh chạy đâu mất, cậu bé khóc hoài. Họ Lý phải sai đầy tớ đi khắp nơi tìm kiếm, bắt gặp dê xanh dẫn về, đi ngang qua một cái chợ.

                Doãn Hỷ đang lúc hỏi thăm tìm chợ Thanh dương, bỗng thấy có người dắt con dê xanh đi qua chợ, liền chợt nghĩ rằng chắc thầy mình đang ở chỗ nầy. Nghĩ vậy, Doãn Hỷ liền chạy theo người dắt  dê xanh hỏi :

                - Chú dắt con dê nầy đi đâu vậy ?

    Người ấy đáp :

    - Chủ tôi có sanh một cậu trai, cách ít tháng có con dê nầy tới chơi với cậu nhỏ. Bữa kia nó đi mất, cậu nhỏ cứ khóc hoài. Chủ tôi sai tôi đi tìm kiếm mà dắt về.

                Doãn Hỷ đi theo người đầy tớ ấy đến nhà thì bảo người đầy tớ :

                - Chú vào thưa với cậu nhỏ là có Doãn Hỷ đến tìm.

    Anh đầy tớ cười thầm : Cậu nhỏ chưa giáp thôi nôi, biết chi mà thưa với gởi, nhưng anh ta cũng vào nói :

    - Có Doãn Hỷ đến tìm cậu.

                Cậu bé nghe nói thế liền ngồi dậy đáp :

    - Doãn Hỷ  y  lời, không đến trễ.

    Kế đó Doãn Hỷ bước vào. Bỗng thấy cậu bé vùng lớn lên như người thường, ngồi trên tòa sen, hào quang sáng lòa. Cả nhà đều kinh hãi. Người ấy nói :

                - Ta là Lão Tử đầu thai một lần nữa.

    Doãn Hỷ mừng rỡ, đến lạy thầy. Lão Tử nói :

    - Khi trước, Ta chẳng dắt ngươi theo vì sợ ngươi tu không bền chí. Nay ngươi đã tu luyện kỹ lưỡng, hào quang ẩn ẩn muốn lòa.

    Nói rồi, Đức Lão Tử niệm chú, truyền cho Thần Tiên xuống hầu, phong Doãn Hỷ phục chức Nguơn Thủy Chưởng giáo, cai trị 8 vạn Thần Tiên, lại truyền phép cho cả nhà họ Lý tu thành Tiên hết thảy.

     Về sau, đến đời vua Châu Kỉnh Vương, Đức Khổng Tử qua kinh đô nhà Châu học Lễ, nghe nói có Đức Lão Tử tại đó, liền đến xin ra mắt và hỏi Đức Lão Tử về Lễ. (Chuyện gặp gỡ nầy có chép trong sách Sử Ký của Tư Mã Thiên).

    Đức Khổng Tử  chủ trương theo các nghi lễ của các vua đời trước, nhưng Đức Lão Tử bác bỏ ý kiến đó,  nói rằng :

    - Những người mà Ông nói đó đều tan xương nát thịt cả rồi, chỉ còn lời nói của họ mà thôi. Vả lại, người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghinh ngang, không gặp thời thì tay vịn nón lá mà đi chơn không. Tôi nghe nói : Người buôn giỏi thì biết giấu của báu, khiến người ta thấy dường như không có hàng; người quân tử có đức tốt thì diện mạo thường như ngu si.  Ông nên bỏ cái khí kiêu ngạo  cùng  cái  lòng  ham  muốn nhiều , cái vẻ hăm hở cùng cái khí tham lam đi, những thứ ấy đều không  ích chi cho Ông. Tôi chỉ nói với Ông có thế thôi.

    Đến khi Đức Khổng Tử cáo từ, Đức Lão Tử tiễn Đức Khổng Tử ra cửa và nói :

    - Tôi nghe nói : Người giàu sang lấy tiền bạc để tiễn nhau, người nhân đức dùng lời nói để tiễn nhau. Tôi không thể làm người giàu sang, nhưng trộm lấy tiếng là người nhân đức, xin có lời nầy tiễn Ông : Kẻ thông minh và sâu sắc là gần với cái chết vì họ khen chê người ta một cách đúng đắn; kẻ giỏi biện luận, đầu óc sâu rộng làm nguy hiểm đến thân mình vì họ nêu lên cái xấu của người khác. Kẻ làm con không có cách nào để giữ mình, kẻ làm tôi cũng không có cách gì để giữ mình.

