Niệm Phật Đường
Welcome
Login / Register

Tantric scriptures - Mật Giáo


  • Chuỗi hạt trong hành trì Kim Cang Thừa

     

    Chuỗi hạt trong hành trì Kim Cang Thừa

    Đối với người hành trì Mật Tông, chuỗi hạt (mala) là một pháp khí không thể thiếu. Chuỗi hạt gắn kết với người hành trì thân thiết hơn mọi người thường tưởng. Theo truyền thống của Việt Nam cũng như của Trung Quốc. Chuỗi hạt gồm 108 hạt tượng trưng cho sự xuyên suốt của Phật Giáo qua 108 chướng kiết sử, phiền não của chúng sinh. Ở Tây Tạng, người ta cũng quan niệm rằng chuỗi hạt đóng góp một phần không nhỏ đến việc thành tựu các pháp tu học. Xin gởi đến các bạn lời khai thị của đạo sư Liên Hoa Sanh về chuỗi hạt. Đoạn trích dẫn dưới đây được trích dẫn từ cuốn Luận Giảng về Pháp hành Lokeshvara của thầy Hồng Nhật

     Ngài Liên Hoa Sanh dạy : "Loại chuỗi tốt nhất dùng tăng số lượng trì tụng là chuỗi làm bằng vài loại ngọc quý, loại chuỗi trung làm bằng hạt của cây hay hột của trái cây, loại chuỗi thấp làm bằng gỗ, đất, đá hay thuốc."

    Chuỗi làm bằng vỏ ốc, đất gỗ hay hạt từ cây hay quả có mục đích dùng để thành tựu các nghi thức và sự nghiệp tức tai (cầu an), chuỗi làm bằng vàng sẽ thành tựu sự nghiệp tăng ích (cầu dồi dào), chuỗi san hô đỏ thì tốt nhất cho việc thành tựu các nghi quỹ về kính ái (tăng uy lực), chuỗi làm bằng sắt hay turquoise (lam ngọc) tốt trong các pháp hàng phục (phẫn nộ), chuỗi làm bằng Dzi hay các loại đá quý có thể dùng để thành tựu bất cứ loại sự nghiệp nào mà ta cần làm.

    Chuỗi làm bằng hạt đá mơ (apricot stone) sẽ thành tựu sự nghiệp công ích, chuỗi làm bằng hạt "lotton" tròn đen thành tựu pháp kính ái, bằng hạt bồ đề sẽ thành tựu mọi bộ pháp, bằng hạt raksa thành tựu pháp hàng phục, làm bằng gỗ cây bồ đề thành tựu sự nghiệp tức tai, bằng hạt trái dâu thành tựu pháp kính ái, bằng gỗ cây đào (gỗ gụ) thành tựu pháp hàng phục, chuỗi bằng ngà, nhất là ngà voi, thành tựu mọi sự nghiệp, bằng đá tốt cho phép tăng ích, làm bằng dược liệu tốt cho phép hàng phục, bằng các loại châu ngọc tốt cho mọi pháp. Tuy nhiên, không nên làm chuỗi bằng nhiều loại hạt khác nhau nếu không biết sự kết hợp này đem lại hiệu quả gì, nếu không sẽ không đem lại kết quả mong muốn. Chuỗi bằng sắt hay thép sẽ tích tụ công đức mỗi lần trì niệm một cách tổng quát, chuỗi bằng đồng hơn gấp bốn lần, bằng raksa hơn 20 triệu lần, bằng ngọc trai gấp 100 triệu lần, bằng bạc gấp 100.000 lần, bằng hồng ngọc trai gấp hơn 100 triệu lần, chuỗi hạt bồ đề vô lượng lợi ích khi tác bốn pháp.

    Dây xâu chuỗi phải dùng ba, năm, chín sợi, không dùng số khác vì ba là ba thân, năm là năm Phật hay năm trí, chín là chín thừa.

