Niệm Phật Đường
Welcome
Login / Register

Exoteric scriptures - Hiển giáo


  • CỐT LÕI CỦA GIÁO HUẤN PHẬT GIÁO LÀ GÌ?

    CỐT LÕI CỦA GIÁO HUẤN PHẬT GIÁO LÀ GÌ?
    Buddhadasa
    Hoang Phong chuyển ngữ

     

    Tôi rất mong quý vị sẽ nắm bắt được thế nào là "cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo". Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số các câu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luận riêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giới ngày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhận biết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mang ra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?

    Nếu nêu lên câu hỏi tâm điểm của Phật Giáo là gì thì một số người sẽ bảo rằng đấy là Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế), một số người khác thì lại cho đấy là aniccamdukkhamanatta (tức là Ba Dấu Ấn hay Ba Nguyên Lý Căn Bản của Phật Giáo là aniccam: vô thường, dukkha: khổ đau hay bất toại nguyên, manatta: vô ngã. Tuy nhiên cũng xin ghi nhận thêm là nhiều kinh sách còn đề nghị thêm một dấu ấn thứ tư là nibbanâ hay niết-bàn) và một số người khác nữa thì lại đọc lên vanh vách các câu sau đây:

    Sabba pipassa akaranam
    Kusalassupasampada
    Sacitta pariyodapanam
    Etam Buddhanasasanam

    (có nghĩa là : "không nên làm điều xấu, chỉ nên làm điều tốt, tinh khiết tâm thức mình, đấy là cốt lõi giáo huấn của Đức Phật")

    Tất cả các câu trả lời trên đây đều đúng, thế nhưng chỉ đúng được một phần, chẳng qua bởi vì mọi người chỉ trả lời một cách thuộc lòng mà quên mất đi là phải tự kiểm chứng bằng kinh nghiệm của chính mình xem có đúng thật như thế hay không.

    Để nêu lên cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo tôi chỉ xin nhắc lại với quý vị một câu phát biểu vô cùng đơn giản của Đức Phật: "Không được bám víu vào bất cứ gì cả". Trong kinh Majjhima Nikaya (Trung A Hàm) có thuật lại rằng một hôm có một người bước đến đảnh lễ Đức Phật và thỉnh cầu Ngài hãy tóm lược giáo huấn của Ngài bằng một câu thật ngắn gọn, và nếu được thì câu ấy sẽ là gì. Đức Phật đáp lại rằng Ngài có thể làm được việc ấy và đã nói lên câu trên đây: "Sabbe dhamma nalam abhinivesaya" tức là "Không được bám víu vào bất cứ gì cả" ("Sabbe dhamma" có nghĩa là bất cứ gì, "nalam" không được phép, "abhinivesaya" bám víu vào). Đức Phật còn nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của câu này bằng cách nói thêm rằng nếu ai được nghe những lời cốt tủy ấy thì cũng có nghĩa là nghe được tất cả giáo huấn, và nếu ai tiếp nhận được quả của việc tu tập ấy (không bám víu vào bất cứ gì) thì cũng có nghĩa là tiếp nhận được tất cả các quả do giáo huấn của Ngài mang lại.

    Nếu ai nắm vững được sự thật trong những lời giáo huấn ấy một cách hoàn hảo - tuyệt đối không được bám víu vào bất cứ gì cả - thì người ấy cũng sẽ không còn bị những con vi khuẩn gây ra các thứ bệnh thèm muốn, ghét bỏ và vô minh thâm nhập, đấy là các thứ bệnh đưa đến những hành động sai lầm, dù là trên thân xác, bằng ngôn từ hay trong tâm thức. Chính vì thế, cứ mỗi khi có một hình tướng, một âm thanh, một mùi, một vị, một sự va chạm hay một hiện tượng tâm thần phát hiện, thì kháng thể "không được bám víu vào bất cứ gì cả" sẽ giúp chận đứng ngay được sự lây nhiễm. Vi khuẩn không thể thâm nhập được, hoặc cũng có thể cứ để cho chúng thâm nhập nhằm để dễ tiêu diệt chúng hơn. Dù sao thì vi khuẩn cũng sẽ không thể nào sinh sôi nẩy nở và gây ra bệnh được, bởi vì kháng thể trong người luôn tìm cách tiêu diệt chúng. Thật vậy kháng thể đó có hiệu lực vô song và vĩnh viễn. Và đấy là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo, của tất cả Dhamma. Không được bám víu vào bất cứ gì cả!

    Bất cứ ai đã thực hiện được sự thật đó thì cũng có thể xem như đã tạo được cho mình kháng thể giúp hóa giải mọi sự tác hại của căn bệnh tâm linh và khiến cho nó phải chấm dứt. Người ấy sẽ không còn bị căn bệnh làm cho mình phải khổ sở với nó nữa. Thế nhưng đối với trường hợp của một người bình dị không thấu triệt được cốt lõi của giáo huấn của Đức Phật là gì thì hoàn toàn khác hẳn: người này không có một sức đề kháng nào cả.

    Đến đây có lẽ quý vị cũng đã nắm vững được ý nghĩa của "căn bệnh tâm linh" là gì và ai là vị lương y chữa khỏi được căn bệnh ấy. Thế nhưng chỉ khi nào ý thức được là mình đang bệnh thì khi ấy mình mới thật sự nghĩ đến việc chữa chạy và sử dụng liều thuốc thích nghi. Nếu chưa ý thức được là mình đang bệnh thì mình vẫn cứ sống nhởn nhơ và đua đòi những gì mình thích. Đấy chẳng khác gì như một người bị lao phổi hay bị ung thư mà cứ lo vui đùa không quan tâm đến việc chữa chạy cho đến một lúc nào đó thì mọi sự đã muộn, người ấy sẽ không sao tránh khỏi cái chết do căn bệnh của mình gây ra.

    Không nên vướng vào những chuyện ngu xuẩn đại loại như thế! Phải luôn tuân theo những lời chỉ dạy của Đức Phật: "Không được chểnh mãng. Phải luôn chú tâm thật mạnh". Biết chú tâm thật mạnh thì chúng ta mới nhận ra được là mình đang bị căn bệnh tâm linh hành hạ và từ đó mình mới khám phá ra được đám "vi khuẩn" gây bệnh cho mình. Nếu áp dụng được những điều chỉ bảo trên đây một cách đúng đắn và kiên trì thì nhất định quý vị cũng sẽ tiếp nhận được ngay trong cuộc sống này những điều tốt đẹp nhất mà con người có thể có được.

    Source: TVNHS

    Read more »
  • Các pháp hữu vi là vô thường

    Các pháp hữu vi là vô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết. Đây là sự thật, là quy luật vận động tự nhiên của vũ trụ và nhân sinh. Không ai và không có sự vật gì vượt thoát quy luật này. 

    Thế Tôn đã khẳng định, dẫu Như Lai có ra đời hay không thì các pháp vẫn như vậy. “Chư hành vô thường” mà cầu thường hằng thì chẳng thể được. Thân tâm này vốn sinh diệt mà cầu trường sinh là chẳng thể được.

    Thế Tôn là bậc Giác ngộ nhưng tấm thân tứ đại của Ngài cũng già bệnh theo năm tháng, rồi phải bỏ thân dưới hai cây sa-la nơi rừng Câu-thi-na. Như cỗ xe sử dụng lâu ngày cũng hư mục, đến một lúc nào đó phải bỏ đi, vì níu giữ là điều chẳng thể được. Biết rõ vô thường, không giữ được bất cứ thứ gì lâu dài thì không nên nặng nề bám víu, chấp thủ. Ai nhận ra sự thật “chẳng thể được” của thế gian thì người ấy có trí tuệ. Từ tuệ giác này, nếu nỗ lực tu tập ngũ căn - ngũ lực đến viên mãn sẽ thành tựu giải thoát, Niết-bàn.