    Ý của Đức Lão Tử, khi nói ra các lời trên với Đức Khổng Tử,  là Ngài chống lại sự thông minh, sự Trung và sự Hiếu, là những nguyên lý mà Đức Khổng Tử đang chủ trương, bởi vì : Có trí khôn thì dễ nguy, nếu cứ theo Trung và Hiếu thì cứ hoàn toàn bị lệ thuộc vào vua và vào cha mẹ, khó lòng được sống tự do tự tại, ung dung thơ thới.

    Đức Khổng Tử ra về, nói với các học trò :

    -  Con chim, ta biết nó bay; con cá ta biết nó lội, con thú ta biết nó chạy. Đối với loài chạy thì ta có thể dùng lưới để săn, đối với loài lội thì ta có thể dùng câu để bắt, đối với loài bay thì ta có thể dùng cung tên mà bắn, đến như con rồng cỡi mây cỡi gió lên Trời, ta không sao biết được. Hôm nay, gặp được Lão Tử, Ông ta có lẽ là con rồng chăng ?                    

    Kể từ đó về sau, Đức Lão Tử không đầu thai xuống trần  nữa. Khi biết người nào có duyên phần thì Ngài dùng thần thông hiện xuống cõi trần để dạy đạo cho người ấy tu luyện, rồi Ngài trở lại Cung Tiên.

                Đến đời nhà Tấn, Đức Lão Tử có hiện xuống, xưng là Hà Thượng Công dạy An Kỳ học đạo.

                Đến đời vua Hán Văn Đế, Đức Lão Tử hiện xuống trần, xưng là Quảng Thành Tử. Hán Văn Đế rất mộ đạo, sai sứ đến rước về triều. Quảng Thành Tử nói :

    - Lẽ nào không đích thân tới rước mà lại sai sứ đến ?

    Sứ giả về tâu lại, Hán Văn Đế đến gặp Quảng Thành Tử, nhà vua nói :

    - Ở trong nước là bề tôi của vua, thầy tuy có đạo mặc dầu, song cũng là dân của Trẫm, sao không chịu sụt lại một chút mà làm kiêu như vậy ? Hay là Trẫm không làm được họa phước cho thầy chăng ?

    Quảng Thành Từ nghe vua nói như vậy, liền cất mình bay lên cao độ 100 thước, ngồi trên thinh không, ngó xuống nói với vua Hán Văn Đế rằng :

    - Nay, trên chẳng tới Trời, dưới chẳng tới Đất, Bệ hạ làm họa phước cho ta sao đặng.

    Vua Hán Văn Đế biết lỗi, liền bước xuống xe làm lễ, xin thọ giáo. Quảng Thành Tử đưa cho nhà vua một cuốn kinh  bảo cứ học theo đó mà tu luyện.

    Qua đến đời vua Hán Thành Đế, Đức Lão Tử lại hiện xuống tại suối Khúc Dương , truyền đạo cho Vu Kiết.

    Đời vua Hán An Đế, Đức Lão Tử truyền Kinh Tội Phước Tân Khoa cho Lưu Tiên.

    Đời vua Hán Trinh Đế, Đức Lão Tử hiện xuống truyền kinh Bắc Đẩu cho Trương Thiên Sư.

    Đời vua Hán Hoàn Đế, Đức Lão Tử hiện xuống núi Thiên Thai truyền kinh Bác Động cho Vạn Niên Tiên sinh.

    Đời vua Hán Linh Đế, Đức Lão Tử hiện xuống truyền kinh cho Trương Thiên Sư một lần nữa.

    Qua đời nhà Đường, Đức Lão Tử hiện xuống tại núi Dương Giác, truyền đạo cho Đường Công.

    Đời vua Đường Cao Tổ, có người ở Phổ Châu, tên là Thiện Hành, đi ngang qua núi Dương Giác, gặp một Ông già mặc áo trắng, gọi đến nói rằng :

    - Ngươi về tâu lại với Đường Thiên tử : Thái Thượng Lão Quân là Ông nội.

    Đường Cao Tổ hay tin, liền lập miếu thờ tại núi Dương Giác,  và tôn Đức Lão Tử là “ Huyền Nguơn Hoàng Đế “.

    Hồi thời nhà Châu, Đức Lão Tử có hiện xuống truyền đạo cho Ông Lý Ngưng Dương, tu hành đắc đạo thành Tiên, hiệu là Lý Thiết Quày (thường gọi là Lý Thiết Quả), đứng đầu Bát Tiên.