    Hột mẫu châu có thể kết ba hột tượng trưng cho Kim Cương tánh của chúng sanh. Ba thân, hột nhỏ nhất ngoài cùng nên màu lam (xanh dương), có lẽ nên bằng ngọc bích (lapis) tượng trưng cho bất động trí, hột giữa màu đỏ là Kim Cương khẩu, hột trong cùng màu trắng là Kim Cương thân, chuỗi phải được một vị Đạo Sư gia trì và bạn phải tự gia trì bằng cách chuyển khí năng vào đó, bạn phải chuyển khí năng vào đó trước khi lần chuỗi để được lợi ích thật sự, bạn có thể tẩm hương trầm vào chuỗi.

    Kế đó, tự quán mình thành Bổn Tôn rồi cầm chuỗi bằng tay trái và đặt mẫu châu thẳng đứng ở trung tâm, tụng chú để chuyển mọi Pháp thân thành Trí của thực tánh.

    OM SVABHAVA   SUDDHA   SARVA   DHARMA SVABHAVA SUDDHO HAM.

    Thần chú này tẩy sạch và biến các ý tưởng bất tịnh thành không trí, mẫu châu hiện ra như Bổn Tôn trong mandala và những chuỗi khác hiện ra như quyến thuộc của Ngài, phần hành trì quán tưởng về samayasattva, kế tiếp câu triệu Jnanasattva, triệu mời Ngài đến, kéo móc Ngài và hoà nhập Ngài vào samayasattva cũng như bạn đã làm trong nghi quỹ, triệu thỉnh chư Tôn từ tịnh thổ đến trước mặt rồi họ hoà nhập vào chuỗi và an trú ở đó. Do đó, mỗi phần của chuỗi là toàn bộ mandala gồm có Bổn Tôn quyến thuộc, toà sen, trang trí, đồ dùng cầm tay, màu sắc. Gia trì chuỗi theo cách này phải nhân mỗi chú tự của bộ chú nào mà bạn tụng lên 100.000 lần sẽ được các nghiệp quả tốt, vì vậy phải cẩn trọng khi thi hành.

    Chuỗi của bạn không những tượng trưng cho chư Tôn mà còn là khẩu của chư Tôn, thí dụ bạn tụng bài chú 100 chữ thì mẫu châu tượng trưng chủng tự OM và những hạt châu khác tượng trưng cho các chữ còn lại.

    Ngài Liên Hoa Sanh dạy : "Khi tụng chú tức tai dùng đầu ngón cái mà lần chuỗi, khi tụng chú tăng ích dùng ngón đeo nhẫn, dùng ngón cái và ngón đeo nhẫn khi tụng chú kính ái và dùng ngón áp út lần chuỗi khi tụng chú hàng phục. Tay phải ít khi dùng lần chuỗi thí dụ trong vài pháp phẫn nộ, vài sách dạy dùng cả 2 tay, nhưng không nên chỉ dùng một tay phải"

    Bất cứ lúc nào đang hành pháp nào hoặc tức tai, tăng ích...luôn nhớ rằng ngón cái là Kim Cương câu sẽ câu triệu các năng lực tâm linh chư Tôn và sự gia trì, lần bằng ngón này sẽ dễ lần hơn lần chuỗi bằng cách đẩy lẹ hai tay.

    Từ kim khẩu của ngài Padmasambhava : "Nếu chuỗi đã được gia trì bởi đạo sư, và bởi chính bạn như là một phần của bộ pháp đang đi, chuỗi phải được mang theo như hình với bóng. Giữ nguyện chánh về Kim Cương chuỗi là không bao giờ rời khỏi thân bạn".

    Không để chuỗi rời khỏi thân nhịêt của bạn, không đưa người khác cầm, không đặt tay vào chuỗi kẻ khác, không dược chuyền chuỗi cho người thất lời nguyện hoặc một người hoàn toàn khác với mình sờ mó.

    Hãy cầm chuỗi khi đọc chú, không được chơi giỡn, bói toán trên chuỗi hoặc khắc dán gì trên chuỗi, phải để một nơi trang trọng với thái độ kính trọng.