    “Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Độc.

    Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

    - Thế gian có năm việc tuyệt chẳng thể được. Thế nào là năm? Vật đáng mất muốn cho không mất, điều này chẳng thể được; pháp diệt tận muốn cho không tận, điều này chẳng thể được; phàm pháp già muốn cho không già, điều này chẳng thể được; phàm pháp bệnh muốn cho không bệnh, điều này chẳng thể được; phàm pháp tử muốn cho không tử, điều này chẳng thể được. Đó là, này Tỳ-kheo! Có năm việc này tuyệt chẳng thể được. Nếu Như Lai ra đời hay không ra đời, thế giới này hằng trụ như cũ, mà không hư bại có tiếng mất diệt, sanh, lão, bệnh tử; hoặc sanh, hoặc chết đều trở về gốc. Đó là, này Tỳ-kheo! Có năm việc khó được này. Hãy cầu phương tiện tu hành năm căn. Thế nào là năm? Nghĩa là tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, và tuệ căn. Đó là Tỳ-kheo hành năm căn này rồi liền thành Tu-đà-hoàn, hướng Tư-đà-hàm, chuyển tiến thành Tư-đà-hàm, chuyển tiến diệt năm kiết sử thành A-na-hàm, ở đó nhập Niết-bàn, không trở lại đời này nữa, chuyển tiến hữu lậu tận thành vô lậu, tâm giải thoát, trí tuệ giải thoát, tự thân chứng được và tự du hóa, không còn thọ thai nữa, như thật mà biết. Nên tìm phương tiện trừ năm việc trước, tu hành năm căn. Như thế, Tỳ-kheo, nên học điều này.

    Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

    (Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 34.Đẳng kiến,

    Source: TVNHS

    Read more »
  • HÃY TÍCH-LŨY PHƯỚC-ĐỨC, MỖI NGÀY MỘT CHÚT

     

    HÃY TÍCH-LŨY PHƯỚC-ĐỨC, MỖI NGÀY MỘT CHÚT
    Câu Chuyện Về Ông Nhà Giàu Bilālapādaka,
    Kệ 122 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú
    Minh Họa - Weragoda Sarada Maha Thero 
    Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến 
    Hình Vẽ: P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

    (Merit Grows Little By Little - The Story Of Bilālapādaka, Verse 122 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)

     BÀI KỆ 122:

     122. Māvamaññetha puññassa
    na maṃ taṃ āgamissati
    udabindu nipātena
    udakumbho’ pi pūrati
    pūrati dhīro puññassa
    thokathokam pi ācinaṃ. (9:7)

    Đừng xem-thường điều-thiện nhỏ,
    "Vì nghĩ rằng, kết-quả tốt-lành sẽ không đến với mình',
    Hãy xem kìa, một giọt nước nhỏ mỗi ngày
    sẽ làm cho đầy bình nước.
    Người từ-bi và trí-tuệ tích-lũy được nhiều phước-lành,
    là nhờ mỗi ngày làm một điều-thiện nhỏ.

    Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Bilālapādaka, một người đàn ông giàu có.

    Trước kia, có một người đàn ông ở Sāvatthi, sau khi ông nghe xong một bài pháp thoại của Đức Phật, lời giảng của ngài đã tạo ra nhiều cảm kích trong lòng ông, rồi ông quyết định thực hành theo những điều Đức Phật vừa dạy bảo. Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế chúng ta vừa được nhiều phước-lành hơn, và chúng ta cũng vừa được nhiều người theo-giúp mình trong kiếp kế-tiếp. Do đó ngày hôm sau, người đàn ông nầy xin cúng-dường thực-phẩm đến Đức Phật cùng với chư tăng ở Tu Viện Kỳ Viên. Sau đó, ông đi đến từng nhà, rồi ông thông-báo cho mọi người biết, là ngày hôm sau sẽ là ngày cúng-dường thực-phẩm đến Đức Phật cùng với chư tăng, cho nên họ có thể chung-sức đóng-góp cùng với ông, theo ý mong muốn của họ.

     Ông nhà giàu Bilālapādaka trông thấy ông-cúng-dường đi từ nhà nầy sang nhà khác, vì ông-nhà-giàu không tán-thành hành động nầy của ông ta, nên ông chán ghét ông ta, rồi ông tự nhủ thầm, "Ông-cúng-dường nầy là một người khổ sở! tại sao ông ta lại mời quá nhiều nhà sư, vượt ra ngoài khả năng mà ông ta có thể làm được, cho nên, bây giờ ông ta phải đi xin xỏ những người khác!" Vì vậy, ông Bilālapādaka yêu cầu ông-cúng-dường mang bát của ông ta đến, rồi ông bỏ vào bát của ông ta chỉ một chút ít gạo, chỉ một chút ít bơ, và chỉ một chút ít mật-mía. Ông-cúng-dường sau đó nhặt-nhạnh những món thực phẩm nầy để riêng-biệt ra, vì ông ta không muốn chúng trộn lẫn vào những món thực phẩm của người khác. Ông-nhà-giàu Bilālapādaka không hiểu tại sao những món thực phẩm của ông lại bị để riêng-biệt ra như thế, nên ông-nhà-giàu nghĩ rằng ông-cúng-dường nầy muốn cho mọi người biết, một người giàu có như ông mà đã cúng dường rất ít-ỏi như thế đó, và để làm cho ông-nhà-giàu bị xấu hổ. Vì vậy, ông-nhà-giàu đã sai bảo một người đầy tớ của ông đi tìm hiểu thêm về chuyện nầy.

     Người đàn ông mà kêu gọi mọi người cúng dường, đã đặt những món thực phẩm của ông-nhà-giàu, mỗi thứ một chút vào các nồi khác nhau như nồi nấu cơm, nồi nấu cà-ri, và nồi nấu thịt (cho ngọt thịt), để giúp cho ông-nhà-giàu có thêm nhiều phước-đức. Người đầy tớ của ông-nhà-giàu về báo-cáo lại những gì ông ta trông thấy; nhưng ông Bilālapādaka vẫn chưa hiểu rõ việc làm của ông-cúng-dường có ý nghĩa gì. Tuy nhiên ngày hôm sau, ông-nhà-giàu đi đến nơi mà có thực phẩm sẽ được cúng dường. Đồng thời, ông cầm theo con dao, với mục đích là ông sẽ giết chết người đàn ông kêu gọi mọi người cúng dường, nếu ông ta tiết lộ cho mọi người biết là người giàu có như ông lại đóng góp ít-ỏi đến như thế.

    Tuy nhiên, người đàn ông kêu gọi mọi người cúng dường nói với Đức Phật như sau, "Bạch Thế Tôn, buổi từ thiện nầy là một buổi cúng-dường của tất cả mọi người; cho nên người nào đã cúng dường nhiều, người nào đã cúng dường ít, là điều không quan trọng; mỗi người đều cúng dường với niềm tin, và với lòng rộng-lượng; do đó, tất cả chúng con mong rằng mọi-người đều được hưởng phước-lành đồng-đều, giống như nhau." Sau khi Bilālapādaka nghe thấy những lời nói trên, ông hiểu ra rằng mình đã nghĩ sai về ông-cúng-dường, ông xấu hổ vì đã lầm lỗi, nên ông xin ông-cúng-dường tha thứ cho ông, vì ông hãi-sợ rằng nếu ông không làm điều nầy, thì ông sẽ phải đọa vào một trong bốn cõi thấp-kém (apāyas, thí dụ như là cõi địa ngục, cõi ngạ quỷ, cõi súc sinh, và cõi A Tu La). Vì thế, ông nhà giàu Bilālapādaka nói rằng, "Ông bạn tôi ơi, tôi đã phạm một lỗi lầm to lớn, vì tôi nghĩ xấu về ông; xin ông tha thứ cho tôi." Đức Phật nghe người đàn ông giàu có xin tha thứ, nên ngài hỏi ông cho biết lý do tại sao. Sau đó, Đức Phật nói rằng, "Nầy các đệ tử của ta, các ông đừng nên xem thường điều-thiện, dù cho điều nầy có nhỏ-nhoi đến đâu chăng nữa, bởi vì từ các điều-thiện nhỏ, tích-lũy lâu ngày sẽ thành các điều-thiện to, nếu chúng ta làm điều-thiện nhỏ mỗi ngày."