    Đức Thái Thượng Đạo Tổ có một kiếp giáng sanh xuống trần là Lão Tử, nên Ngài cũng được gọi là Thái Thượng Lão Quân.

     Tóm lại, từ thời tạo dựng Trời Đất và có nhơn loại đến nay, không có thời nào mà Đức Thái Thượng Đạo Tổ không giáng trần để độ những người có căn lành, tu hành đắc đạo.

    Ngài do Khí Tiên Thiên hóa sanh, nên Ngài có pháp thuật vô biên, biến hóa vô cùng, khi hiện xuống cõi trần, khi trở về cõi Thượng Thiên, khi đầu thai xuống trần mang xác phàm để dễ truyền đạo và giáo hóa  nhơn sanh.

    Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Thái Thượng Đạo Tổ không giáng sanh nữa, mà Ngài chỉ dùng huyền diệu cơ bút để giáng cơ dạy đạo. Ngài giao cho Đức Đại Tiên Trưởng Lý Thái Bạch thay mặt Ngài cầm quyền Tiên giáo.

     VII. Lão giáo tại Việt Nam :

    Lão giáo được người Tàu truyền sang nước ta một lượt với Nho giáo, từ thời Sĩ Nhiếp làm Thái Thú. Dân VN tin tưởng và sùng kính, nhưng không ảnh hưởng bằng Nho giáo.

    Đời vua Đinh Tiên Hoàng, Lão giáo khá bành trướng. Nhà vua phong Trương Ma Ni làm Tăng Lục Đạo Sĩ.

    Qua đời nhà Lý, Lão giáo  vẫn tiếp tục thạnh hành.

    Đến đời nhà Trần, vua Trần Thái Tôn mở khoa thi Tam giáo, chọn những người tài giỏi về Nho giáo, Lão giáo, và Phật giáo. Đến đây thì 3 đạo được tôn trọng như nhau. Ai theo đạo nào mà cái học được tinh thâm thì được vua dùng, vời ra giúp nước, chớ không chỉ căn cứ vào Nho học.

    Qua đời nhà Lê, Lão giáo vẫn không suy, nhưng đạo Nho và đạo Phật lại phát triển thạnh hơn. Vua Lê Thần Tôn

    đã cho phép Trần Lộc lập ra Đạo Nội Tràng.

    Từ đó về sau, Lão giáo vẫn tồn tại, nhưng kém phổ thông. Tinh thần Lão giáo vẫn ảnh hưởng sâu xa vào tâm hồn người Việt Nam. Bậc thượng lưu trí thức có tư tưởng phóng  khoáng tự do, không thích đem thân mình vào vòng danh lợi thì tìm cảnh an nhàn thung dung tự tại, sống theo tinh thần của Lão giáo, tu dưỡng tánh tình.

    Giới Nho sĩ, trong thuở tráng niên, đem thân vào vòng danh lợi thì dùng Nho giáo để trị nước an dân, cứu khổn phò nguy, nhưng khi trở về già, thì lại thích hợp với Lão giáo, sống thanh tĩnh vô vi cùng với thiên nhiên.

    Người bình dân thì tin tưởng vào chuyện Thần Tiên, cúng vái xin bùa phép, đồng bóng, làm cho những biến thể mê tín dị đoan của Lão giáo luôn luôn tồn tại.

    Đạo giáo thất chơn truyền tại đâu ?

    “Còn Đạo giáo là huyền bí, thậm chí ư huyền bí, nên bực thượng trí  mới thấu đáo chỗ căn nguyên, còn thường nhơn chí hạ rất khó thông cơ mầu nhiệm vô cùng, bởi vậy  mới hiểu lầm, tưởng sai, mà bày ra phép tắc, phù chú, làm cho mê hoặc thói đời, thêm hủ phong tục, khiến người nhiễm lấy dị đoan, nào là hô phong hoán võ, tróc quỉ trừ ma, bày binh bố trận,  mới biến ra Tả đạo Bàng môn, thiệt là rất hại.

    Ngày nay, Thầy (1) đến đây, đem 3 nền tôn giáo hiệp nhứt lại, tạo một tòa nhà lớn lao để đời đời kiếp kiếp cho  nhơn sanh nương vào mà lánh nạn khổ thảm sầu.”   

                Đạo thâm viễn, người tầm chẳng thấu,

                   Nên  càng  ngày  ẩn  giấu  nơi   trong.