    Không được khoe chuỗi cho người khác xem, không đặt nơi thấp, không được để trên đất, đừng gắn thêm hạt chỗi vào tràng chuỗi mà không có ý nghĩa gì khác, hoặc chỉ vì trang sức cho nó, nếu ta giữ được các giới thệ nguyện liên quan đến chuỗi ta sẽ thành tựu pháp đang hành trì. Điều quan trọng là phải bảo vệ khỏi bị ô nhiễm bởi kẻ thiếu đức, ngay cả loại chuỗi hột bồ đề hay bằng vàng sẽ không còn được lợi ích cho ai nếu nó chạm phải tay người phạm ngũ nghịch đại tội, qua tay đồ tể, qua kẻ thất Kim Cương nguyện, bạn sẽ thất bại trong pháp tu. Chuỗi lấy được do không chánh đáng, bị hư hỏng, chuỗi đã được cúng dường cho chư Tôn để trang sức không được phép sử dụng cá nhân. Thật là ý xấu khi nghĩ rằng : "Chuỗi bây giờ được gia trì nên ta lấy nó sử dụng". Dĩ nhiên thật xấu khi trộm hoặc bán lại chuỗi này. Số lượng hột phải không trên dưới 100, chuỗi bị cháy, bị thú vật đạp lên, bị chuột cắn, đều không tốt, những loại này phải bỏ đi vì đã vô dụng.

    Những hành giả Mật Giáo, chuỗi là biểu tượng cao quý thiêng liêng để hành pháp, được xem là Bổn Tôn nên không được cho kẻ khác xem. Phải xem chuỗi là nơi quy y, nhờ vậy đạt được năng lực tâm linh và gia trì ở mức độ cao vì bạn đã hoàn toàn nương dựa vào chuỗi.

    (trích Luận Giảng về Pháp hành Lokeshvara

    Read more »
  • Tu Mật: BA KIM CƯƠNG

     

    Bây giờ tôi muốn giải thích về ba lời khuyên của ngài Atisha, gọi là Ba Kim Cương. Trong rất rất lâu, chúng ta trôi lăn trong luân hồi từ đời này sang đời khác. Chúng ta đã chết và tái sinh và lại chết, điều này gần như vô tân. Cứ như thể chúng ta đang đi xuyên qua một đại dương rộng lớn. Đức Phật dạy rằng, “Luân hồi giống như một đại dương khổ đau bất tận.” Hãy chú ý rằng ngài không nói nó là đại dương của hạnh phúcluân hồi luôn được gọi là “bể khổ”, chưa bao giờ là “bể hạnh phúc.”

    Nếu chúng ta nhận ra sự thật này và tin tưởng vào nó, nếu chúng ta thực sự mong muốn thoát khỏi khổ đau này, ai có thể giải thoát cho chúng ta? Không phải là người cai trị đất nước chúng ta đang sinh sống, không phải cha hay mẹ chúng ta, cũng không phải bạn bè, đầy tớ, sự nổi tiếng hay tài sản của chúng ta – không điều gì trong những thứ này có thể giải thoát chúng ta khỏi luân hồi ảo mộng. Chỉ có những cố gắng về tâm linh mà chúng ta thực hiện mới có thể làm vậy. Khi chúng ta hiểu điều này, chúng ta không nên để bản thân bị ngăn cản hay do dự khỏi con đường đó. Bởi vậy lời khuyên đầu tiên của ngài Atisha là “Hãy đặt trước bạn chày kim cương không thể rung chuyển của sự quyết tâm.”

    Hãy đặt trước bạn chày kim cương của sự quyết tâm có nghĩa là: đừng để bất cứ ai – dù họ là ai, thậm chí vị thầy tâm linh của bạn – làm bạn nhụt chí trong việc thực hành Pháp. Một vị đạo sư chân chính, muốn bạn được giải thoát, sẽ không bao giờ nói, “Đừng theo đuổi Pháp.” Bởi vậy, bước đầu tiên trong việc theo đuổi con đường tâm linh là hình thành một thái độ không thể rung động, “Tôi sẽ không để người hay việc gì cản ngăn trên con đường hành Pháp.” Nếu thầy bạn nói rằng, “Đừng theo đuổi thiên hướng tâm linh của con,” bạn có lẽ đã sai lầm trong việc chọn đạo sư.