    GIẢI THÍCH BÀI KỆ 122 TỪ TIẾNG PALI:

    taṃ maṃ na āgamissati puññassa mā avamaññaetha
    udabindu nipātena api udakumbho pūrati thokathokaü
    api ācinaṃ dhīro puññassa pūrati

    taṃ: việc-làm thiện-lành đó; maṃ: về phía tôi; na āgamissati: sẽ không mang lại kết quả tốt-lành; puññassa: việc-làm thiện-lành; mā avamaññaetha: đừng xem thường; udabindu nipātena api: (mỗi-ngày) từng giọt nước một; udakumbho: bình nước; pūrati: được làm cho đầy; thokathokaṃ api: ngay cả từng chút một; ācinaṃ: thu thập (vào); dhīro: người (đàn ông) cao-quý; puññassa: có phước đức; pūrati: được làm cho đầy.

    Một số người có khuynh hướng xem thường việc-làm thiện-lành, vì họ nghĩ rằng việc-làm nầy sẽ không mang lại kết-quả tốt-lành. Quan điểm nầy hoàn toàn không đúng-đắn. Các điều-thiện do chúng ta làm, sẽ được tích-lũy từng chút một. Quá-trình nầy giống như là việc-làm đầy bình nước, bằng cách nhỏ vào bình mỗi-ngày một giọt. Cũng như thế, nhờ các điều-thiện nhỏ được tích-lũy mỗi ngày, giúp cho người-làm việc-thiện có tràn-đầy các phước-lành.

     Bài kệ 122 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:

    (122) Chớ khinh điều thiện nhỏ nhoi. Cho rằng: “Quả báo mình thời hưởng đâu!”. Nhớ rằng giọt nước nhỏ lâu. Mỗi ngày một chút cũng mau đầy bình, Người hiền trí chứa tâm mình. Bao điều thiện nhỏ dần thành phước to.

     BÌNH LUẬN:

     māppamaññaetha; mā avamaññaetha: đừng nên xem thường. Mục đích của Bài Kệ nầy là để nhấn mạnh rằng việc-làm thiện-lành, dù cho có nhỏ-nhoi đến đâu chăng nữa, chúng ta cũng đừng nên xem thường. Bởi vì các hành-động tốt-lành nầy sẽ mang lại kết-quả là hạnh-phúc, do đó, cho dù chúng ta làm một điều-thiện dù nhỏ-nhoi đến đâu, cũng là một điều hữu ích.

    Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf

     

    Merit Grows Little By Little
    The Story Of Bilālapādaka, Verse 122 - Treasury Of Truth,
    Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

    VERSE 122:

     122. Māvamaññetha puññassa
    na maṃ taṃ āgamissati
    udabindu nipātena
    udakumbho’ pi pūrati
    pūrati dhīro puññassa
    thokathokam pi ācinaṃ. (9:7)
    Think lightly not of goodness,
    ‘It will not come to me’,
    for by the falling of water drops
    a water jar is filled.
    The sage with goodness fills himself,
    he soaks up little by little.

    While residing at the Jetavana Monastery, the Buddha spoke this verse, with reference to Bilālapādaka, a rich man.

     Once, a man from Sāvatthi, having heard a discourse given by the Buddha, was very much impressed, and decided to practice what was taught by the Buddha. The exhortation was to give in charity not only by oneself but also to get others to do so and that by so doing one would gain much merit and have a large number of followers in the next existence. So, that man invited the Buddha and all the resident monks in the Jetavana Monastery for alms-food the next day. Then he went round to each one of the houses and informed the residents that alms-food would be offered the next day to the Buddha and other monks and so to contribute according to their wishes.

     The rich man Bilālapādaka seeing the man going round from house to house disapproved of his behaviour and felt a strong dislike for him and murmured to himself “O this wretched man! Why did he not invite as many monks as he could himself offer alms, instead of going round coaxing people!” So he asked the man to bring his bowl and into this bowl, he put only a little rice, only a little butter, only a little molass. These were taken away separately and not mixed with what others had given. The rich man could not understand why his things were kept separately, and he thought perhaps that man wanted others to know that a rich man like him had contributed very little and so put him to shame. Therefore, he sent a servant to find out.

     The promoter of charity put a little of everything that was given by the rich man into various pots of rice and curry and sweetmeats so that the rich man may gain much merit. His servant reported what he had seen; but Bilālapādaka did not get the meaning and was not sure of the intention of the promoter of charity. However, the next day he went to the place where alms-food was being offered. At the same time, he took a knife with him, intending to kill the chief promoter of charity, if he were to reveal in public just how little a rich man like him had contributed.

     But this promoter of charity said to the Buddha, “Venerable, this charity is a joint offering of all; whether one has given much or little is of no account; each one of us has given in faith and generosity; so may all of us gain equal merit.” When he heard those words, Bilālapādaka realized that he had wronged the man and pondered that if he were not to own up his mistake and ask the promoter of charity to pardon him, he would be reborn in one of the four lower worlds (apāyas). So he said, “My friend, I have done you a great wrong by thinking ill of you; please forgive me.” The Buddha heard the rich man asking for pardon, and on enquiry found out the reason. So, the Buddha said, “My disciple, you should not think lightly of a good deed, however small it may be, for small deeds will become big if you do them habitually.

     EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 122)

    taṃ maṃ na āgamissati puññassa mā avamaññaetha
    udabindu nipātena api udakumbho pūrati thokathokaü
    api ācinaṃ dhīro puññassa pūrati

    taṃ: that act of merit; maṃ: towards me; na āgamissati: will not come bringing good results; puññassa: act of merit; mā avamaññaetha: do not underestimate; udabindu nipātena api: only drop by drop; udakumbho: the water pot; pūrati: gets filled; thokathokaṃ api: even little by little; ācinaṃ: collected; dhīro: the great man; puññassa: with merit; pūrati: gets filled.

    Some tend to think that virtue can be taken lightly, and that virtue practiced is not likely to bring about any spectacular good results. This view is not quite correct. The good done by an individual accumulates little by little. The process is very much like the filling of a water-pot, drop by drop. As time goes on, the little acts of virtue accumulate, until the doer of good is totally filled with it.

     COMMENTARY

    māppamaññaetha; mā avamaññaetha: do not under estimate. The intention of this Stanza is to stress that wholesome action, however trifling it may seem, is not to be under-estimated. Since the action yields results in terms of happiness, even a modicum of good can be helpful.

    Source: TVHS

    Read more »
  • NHỮNG LOẠI TÍN NGƯỠNG NHÂN GIAN KHÔNG PHẢI LÀ ĐẠO PHẬT

    TÍN NGƯỠNG NHÂN GIAN:

    Phủ Dầy Nam Định trong ngày lễ hội

    Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại. Một quốc gia có tuổi càng cao, có chiều dài lịch sử càng nhiều, gắn liền với nền văn hóa bản địa là có một số tín ngưỡng bản địa. Riêng Việt Nam, tín ngưỡng nhân gian gồm có: - Tín ngưỡng phồn thực  - Tam phủ, Tứ phủ - Thờ động vật và thực vật - Tín ngưỡng sùng bái con người. 