                            Về sau hậu học bất thông,

                Đem  ra  họa  vẽ  cua  còng  lôi  thôi.  “ 

    (Trích ĐTCG)

    Read more »
  • Tự trị các loại Ung Thư

    Nam Mô Chánh Pháp Sanghata Kinh Như Lai Phật

    Arya Sanghata Sutra Dharma Paryaya

    र्य ंघात ूत्र र्म र्याय

     

    NAMAH SAMANTA BUDDHA NAM

    KAYA VAK CHITTA VAJRA NAM

    OM GHA GHA GHA TAYA GHA TAYA

    SARVA DUSHTAM MARAYA PHAT PHAT

    KILI KILA YA

    SARVA PAPAM HUM HUM HUM

    VAJRA KILI KILA YA

    VAJRA DHAROD AJNAYA PAYATI

    KAYA VAK CHITTA VAJRA KILI KILA YA HUM PHAT

    OM AH KRODHE KA MUDGARA HUM PHAT

    OM VAJRA KRODHA MAHA BALA HANA HANA

    PACHA BIDHAM SAYA

    JATI LAMBO DHARI UCHUSHMA KRODHA HUM PHAT

     

    Phương pháp chửa tất cả loại Ung Thư đơn giản sẽ giải quyết tận gốc rẽ căn bệnh ung thư hoặc tất cả bệnh hiện tại ngay trong kiếp sống có được thân người và sau khi chấm dức cuộc sống thế gian chắc chắn sẽ vảng sanh quốc độ có hạnh phúc và an lạc.

    1- Người bị bệnh ung thư nên thay đổi lối ăn uống, tốt nhất là an chay.

    2-Tụng bài chú ở trên mỗi ngày 108 lần.

    3-Thân tâm phải kiểm soát  nhẹ nhàng. ( Buông xã )

    4- Mỗi ngày phải cố gắng thiền định 1 tiếng niệm bài chú ở trên.

    5- Tìm cho ra sự màu nhiệm câu thần chú.

    6- Tập thể dục theo phương pháp Dịch Cân Kinh. ( Đứng thẳng hai tay buông lỏng tự nhiên đưa tới đưa lui, Tâm chỉ niệm câu thần chú hay một danh hiệu phật, bồ tát, hay câu chú nào cũng đươc )

    7- Thường thực hành điều thiện. Kiểm soát Thân Khẩu Ý thanh tịnh.

    Tự chữa Ung thư bao tử

    Ung thư bao tử là một loại bệnh nan y. Theo y học khi mắc bệnh này người bệnh bắt buộc phải trải qua phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. 

    1. Ung thư là kết quả chứ không phải nguyên nhân gây bệnh. Nên nhớ rằng bất kỳ Ung thư ở đâu đều là bệnh tật của toàn bộ cơ thể. Nếu cắt bỏ khối u chỗ này, nó sẽ mọc ở chỗ khác. Vì vậy tuyệt đối tránh xa phẫu trị, hóa trị và xạ trị.

    -         Phẫu trị không những làm suy yếu khả năng chống Ung thư của cơ thể mà còn làm cho các tế bào Ung thư phán tán trong cơ thể.

    -         Hóa trị để diệt tế bào Ung thư sẽ diệt luôn cả tế bào lành mạnh đang phát triển trong nội tạng.

    -         Xạ trị là cách điều trị nguy hiểm nhất so với hai cách trên vì nó không những sẽ diệt luôn cả tế bào lành mạnh mà còn làm đột biến ghen thành tế bào Ung thư.

    1. Phương pháp hiệu quả để chống Ung thư là làm đói các tế bào Ung thư bằng cách không cung cấp thức ăn cho nó. Thức ăn là sự sống, là chìa khóa chính yếu quyết định Ung thư.
    2. Ung thư không những là căn bệnh ở thể xác (thân) mà còn liên quan đến thần (tâm). “Tâm thần an lạc” chính là những chiến binh giúp ta chiến thắng Ung thư. Phải có tinh thần lạc quan, yêu đời, khoan dung, độ lượng, tránh những tình cảm thái quá: vui quá hại tim, giận quá hại gan, sợ quá hại thận, lo quá hại tỳ, nghĩ quá hại phổi.

    Vậy chữa Ung thư bằng cách nào? Đặc biệt chữa Ung thư bao tử.

    -         Không cung cấp nguồn thức ăn cho Ung thư để nó tự suy yếu bằng phác đồ Cầm máu, không cho máu chảy vào khối u (0,16, 61, 287, 50). U ở đâu? Ở bao tử được phản chiếu bằng sinh huyệt 39. Phác đồ hoàn chỉnh là: 0, 16, 61, 287, 50, 39. 