    Tương tự, đừng để bất kỳ ai mua chuộc hay đe dọa bạn không tham gia vào vấn đề tâm linh. Ai đó có thể nói rằng, “Tôi sẽ tặng bạn một nửa tài sản trên thế giới này nếu bạn hứa không thực hành Phápnữa. Chỉ cần từ bỏ tâm linh, và tôi sẽ đưa tiền cho bạn.” Chúng ta không nên để kiểu dụ dỗ này lôi kéo mình. Mặt khác, ai đó có thể đe dọa bạn, chĩa súng vào ngực bạn và nói, “Tôi sẽ bắn anh trừ phi anh hứa sẽ từ bỏ những nỗ lực về tôn giáo!” Bằng miêng của mình, dĩ nhiên, bạn sẽ nói, “Vâng, tôi sẽ từ bỏnó,” nhưng thực sự bên trong, từ tận trái tim, bạn chắc chắn không nên đồng ý như vậy.

    Có một sự áp dụng ít gây ấn tượng hơn và thực tế hơn nhiều của điểm này, đó là lý do mà tôi nêu ra.Chúng ta thường nghe rằng, “vẻ bề ngoài rất hấp dẫn và tâm không kiên định.” Vẻ bề ngoài quyến rũnghĩa là khi chúng ta thấy một vẻ đẹp, nghe thấy một âm thanh dễ chịu, ngửi thấy một mùi hương ngọt ngào, ăn những món ngon, và cảm thấy những vật dễ chịu chạm vào cơ thể, tâm chúng ta ngay lập tứcbị cuốn hút. Những đối tượng dễ chịu này thu hút và tóm lấy sự chú ý của chúng ta. Mặt khác, khi chúng ta gặp phải điều gì đó không dễ chịu – một hình dạng xấu xí, một âm thanh khó chịu, mùi hương ghê tởm, vị khó chịu hay những kết cấu thô ráp – chúng ta cảm thấy ghê tởm, và thậm chí là thù ghét. Tâm nhị nguyên là sự bất ổn định cơ bản trong khía cạnh này. Kiểu chú ý này dễ dàng bị thu hút nhưng cũng dễ dàng tắt ngấm là sự bất ổn định vốn có. Khi trạng thái bất ổn định, không kiên định của tâm này gặp phải những hiện tượng hấp dẫn, nó sẽ bị cuốn đi ngay. Để tránh việc này, chúng ta cần một sự phân tích chắc chắn không dao động. Đây là điểm đầu tiên trong ba điểm: mà Đức Atisha bảo chúng ta hãy quyết định chắc chắn, “hãy đặt trước bạn chày kim cương của sự quyết tâm.”

    Điều thứ hai trong ba Kim Cương là, “Hãy đặt sau bạn chày kim cương của sự tự tin.” Khi chúng ta bắt đầu thực hành Pháp, ta sẽ cảm thấy mong muốn lớn lao được giải thoátChúng ta muốn từ bỏ sự dính líu đến luân hồi thông qua con đường tâm linhTuy nhiên, có một câu ngạn ngữ trong tiếng Tây Tạng là, “Một thiền gia mới từ bỏ vàng, trong khi các thiền gia lâu năm lại thu thập các đế giày mòn của mình.” Nói cách khác, ban đầu chúng ta có cảm giác rằng chẳng có vấn đề gì trên đời cả; chúng ta có thể dễ dàng từ bỏ tất cả, và nghĩ rằng, “Tôi không còn bám chấp vào bất cứ thứ gì!” Sau đó một cách chậm rãi, sau hai hay ba năm chúng ta bắt đầu cảm thấy chán ngán và mệt mỏi. Thậm chí những chiếc đế giày cũ cũng mang trên mình một tầm quan trọng mới. Có thể chúng ta nghĩ rằng, “Những cái này có thể cắt ra và dùng làm dây buộc bò yak lại.” Chúng ta bắt đầu nắm lấy một số thứ, lên đủ loại kế hoạch sử dụngchúng sau này.