    Việt Nam thuộc quốc gia nông nghiệp gần vùng nhiệt đới. Vụ mùa tùy thuộc thổ nhưỡng và khí hậu thiên nhiên; lúc bấy giờ chưa có khoa học kỹ thuật, con người chưa chủ động được thành quả lao tác. Thời vụ chỉ duy nhất mỗi năm một mùa thu hoạch. Chính những yếu tố đó và thời gian còn lại gọi là nông nhàn, người dân hướng về quyền lực siêu nhiên, lo sợ trước mọi áp lực vô hình đe dọa, sanh tâm cầu khấn và tôn thờ.

    Khi được giao lưu thương mãi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cận biên, người dân có thêm một số tín ngưỡng ngoại nhập; từ đó, tín ngưỡng đa thần xuất hiện. Tuy nhiên, với tinh thần bao dung và cải biên, những tôn giáo hay tín ngưỡng thần học được tục hóa cho thích hợp với căn cơ bản địa, vì thế tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng tôn giáo song hành tồn tại dung hòa trong xã hội.

    TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC

    Khởi phát từ sự sanh sôi nẩy nở của hoa màu, con người thời bấy giờ có những lễ hội cúng hiến phẩm vật. Về con người, con cháu đông đúc cũng là một quà tặng của tạo hóa, vì thế họ thờ Linga và Yoni biểu tượng cho sự sung mãn phát triển. Không riêng Việt Nam, Ấn Độ và một vài nước vẫn có tục lệ thờ cúng vụ mùa và thờ cúng dương vật.

    TAM PHỦ, TỨ PHỦ

    Phủ là đền thờ ba vị: Mẫu Thượng Thiện - Mẫu Thượng Ngàn - Mẫu Thoải.     

    Mẫu Thượng Thiện biểu tượng cho mẹ Trời, mẫu Thượng Ngàn biểu tượng mẹ cai quản núi rừng, mẫu Thoải biểu tượng mẹ cai quản sông nước. Sau đó người dân thêm vào Mẫu Địa phủ cai quản đất đai trên cõi dương và dưới cõi âm. Từ đó có Tứ phủ. Loại tín ngưỡng nầy khởi xuất từ cuộc sống nông nghiệp của dân ta. Về sau, khi tiếp biến văn hóa Trung Quốc, người dân thờ thêm Thổ công, Hà Bá và Ngọc Hoàng Thượng đế. Ngoài ra, xã hội nhà nông còn tôn thờ Mây-mưa-sấm-chớp. Đến khi tiếp nhận tín ngưỡng Đạo Phật, tín ngưỡng nhân gian đó được cải biến dưới dạng tứ pháp: 

    • Pháp Vân (thần mây) thờ ở chùa Bà Dâu
    • Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu
    • Pháp Lôi (thần sấm) thờ ở chùa Bà Tướng
    • Pháp Điện (thần chớp) thờ ở chùa Bà Dàn

    Được cai quản chung bởi Phật Mẫu Man nương. Đời nhà Lý đã biến tín ngưỡng Tứ pháp thành Tứ Khí thờ ở chùa Pháp Vân tại Hưng Yên. Theo tục lệ dân làng, mỗi khi hạn hán, cần mưa cho vụ mùa, họ đón tượng Pháp Vân, ra khỏi chùa, cùng với tượng của các bà Pháp Lôi, Pháp Vũ ở các chùa gần đó đến chùa Ôn Xá (được gọi là chùa Un) - nơi thờ bà Pháp Điện để làm lễ cầu mưa.

    TÍN NGƯỠNG SÙNG BÁI CON NGƯỜI

    Quan niệm nhân gian, ngoài thể xác, con người có hồn và vía. Hồn là Tinh-khí-thần, nên gọi là ba hồn. Vía là các khiếu, nam có bảy, nữ có chín. Tục gọi là ba hồn bảy vía mỗi khi cầu khấn. Do quan niệm nầy mà người chết được cúng kiến, đốt vàng mã, những nhu cầu lúc còn sống để phần hồn được thụ hưởng nơi cõi âm. Vì vậy mà người quá cố được cúng giỗ hàng năm, cho dù tổ tiên vạn đại lâu đời cũng được bái thỉnh vào giáp tết gọi là cúng rước ông bà về đoàn tụ với cháu con trong ba ngày tết. 

    Tri ân người quá cố là tập quán đạo đức của người xưa, đó là nét đẹp văn hóa tình người, nhưng tín ngưỡng nhu thế, trong Phật giáo nguyên thủy không hề có. Phật giáo quan niệm người chết sẽ đầu thai chứ không còn ở cõi âm, nhưng tập tục tín ngưỡng nhân gian thì ông bà cha mẹ trên cao, tồn tại ở cõi Thần Tiên thượng giới. Do vậy mà sùng bái cúng kiến thờ phượng được duy trì. Đó là đạo thờ ông bà. Chính vì vậy mà Nguyễn Đình Chiểu đã viết:

    Thà đui mà giữ đạo nhà
    Còn hơn sáng mắt cha ông không thờ. 
    (Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên)

    Ngoài ra, nghề nghiệp đều có Tổ, gọi là Tổ nghề. Tổ nghề là người đầu tiên sáng lập một nghề, người đời sau nhớ ơn nên chọn ngày để cúng hàng năm. Đàn ca hát xướng, may vá, đánh bắt, thợ mộc, thợ nề, mọi nghiệp vụ đều có Tổ, tuy không trở thành một tín ngưỡng chuyên biệt rộng rãi, chỉ trong phạm vi nghề nghiệp chuyên môn, nhưng đó cũng là đức tin của kẻ hậu học.

    Thành hoàng thổ địa cũng thuộc loại tín ngưỡng tôn thờ vị cai quản làng xã về họa phúc cho mỗi làng; thường là những người có công, có tiếng, có địa vị tại địa phương. Những bậc minh quân, chiến sĩ trận vong hy sinh cho đất nước cũng được tôn thờ như Thần. Vua cũng được tôn thờ như vua Hùng. được xem là vua tổ đầu tiên của người Việt. Cũng có những vị được xem là Thánh đi vào tín sử của người Việt như: bốn vị thánh bất tử, đó là Tản ViênThánh GióngChữ Đồng Tử và Liễu Hạnh, gọi là "Tứ Bất Tử".

    Cô hồn hoạnh tử cũng được người dân bái vọng cúng kính do tình thương đối với những vong linh không ai thờ cúng. Người dân thường lập khánh thờ cô hồn ngoài vỉa hè, chốn hoang vu hay những nơi thường xảy ra tai nạn giao thông.

    Ngoài ra, còn tùy thuộc ngành nghề phát sanh một số tín ngưỡng khác như ngư dân thờ "Ông". Truyền tích từ thời vua Gia Long bị quân Tây Sơn truy sát, chạy ra biển gặp sóng to gió lớn, bỗng cá ông xuất hiện đưa thuyền vào bờ an toàn, sau đó Gia Long truy tặng  cá ông là "Nam Hải đại tướng quân". Ngư dân trước khi xuất bến thường đến cúng vái "Ông" hoặc xin keo. Hàng năm ngư dân thường cúng giỗ Ông vào ngày 20 tháng chạp âm lịch tại lăng thờ Ông ở làng Thanh Thủy.

    SỰ KHÁC BIỆT

    Tín ngưỡng nhân gian là sự khát vọng, tôn kính một nhân vật liên hệ trực tiếp đến nhu cầu trần tục, nhân vật đó có thể là hiện thực, có thể là siêu nhiên đủ đáp ứng niềm an ổn của sự mong cầu. Tín ngưỡng nhân gian không có tổ chức hệ thống chặt chẽ như tôn giáo, nhưng nó vẫn được lưu truyền lâu dài song hành với tôn giáo.

    Tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, có hệ thống giáo lý, có giới luật. Có giáo hội, có cơ sở đào tạo giáo dục tu sĩ, cán bộ đạo sự. Có sự liên hệ chặt chẽ giữa con người và đấng giáo chủ thông qua tín điều, giáo điều, đạo lý... còn tín ngưỡng nhân gian là một huyền thoại, thần tích, truyền thuyết gắn liền với đời sống trần tục.