    Phác đồ Diện Chẩn - Cầm máu
     Cầm máu

     -         Tiếp theo bấm phác đồ Diện Chẩn Tiêu u biếu (41, 143, 27, 19, 37, 38). U bướu ở đâu? Ở bao tử bấm huyệt 39. Phác đồ hoàn chỉnh là: 41, 143, 127, 19, 37, 38, 39. Bấm xong nhớ hơ H.39 độ 1 phút. Cuối cùng, hơ trực tiếp vào ổ bụng nơi bao tử độ vài phUng thư. Ngày làm nhiều lần. Ung thư bao tử tiêu rất nhanh. 

    Phác đồ diện chẩn - Tiêu u bướu
    Tiêu u bướu

    4. Sau mỗi lần chữa, nhớ bấm thêm bộ Tăng cường đề kháng và miễn nhiễm (0, 300, 37, 50, 7, 17, 127, 156) để cơ thể thêm khỏe, đủ sức chiến thắng mọi loại bệnh. 

    Diện chẩn chữa Ung thư bao tử
    Tăng cường sức đề kháng và miễn nhiễm

    Self regimen for treating all types of cancers

    1. the enclosure, prevent, counteract all supply lines to the tumor so that it dissipates, weaken and lose their resistance. The best way is not to the blood drain into tumor. the ideal regimen is to stop bleeding: 0, 16, 61, 287, 50.

    2. Comprehensive attack, wide-eyed, continually, day and night if necessary to destroy the tumor as quickly as possible by proscribed Objective tumor: 41, 143, 127, 19, 37, 38.

    3. Constantly strengthen and improve's proscribed by itself strengthen resistance and immunity:

    0, 300, 37, 50, 7, 17, 127, 156. as mentioned, the cure for breast cancer also have to seriously in sequence over a.

    First of all, click Protocol stop bleeding, prevent blood flow to the tumor (0, 16, 61, 50, 287). Where are U? In the breasts, click Add point 73. Complete regimen are: 0, 16, 61, 287, 50, 73. Remember the 73 in position so the maneuver. Depending on the situation of the disease arise where 73 37 can be changed if cancer in the spleen, or 39 if cancer in the stomach (stomach), or 50 if cancer in the liver, or 87 if cancer in the bladder to ...

     b. next, click the protocols Object hump (41, 143, 127, 19, 37, 38, 73) where? In the breasts, click Add points 73 and then sho. When Sho, be very flexible. If the tumor is at the top of the breast (the time zone number 12), than in the upper eyelid. If the tumor under the breast (6th time zone), the Hmong in the lower eyelids of ... May then re breast side symmetrically. In the end more directly into the tumor. on press and Hmong times, breast cancer targets very rapidly.

     c. After each repair, remember to click Add Protocol strengthens resistance and immunity: 0, 300, 37, 50, 7, 17, 127, 156.

    also, remember the patient fulfills the following requirements: upbeat live, love life, avoiding troublesome, angry; regular exercise, especially to breathe deeply; If you need to switch from salty food to fasting; stay away from plastic surgery, chemotherapy and radiotherapy. Hope that the cure for cancer by Anxiety will be widely popular for her child soon get rid of this illness, especially breast cancer did wear the cost of millions of women in the home country.

    QUÝ PHẬT TỬ NẾU KHÔNG RÕ CHI TIẾT TỰ TRỊ BỆNH CHO CHÍNH BẢN THÂN, CÓ THỂ LIÊN LẠC NIỆM PHẬT ĐƯỜNG

    SƯ CÔ TÂM NGUYỆT - ĐIỆN THOẠI- 0979175457

    XIN LƯU Ý: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG, UNG THƯ, VIÊM GAN, LIỆT CẢ NGƯƠI, BỆNH TÂM THÂN, MA QUỶ NHÂP, V.V...CÓ THỂ GIẢI QUYẾT MỘT CÁCH NHANH CHÓNG. TẤT CẢ DỊCH VỤ MIỄN PHÍ.

    Read more »
  • 3 Phút Thiền Định | Tâm Trí Thoải Mái

     

    Welcome to 3-Minute Meditations!

    Get ready to experience the simplest, gentlest 28-day jumpstart to the life-changing practice of meditation for beginners. I'm going to teach you the number one secret to have more peace, tranquility, and balance in your life. It is doable, realistic, time-friendly and all-inclusive and will provide you with physical, mental and emotional harmony.

    More Information, please click here

    Read more »
RSS