    Đặt sau bạn chày kim cương của sự tự tin cũng liên quan đến sự gây ấn tượng mà chúng ta tự làm với bản thân và người khác. Ví dụ, khi người ta biết rằng một cá nhân đang tiến các bước trên con đườngtâm linh, một trách nhiệm cũng luôn đi kèm. Nếu sau đó người đó quay trở lại và từ bỏ nó, hành động đó sẽ phá hủy nhận thức thanh tịnh trong người khác và thậm chí có thể làm lụi bại Pháp vì họ. Vì vậytốt hơn là nên bắt đầu một cách chậm rãi và tiến bộ dần dần trên con đường thay vì bắt đầu một cách thông minh và sau đó trở nên chán nản và vô cảm.

    Chúng ta nên như một con nai rừng bị rơi vào bẫy. Khi nó cố gắng kéo mạnh chân nó [khỏi cái bẫy] nó sẽ dần dần lao đến một nơi không người cư trú. Tốt nhất là chúng ta nên tạo ra thái độ này. Sau đó, trong thân này và trong đời này, chúng ta có thể từ bỏ mọi bám chấp vào quê hương và các mối liên hệcá nhân. Sống ở một vùng xa lạchúng ta như một đứa con của những ngọn núi. Theo cách này, cả bản thân chúng ta và nhiều người khác sẽ được lợi lạc. Những người khác sẽ thấy rằng giáo lý thực sựchính xác, và sẽ có được sự tự tin rằng thực hành có thể từ bỏ luân hồi trong chính cuộc đời này và đạt được một vài sự chứng ngộ. Bởi vậy, điều quan trọng là quyết định ngay từ đầu, đặt chày kim cươngcủa sự tự tin đằng sau bản thân chúng ta. Sau đó ta sẽ không thấy hối tiếc cho bất cứ việc gì chúng talàm.

     

    Kim Cương thứ ba là “Hãy đồng hành cùng với chày kim cương của trí tuệ thanh tịnh”. Ở đây, sự thanh tịnh của trí tuệ liên quan đến sự thanh tịnh của tâm tỉnh giác nguyên sơ. Đây là Phật tánh của chúng tabản chất giác ngộ, cũng được gọi là rangjung yeshe, tâm tỉnh thức tự tồn tại. Đầu tiên chúng ta nên nhận ra điều này, dứt khoát về nó và chắc chắn về khả năng của chúng ta có thể giải thoát khỏi mọi trạng thái suy nghĩ. Sau khi đã nhận rachúng ta rèn luyện trong sức mạnh của sự nhận ra đó, cho đếnkhi cuối cùng chúng ta đạt được sự ổn định. Quyết định làm như vậy chính là chày kim cương thứ ba – “Hãy đồng hành với chày kim cương của trí tuệ thanh tịnh.” “Chày kim cương của trí tuệ thanh tịnh” là tâm tỉnh thức tự tồn tại, luôn có sẵn trong chúng ta bởi vì đó là bản chất của chúng ta. Để hình thành sựquyết tâm, “Tôi sẽ nhận ra bản tánh của tôi như nó vẫn là!” là chày kim cương cuối cùng trong Ba Kim Cương.

    Cũng có một chuỗi các câu nói của ngài Atisha được gọi là “Bốn Mục tiêu”. Đầu tiên là “Hướng tâm của bạn về với Pháp.” Điều này nghĩa là mục đích cuối cùng của bạn phải hướng đến cái mà thực sự và ý nghĩa thay vì là những bám chấp tầm thường. Khi chúng ta hướng mục tiêu về với Pháp, chúng ta có thể giải thoát và giác ngộ; nhưng nếu chúng ta hướng về những thành tựu tầm thường, chẳng có cách nào trên đời để ta có thể giải thoát hay giác ngộ.