    Đạo Phật không phủ nhận những hình thức tín ngưỡng nhân gian, nhưng giải trình theo quan điểm Nhân Quả,nghiệp báo để hướng người dân trở về chánh tín. Tuy nhiên, một số chùa do các sư thiếu nội hàm và kiến thức Phật học, nên tùy thuận chúng sanh theo hình thức mê tín càng đưa đạo Phật vào chỗ hỗn dung tín ngưỡng. 

    Riêng Phật giáo Nguyên Thủy vẫn giữ được nét truyền thống nên tín ngưỡng nhân gian khó thâm nhập. Phật giáo Phát Triển do bao dung thích ứng với mọi nét văn hóa trong mọi quốc độ nên dung nạp quá nhiều hình thái tín ngưỡng nhân gian mà không chuyển hóa, dưới cái nhìn của ngoại cuộc, Phật giáo Việt Nam theo phái Phát Triển có màu sắc mê tín.

    Thật ra, những hình thái tín ngưỡng nhân gian chỉ để đáp ứng nhu cầu thực dụng mà không giải quyết tận căn những nguyên nhân khổ đau của kiếp sống. Đáp ứng được nhu cầu thực dụng hay không là chuyện khác, còn tùy phước báu nhân quả. Tín ngưỡng nhân gian cũng không thể phát triển lòng từ bi sang mọi lĩnh vực khác ngoài phạm vi của mình. Trong khi mục đích của đạo Phật là tìm rõ căn nguyên của khổ đau, đưa ra phương thức giải quyết hiện thực mà không cầu khấn nương tựa bất cứ thần linh nào khác. Có nghĩa con người tự làm chủ chính mình từ ý tưởng, hành động và lời nói. Sự khác biệt cơ bản như thế, tín ngưỡng nhân gian không thể là loại tín ngưỡng của đạo Phật.

    Source: TVHS

    Read more »
  • LỊCH SỬ BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG (BODHGAYÀ) - NƠI ĐỨC PHẬT THÀNH ĐẠO

    Ngôi Đại tháp ở Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà) mà ta thấy ngày nay hình như vào thời đại Maurya (317 - khoảng 180 trước TL) đã được gọi là “vương tháp” (ràjapàsàdàcetika = ràjapràsàdàcaityaka).

    1. Bodhgayà trong các du ký của tu sĩ Trung Hoa

    Các nguồn tài liệu tốt nhất mà ta có được về lịch sử của Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà) là các du ký của tu sĩ Trung Hoa. Pháp Hiển (340-420?) miêu tả nó như sau:

    Từ đây (một hang núi ở phía bắc cổ thành Ràjagrha) đi về phía tây bốn do tuần (yojana), ta đến thành Gayà. Tại đây mọi vật trong thành cũng điêu tàn. Đi tiếp về nam độ hai mươi dặm (li=400m), ta đến nơi mà xưa kia Bồ tát tu tập khổ hạnh trong sáu năm. Đây là một khu rừng. Đi ba lý về tây, ta đến nơi mà xưa kia đức Phật đã tắm và rời cái ao bằng cách nắm một cành cây do một vị thiên thần (deva) bẻ cong xuống. Cách hai lý về phía bắc là nơi mà xưa kia các cô gái nhà Gràmika dâng đức Phật món cháo sữa.

    Cách hai lý nữa về phía bắc là nơi mà xưa kia đức Phật an tọa trên phiến đá dưới một cây lớn, nhìn hướng đông, và ăn món cháo sữa. Cây ấy và phiến đá ngày nay vẫn còn đó. Phiến đá hơi thấp ở phía dưới dài rộng độ 2 mét và cao độ 0,6 m. Ở Trung Ẩn không có khí hậu cực nóng và cực lạnh, và vì vậy tương truyền một số cây sống vài ngàn năm cho đến mười ngàn năm.

    Đi nửa do tuần (yojana) về đông bắc, ta đến một hang đá, trong đó Bồ tát đã đi vào và ngồi trong tư thế hoa sen, mặt hướng về tây, tự bảo mình rằng nêu ngài chứng đắc Giác ngộ (bodhi) thì phải có một dấu hiệu siêu phàm. Sau đó trên vách hang đá tự nhiên không nghi ngờ gì nữa đã xuất hiện hình bóng một vị Phật dài độ 0,9 m đến nay vẫn còn rõ ràng.

    Ngay lúc ấy trời đất chuyển động mạnh, và các thiên thần (deva) nói:

    - Đây không phải là nơi chứng đắc Giác ngộ của các đức Phật quả khứ và vị lai. Dưới gốc cây asvattha chỉ cách đây độ nửa do tuần (yojana) là nơi chứng đắc Giác ngộ của các đức Phật quá khứ và vị lai.

    Khi các vị vừa nói xong, các vị dẫn đường và ca hát. Vì vậy Bồ tát đứng dậy và đi theo. Cách cây ấy độ ba mươi bước, một thiên thần (deva) dâng ngài một ít cỏ cát tường (kusa). Ngài nhận cỏ ấy. Xa hơn độ mười lăm bước, năm trăm con chim xanh bay vụt lên, vòng quanh ngài ba vòng rồi bay mấtdạng. Bồ tát tiến đến góc cây asvattha, trải cỏ kusa và ngồi xuống, mặt hướng về đông. Sau đó Ma vương đưa ba Ma nữ diễm lệ đến từ hướng bắc, để cám đỗ ngài. Còn chính Ma vương đến từ hướng nam để cám dỗ ngài. Bồ tát dùng ngón chân chạm mặt đất, Ma quân liền rút lui và tan biên khắp nơi. Cả ba Ma nữ diêm lệ ấy bị hóa thành các mụ già xấu xí.

    Tại nơi vừa nói là nơi Bồ tát đã tu tập khổ hạnh trong sáu năm và tất cả mọi nơi khác, dân chúng thời sau đã xây nhiều ngôi tháp và dựng tượng thờ. Các di tích này đến nay vẫn tồn tại.

    Các ngôi tháp cũng được dựng ở nơi đức Phật, sau khi đã đắc Giác ngộ, ngồi suốt bảy ngày nhìn cây này và hưởng lạc giải thoát; nơi đức Phật bước đi suốt bảy ngày từ phía đông sang tây của cây asvattha; nơi các thiên thần (deva) làm một sảnh đường bằng bảy báu vật và thờ cúng đức Phật suốt bảy ngày; nơi con rồng mù Mucilinda cuộn quanh đức Phật suốt bảy ngày, nơi đức Phật ngồi nhìn hướng đông trên một tảng đá vuông dưới gốc cây nyagrogha và Phạm Thiên đến thỉnh cầu ngài; nơi bốn vị Thiên vương dâng bát cúng ngài; nơi năm trăm thương nhân cúng ngài bột mì và mật ong; và nơi đức Phật giáo hóa các anh em Kasyapa (Ca diếp) và cả ngàn đệ tử.

    Tại nơi đức Phật chứng đắc Giác ngộ có ba Tăng xá (Samghàràma) dành cho Tăng chúng cư trú. Cả tu sĩ và giới tại gia đều có lương thực cung cấp dổi dào, không thiếu món gì. Các giới điều và quy tắc được tuân thủ nghiêm túc. Các luật lệ điều khiển mọi cung cách cư xử, thức dậy, vào ra của họ đều giống như các giới luật mà các thánh tăng thời đức Phật thực hành và duy trì cho đến ngày nay.

    Từ thời đức Phật nhập Niết bàn, bốn ngôi đại tháp vẫn được lưu truyền và không có gì thay đổi. Bốn ngôi đại tháp ở nơi đức Phật đản sinh, nơi đức Phật chứng đắc Giác ngộ, nơi ngài thuyết Pháp lần đầu và nơi ngài nhập Đại bát Niết bàn.

    Pháp Hiển ghi lại rằng khi “Bồ tát tiến đến cây asvattha, trải cỏ kusa và ngồi xuống, mặt hướng về đông.” Ma vương đưa ba Ma nữ đến cám dỗ ngài nhưng Bồ tát đã hàng phục chúng. Dù ông không nói đến tòa kim cương (yajràsana), chắc hẳn cũng đã có vật gì đó đánh dấu nơi đức Phật chứng đắc Giác ngộ. Trong chương tám của Đại Đường tây vực ký, Huyền Trang viết:

    Độ mười bốn hay mười lăm dặm về phía tây nam của núi Pràgbodhi, chúng tôi đã đến cây bồ đề. Bức tường bao quanh được xây bằng gạch, cao, dốc thẳng và vững chắc. Tường dài từ đông sang tây và hẹp từ nam ra bắc. Chu vi tường độ hom năm trăm bộ. Các loại câv quý hiếm có hoa rực rỡ đổ bóng chung quanh và trên bãi cát mịn, các loài cỏ lạ mà chúng tôi chưa từng thấy nơi nào khác mọc sum suê bao phủ mặt đất.

    Cổng chỉnh mở về phía đông và hướng ra sông Neranjarà. Cổng nam nối liền với một cái hồ đầy hoa lớn và phía tây được chận bằng một dốc đá cao. Cổng bắc dẫn đến đại Tăng xá (Samghàràma). Các địa phận trong các bức tường chứa rất nhiều thánh tích. Có nhiều ngôi tháp và một tinh xá (vihàra), tất cả đều được vua chúa, đại thần và giới trưởng giả của mọi nước ở cõi Diêm phù đề (Jambudvipa: Ấn Độ) xây làm đài kỷ niệm để tôn thờ giáo pháp của đức Phật.

    Những gì Huyền Trang miêu tả vẫn còn có thể được thấy mãi cho đến nay. Trong cùng chương ấy, Huyền Trang nói đến tòa kim cương, vẫn tồn tại khi ông đến tham quan, dù nó có thể đã được phục chế:

    Ở giữa khuôn viên chung quanh cây bồ đề là tòa kim cương. Nó đã được dựng lên cách đây lâu lắm, từ khởi thủy của Hiền Kiếp này và xuất hiện cùng quả đất. Nó ở trong tam thiên đại thiên thế giới, trải dài đến tận lớp đất vàng ròng (Skt., kàncana-mandala) và xuất hiện trên mặt đất. Nó được làm bằng kim cương và chu vi khoảng hơn một trăm bộ. Nó được gọi là tòa kim cương vì cả ngàn đức Phật trong Hiền Kiếp này đã an tọa ở đó và nhập kim cương tam muội (samàdhi: Định). Nó còn được gọi là nơi Giác ngộ (bodhimanda) vì đây chính là nơi sự kiện Giác ngộ được viên thành.

    Ngay cả khỉ quả đất rung chuyển và chấn động, chỉ duy nhât nơi này không rung chuyển cũng không chấn động. Khi đức Như Lai (Tathàgata) sắp chứng đắc Giác ngộ, ngài đi liên tiếp cả bốn phía, thì quả đất rung chuyển và chấn động. Nhưng khi ngài đến nơi này, tất cả đều yên tĩnh và lắng dịu. Khithời đại cuối cùng đến gần và Chánh Pháp bắt đầu hủy hoại dần, thì đất cát che phủ nơi này và sẽ khó trông thấy nó nữa.

    Sau khi đức Phật nhập diệt (nirvana), các vua chúa khắp mọi lãnh thổ, nghe nói về tầm cỡ của tòa kim cương, đã dựng hai bức tượng Quan Ầm (Avalokitesvara) nhìn về hướng đông để đảnh dấu các biên giới bắc và nam. Khi tôi hỏi một ông già về việc này, ông nói: “Khi các bức tượng chìm xuống đất và không còn trông thấy được nữa, thì Phật pháp sẽ biến mất”. Bức tượng Bồ tát Quan Ầm (Avalokitesvara) ở phía nam bấy giờ đã bị chôn vùi đến gằn phần trên ngực.

    Cây bồ đề ở trên tòa kim cương là cây pìpal. Xưa kia, khi đức Phật còn trụ thế, cây cao hàng chục mét. Mặc dù từ đó nó đã bị phá hại và chặt bỏ, nó vẫn còn cao độ bốn mét rưỡi. Đức Phật ngồi dưới cây ấy và chứng đắc Chánh đẳng giác, vì vậy nó được gọi là cây bồ đề (giác ngộ). Thân nó màu trăng ngà, cành và lá xanh đậm. Lá cây không tàn úa về mùa hạ hay đông, mà vẫn rậm rạp quanh năm không thay đổi.

    Phía đông cây bồ đề là một ngôi tinh xả (vihàra), thông thường gọi là Đại tháp. Tháp cao độ 48 hay 51 m, tường trên nền tháp thấp hơn có chu vi độ hai mươi bộ. Tháp được xây bằng gạch xanh và phủ hồ. Trong mỗi bệ xây thụt vào ở các tầng đều có một bức tượng màu vàng. Bốn bức tường đều được điêu khăc thật cầu kỳ; có các bức tượng như chuỗi ngọc kết liền nhau và các bức tượng thánh nhân ẩn sĩ. Trên đỉnh tháp là một cái bình (àmalaka) mạ vàng, còn được gọi là bình nạm ngọc hay hũ nạm ngọc.

    Nối liền phía đông tinh xá (vihàra) là một cái đình có nhiều tầng. Các đầu hổi vươn ra từ tầng thứ ba, và các kèo, cột, đòn tay, cửa lóm, cửa sổ đều được chạm trổ với các hình phù điêu bang vàng hay bạc và cẩn đủ loại ngọc trai, ngọc quý. Các phòng óc đều rộng rãi và có cửa lớn ba cánh. Vềhaiphía tả hữu của cổng ngoài đều có các bệ xây thụt vào, bên trái là bức tượng Bồ tát Quan Ấm (Avalokitesvara), và bên phải là bức tượng Bồ tát Di Lặc hay Từ Thị (Maitreỵa). Các bức tượng được đúc bằng vàng hay bạc và cao hơn ba mét.

    Tòa kiến trúc này là một ngôi đại tháp, không phải là một tháp nhỏ thờ xá lợi (sarìràni). Từ bên ngoài, nó có vẻ là một ngôi đại tháp chín tầng, nhưng thật ra nó chỉ có hai tầng.

    Phía bắc cây bồ đề là nơi đức Phật đã đi kinh hành. Ngay cả sau khi đức Như Lai (Tathàgata) chứng đắc Giác ngộ, ngài cũng không rời bảo tọa, mà vẫn ngồi nhập định suốt bảy ngày, giải thoát khỏi các tư tưởng si mê. Khi ngài xuất định, ngài tiến về phía bắc cây bồ để và kinh hành từ đông sang tây suốt bảy ngày. Khi ngài đã đi độ mười bước, thì mười tám đóa kỳ hoa xuất hiện ngay tại nơi ngài vừa bước qua. Người đời sau chất gạch lên ở đây và làm một bệ cao 0,9 m. Theo các bậc tiên bối, bệ này bao phủ các dâu chân Phật chỉ định thọ mạng của một đời người. Trước tiên người ấy phát nguyện chân thành, rồi đo cái bệ, cái bệ sẽ lớn hay nhỏ từy theo đời người ấy sẽ dài hay ngắn.

    Tiểu sử Huyền Trang, Đại Đường Đại từ ân tự Tam tạng Pháp sư truyện, do Huệ Lập sáng tác, tóm tắt phần Huyền Trang miêu tả Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà) và thêm nhiều thông tin khác:

    Ở giữa là tòa kim cương (vajràsana... Nó được gọi là kim cương (vajrà) vì nó vững mạnh, không bị hủy hoại và có khả năng hủy hoại mọi vật. Nếu ngài (đức Phật) không tin tưởng nơi này, ngài đã không thể tồn tại trên quả đất. Nếu bảo tọa này không được làm băng kim cương (vajrà), thì quả đất đã không thể chịu đựng nổi sự nhập định (samàdhi) cương quyết này.

    Như vậy khi các đức Phật muốn hàng phục Ma vương và chứng đắc Giác ngộ, các ngài chắc chắn phải ở đây; nếu các ngài ở nơi nào khác, quả đất sẽ chuyển động và tan tành. Và vìvậy cả ngàn đức Phật đều đã an tọa trên tòa kim cương (vajràsana) từ khởi thủy của trời đất. Nó còn được gọi là bodhimanda (địa điếm chứng đắc Giác ngộ). Tương truyền ngay cả khi thế giới di chuyển và chấn động, chỉ duy nhất nơi này không chuyển động.

    Trong khoảng một hai trăm năm cuối cùng, vận mạng của chúng sinh đã suy tàn dần, và ngay cả khi họ đứng dưới cây bồ đề cũng không thể nhìn thấy tòa kim cương (vajràsana)...

    Lá cây bồ đề không rụng về mùa hạ hay đông; tuy thế, vào ngày lễ kỷ niệm đức Phật nhập diệt hằng năm, lá bỗng nhiên rụng xuống, và rồi trong suốt ngày ấy lại mọc lên xanh tươi rậm rạp như cũ. Vào ngày ấy vua chúa từ nhiều nước tụ tập dưới cây bồ đề cũng đám tùy tùng, tưới cây bằng sữa, dâng đèn, trải hoa, lượm lá rụng và sau đó trở về nhà.

    Pháp sư Huyền Trang kính lễ cây bồ đề và tượng đức Phật chứng đắc Giác ngộ do Bồ tát Di Lặc hay Từ Thị (Maitreya) tôn tạo. Ông quỳ trên mặt đất và than khóc rất sầu thảm, những dòng lệ đau xót tuôn như suôi trên mặt ông:

    Đệ tử không có ý niệm gì vể nơi mình đã hiện hữu và đã tái sinh vào loài gì khi đức Phật chứng đắc Giác ngộ. Bây giờ trong thời Tượng Pháp, cuối cùng đệ tử cũng đã đến nơi đây. Tại sao nghiệp chướng của đệ tử sâu dày như vậy?

    Ngày hôm ấy là ngày cuối cùng của mùa an cư kiết hạ, và hàng ngàn Tỷ kheo xa gần đã tụ tập tại đó, nhưng mọi người đều khóc khi thấy Pháp sư than khóc. Trong khoảng một do tuần (yojana) của nơi ấy có rất nhiều thánh tích. Huyền Trang ở lại đó độ tám chín ngày và đi lễ bái khắp mọi nơi ấy.

     

    2. Lịch sử Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà)

    Giữa thời vua Asoka và triều đại Sunga do vua Pusvamitra thiết lập khoảng 185 trước TL, tất cả hiện vật tại Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà) là cây bồ đề, tòa kim cương và một ao sen. Điều này có thể được xác nhận bằng cách tham khảo một bức phù điêu ở Bhàrhut vào TK thứ II trước TL về long vương (nàgarậịa)Elàpattra lễ bái đức Phật. Long vương (nàgaràja) Elàpattra cũng xuất hiện trong các sử thi anh hùng caMahàbhàrata và Ràmàyana; còn trong các kinh điển Phật giáo, vua rồng này quy y vào giáo pháp của đức Phật. Tác phẩm hình chữ nhật này trình bày cây bồ đề ở bên trái với cái bệ phía dưới (tòa kim cương). Trên bệ có thể thấy di tích của hoa tàn rải rác, điều ấy chứng tỏ rải hoa đã là một tập tục. (Ở Ấn Độ ngày nay, dân chúng cũng ném hoa để chúc phúc lành). Bên dưới là một hình người chấp tay lễ bái, có bức họa một con rồng năm đầu ở trên đầu người ấy (một đề tài thường thấy trong mỹ thuật Ấn giáo). Đây là long vương Elàpattra mang hình người.

    Ở bên trái thấp hơn là một ao sen và các nửa phần trên của ba hình, vua rồng cùng hai cận thần. Cao hơn về phía bên phải, long vương hiện ra như một con rồng năm đầu trong ao sen vì đức Thích ca mâu ni đã ra lệnh bảo rồng xuất lộ nguyên hình. Trên cao là tượng thần hộ vệ Vajradhara (Kim cương) được thần Brahmà (Phạm thiên) đi kèm bên trái.

    Ta học được hai điều từ bức phù điêu này. Thứ nhất, các tượng đức Phật không còn nữa. Thứ hai, dân bản địa thờ một thần rắn; việc này đi vào Ấn giáo thành sự thờ long thần và cũng được Phật giáo chấp nhận.

    Một bia ký của vua Asoka nêu rõ là ngài đã đi chiêm bái cây bồ đề mười năm sau lễ đăng quang. Tương truyền cuộc hành hương này là nguồn gốc của điều mà vua Asoka gọi là các “cuộc du hành vì đạo pháp” (dharmayàtrà) của ngài. Các nguồn kinh điển Phật giáo đồng ý, nói rằng sau khi vua tham quan Kapilavastu, cố đô của bộ tộc Thích ca, vua đi đến cây bồ đề và ca tụng sự kiện Giác ngộ của đức Thích ca mâu ni. Vua đã cung dâng cây bồ đề một lễ vật gồm 100.000 đồng tiền vàng, truyền dựng một một ngôi tháp ở đó rồi ra đi. Các đệ tử Phật trong thời kỳ sau rất tôn trọng cuộc hành hương của vua Asoka đến chiêm bái cây bồ đề. Ngài thực hiện hai việc mà các tiên vương như Bimbisàra đã không làm được: Ngài kính lễ cây bồ đề bằng cách rảy nước hương lên cây và triệu tập một hội nghị mỗi năm năm một lần(pancavàrsika).

    Các cổ tích kể rằng hoàng hậu Tisyaraksità của vua Asoka cố làm cho cây bồ đề chết đi, nhưng vua đã dùng nước cứu cây sống lại. Theo Đại Đường tây vực kỷ, hoàng hậu Tisyaraksità theo “tà giáo” và bí mật sai người chặt cây vào nửa đêm. Vua Asoka rất đau buồn và cầu nguyện hết lòng mong cây sống lại, rồi rảy sữa pha hương lên cây. Chẳng bao lâu cây sống lại và vua liền “bao quanh cây một bức tường gạch cao hơn ba mét; ngày nay vẫn còn thấy được tường này”. Tuy thế, vài thế kỷ sau, Sasànka, một vị vua của Bengal, lên ngôi vào khoảng trước năm 606, lại chặt cây để hủy diệt Phật giáo. Tương truyền vua Pumavarman, hậu duệ cuối cùng của vua Asoka, “đầy ưu phiền, đã tẩm gốc cây với sữa của ngàn con bò và trong vòng một đêm, cây lại hồi sinh”.

    Theo Cao tăng Pháp Hiển truyện, hoàng hậu của vua Asoka chặt cây asvattha, và nó hồi sinh vì vua đã tắm sữa cho nó. Huyền Trang ghi lại ba văn bản về những người cố hủy diệt cây bồ đề: Đích thân vua Asoka, hoàng hậu Tisyaraksità của vua Asoka và vua Sasànka; trong mỗi trường hợp, gốc cây đều sống sót và cây mọc lại. Sự cố ý hủy diệt cây này chắc chắn là có thực, nhưng điều không rõ là bao nhiêu thế hệ cách biệt giữa cây hiện nay và cây ở thời đức Thích ca mâu ni đã an tọa.

    Sau cuộc du hành của Mahinda, hoàng tử của vua Asoka đến Ceylon (Sri Lanka ngày nay) để thuyết giảng Phật giáo tại đó, các cung phi trong vương tộc Ceylon bày tỏ ước vọng sống đời tu hành và thỉnh cầu các Tỷ kheo ni đến đây để truyền giới cho họ. Công chúa Samghamitta, hoàng nữ của vua Asoka, đã dẫn phái đoàn gồm mười một Tỷ kheo ni, đem theo một nhánh ở phía nam của cây bồ đề mà vua Ceylon đã thỉnh cầu. Chính vua Asoka đã chặt cành cây một cách thần kỳ và đặt nó lên thuyền. Vua Ceylon đi đón phái đoàn tại cảng Jambukola và trồng cây ở đó. Cuối cùng tám chồi non mọc lên và các chồi này được trồng ở nhiều địa điểm.

    Vào khoảng một thế kỷ sau triều đại vua Asoka, một lan can bằng sa thạch được dựng lên quanh cây bồ đề ở Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà) và một tháp nhỏ được dựng lên. Kiểu lan can theo hình thức thông thường. Có bốn trụ đá vuông hay tám cạnh được chạm nổi hình nhiều người và vật ở mặt trước và sau, nhiều cổ tích (như Jàtaka) và hình tròn lớn chạm hoa sen. Các phần lồi ra ở mỗi bên trụ đá làm chỗ dựa cho các thanh đá nằm ngang, nối liền các trụ đá. Các thanh đá nằm ngang này cũng được chạm hình hoa sen và các hình tròn lớn chạm nổi khác. Các phiến đá ở trên đỉnh trụ được chạm nổi bên ngoài với một tràng hoa sen và bên trong với hình nhiều thú vật.

    Trên các trụ đá có nhiều loại hình chạm nổi, gồm các hoa sen và thú vật thông thường. Cũng có một số hình chạm nổi cảnh quan từ cuộc đời đức Phật, nhưng theo phong tục thời ấy không phác họa đức Phật mang hình người. Cũng có các cảnh tượng từ Bộ chuyện Tiền thân (Jàtaka) và các biểu tượng của vòng chiêm tinh. Một hình vẽ thần mặt trời lái xe do bốn con ngựa kéo là bức họa nổi tiếng đầu tiên về vị thần này. Các hình chạm nồi bên ngoài lan can đều đơn giản, nhưng các hình sư tử, ngựa và voi có cánh cho thấy ảnh hưởng của Ba Tư. Cũng có một số dòng chữ ngắn, một trong đó nêu rõ là lan can được vua Indràgnimitra, trị vì ở TK thứ I trước TL, cung tặng:

    Cái bệ (bodhimanda) dưới cây bồ đề được gọi là tòa kim cương và đó là vật được các đệ tử Phật tôn trọng đặc biệt. Khi Huyền Trang tham kiến vùng này, đã có niềm tin thịnh hành là không chỉ đức Phật Gotama mà còn nhiều đức Phật đã chứng đắc Giác ngộ ở đó. Ở Sri Lanka ngày nay các bệ cao dưới gốc cây bồ đềtrong các sân chùa đều được gọi là tòa kim cương (bodhimanda) theo tên tòa chứng đắc Giác ngộ ở Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà).

    Lan can bao quanh tòa kim cương đã được phục chế nhiều lần. Có lẽ sự phục chế thật cần thiết vì một phần lan can đã bị mất hay vì cần mở rộng nhiều hơn nữa.

    Ngôi tháp cuối cùng đã bị hủy hoại và chôn vùi trong cát. Khi vua Miến Điện phái ba triều thần đến khai quật các nền tháp bị chôn vùi ấy vào năm 1856, chính phủ Anh ở Ấn Độ không còn xem thường địa điểm này nữa. Vào năm 1863, một cái hào đã được một Thiếu tá Meade nào đó đào quanh tháp dưới sự giám sát của Đại tướng Alexander Cunningham. Vào năm 1878 Rajendralala Mitra xuất bản một báo cáo học thuật về Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà) và năm sau Alexander Cunningham thanh tra địa điểm này. Năm 1880 Sir Asley Eden, Phó thống đốc Bengal, truyền lệnh cho J.D.Beglar tiến hành khai quật tại đó. Vào năm sau, J.D.Beglar không chỉ phát hiện tòa kim cương mà còn phục hồi di tích xá lợi của đức Phật được cất giữ tại đó. Các chi tiết về cuộc khai quật được ghi lại trong Mahàbodhi hay Đại tháp Bồ đề của Alexander Cunningham. Các sự trùng tu tổng quát sau cùng đựơc chính phủ Anh ở Ấn Độ đảm trách vào năm 1880-81.

    Ngôi Đại tháp ở Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà) mà ta thấy ngày nay hình như vào thời đại Maurya (317 - khoảng 180 trước TL) đã được gọi là “vương tháp” (ràjapàsàdàcetika = ràjapràsàdàcaityaka). Mãi cho đến gần đây, nhiều đám đông vô gia cư đóng vai hướng dẫn viên của du khách hành hương đã tụ tập quanh bảo tháp và gây ô uế nơi ấy. Bây giờ tháp đang được một ủy ban quản lý quan tâm chăm sóc và bảo tồn. Theo huyền thoại và ký sự của Huyền Trang, vua Asoka đã dựng một bức tường đá (vàrà) quanh cây bồ đề nhưng nay bức tường đá đã biến mất.

    Gần đó là một lan can bằng đá, và vì ký tự của đòng chữ khắc trên đó hầu như trùng hợp với bia ký thời vua Asoka, người ta tin rằng các bức tường hiện nay có nguồn gốc từ một bức tường được xây vào thời vua Asoka. Các tháp nhỏ màu trắng kế cận ngôi Đại Tháp theo kiến trúc hiện kim, tái tạo các đặc điểm chính của ngôi tháp lớn. Vì cả Huyền Trang và Pháp Hiển đều không bình luận gì về phiến đá in dấu chân Phật gần cây bồ đề và phía sau (nghĩa là phía tây) ngôi Đại Tháp, nên khó phỏng đoán niên đại của nó.

    Khi Phật giáo suy tàn, Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà) trở thành thánh địa của tín đồ Ấn Độ giáo, thuộc quyền sở hữu của các hàng đạo sĩ Ấn giáo cao cấp gọi là mahanta. Từ 1953 địa điểm này đã được một ủy ban của chính phủ quản lý. Gayà cách đó mười lăm cây số, từ lâu đã là thánh địa quan trọng của Ẩn Độ giáo, nhưng đối với phần đông dân Ấn Độ, Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà) chỉ là một địa điểm du lịch. Khách hành hương tham quan Gayà để cử hành tế lễ cúng bái tổ tiên trong mười lăm ngày (pitrbhaksà).Bình thường Gayà có dân số chừng 300.000 người, nhưng vào thời tế lễ, tương truyền tăng lên đến 900.000 người. Nhiều thần linh được thờ cúng với thần Vishnu là vị thần được dân chúng ngưỡng mộ nhất. Khách hành hương lũ lượt đến Đại Tháp Vishnupada ở trung tâm thành phố và làm tế lễ. Gayà có một số hồ nước dành cho lễ tắm (rửa tội). Vài hồ hình vuông với tầng cấp ở ba phía. Không hồ nào có tầng cấp ở cả bốn phía. Các đệ tử Phật trong thời kỳ tối cổ đã phê bình lễ tắm ở Gayà không có công đức gì cả.

    Trích từ sách "Đức Phật Gotama" của tác giả Hajime Nakamura do Trần Phương Lan dịch

    Source: TVHS

    Read more »
RSS