    Ngài Atisha cũng nói rằng, “Hãy hướng Pháp của bạn về với cách sống đơn giản,” không phải là tài sảngiàu có. Sẽ dễ dàng hơn để theo đuổi giáo Pháp nếu chúng ta chỉ là một hành giả. Nếu ta tích lũy rất nhiều tài sản trước khi bắt đầu thực hành Phápchúng ta sẽ cảm thấy cần duy trì một mức sống ổn định. Sẽ cần rất nhiều nỗ lực để tăng tài sản, để bảo vệ chúng, và chắc chắn rằng chúng không hết. Điều này kéo theo rất nhiều lo lắng và vướng bận; bởi vậy, tốt nhất là hướng sự thực hành của bạn đến một cuộc sống đơn giản.

    Mục tiêu thứ ba là “Hướng đến cuộc sống đơn giản trong suốt cuộc đời,” không phải chỉ trong một thời gian ngắn. Đừng nghĩ rằng, “Tốt thôi, tôi sẽ thực hành Pháp như một hành giả đơn giản trong một lúc và sau đó sẽ thành tựu lớn lao, trở nên giàu có và quan trọng.” Đừng bao giờ nghĩ theo hướng này. Thay vào đó, hãy hướng về việc duy trì là một hành giả đơn giản trong suốt cuộc đờicho đến tận khi chết.

    Cuối cùng ngài Atisha cũng dạy, “Hãy hướng cái chết của bạn đến một sự cô độc.” Điều này có nghĩa là hãy quyết định chết một mình và không hề có bạn trong một khu nhập thất hẻo lánh hay một vùng hoang vắng, mà không bị vây quanh bởi các thị giả và bạn đồng hành. Đây là “Bốn Mục tiêu.”

    Ngài Atisha cũng bảo chúng ta cần “ngồi ở một cái ghế thấp”, tức là giữ hạnh khiêm cung. Đừng nỗ lựcđể cao lớn và quan trọng. Hãy chỉ mặc quần áo đơn giản, không phải quần áo đắt tiền; hãy mặc bất cứ thứ gì mà bạn có được. Hơn thế nữa, ngài nói rằng, “Hãy làm cho thức ăn, quần áo và danh tiếng thất bại.” Ví dụ, khi một cuộc tranh luận kết thúc, một bên thắng trong khi bên khác thua. Nói cách khác, đừng để tâm bạn bận tâm với thức ăn, quần áo, danh tiếng và sự quan trọng.

    Ngài Atisha cũng dạy rằng, “Hãy là thầy của chính mình.” Hãy là người hướng đạo của chính mình. Đừng duy trì trong trạng thái mà ở đó bạn luôn nhận lệnh từ người khác. Hãy sống theo cách mà bạn dựa vào chính bản thân mình. Nếu bạn có thể làm như vậy, bạn có khả năng là một hành giả thanh tịnh.

    Đức đạo sư vĩ đại, ngài Atisha cũng sống theo những nguyên tắc này, và đạt được những thành tựu lớn lao. Chúng ta nên cố gắng hết sức để áp dụng các lời khuyên của ngài.

    Khi bạn quyết định thực hành Pháp, hãy theo nó đến cuối cùngNếu không, như ngài Patrul Rinpoche đã từng nói, “Khi còn trẻ, chúng ta bị kiểm soát bởi người khác và chẳng thể thực hành.” Thông thường, cho đến khi người ta 17, hay 18, họ phải nghe lời cha mẹ hay ngập đầu trong trường học hay ở nhà; họ không thể đi khỏi và thực hành. Patrul Rinpoche tiếp tục nói rằng, “Khi trưởng thànhchúng ta theo đuổisự thoải mái và không thể thực hành. Khi chúng ta già, chúng ta mất đi khả năng và không thể thực hành. Chao ôi! Chúng ta phải làm gì bây giờ?”

    Bởi vậy, nếu muốn thực hànhchúng ta cần quyết định cách thức để làm như vậy. Tốt nhất là chúng tacó thể là những hành giả hoàn hảothanh tịnh và chí thànhNếu khôngít nhất cũng cần thể hiện một nữa trong số những điều kể trên, hay ít nhất là suy nghĩ đến từng phần của lời khuyên này và sống với nó.

    Đức Phật đối xử với mọi hữu tình chúng sinh như thể là với cha mẹ hay con cái của ngài. Khi ngài nói và đưa ra các lời khuyên, ngài cũng làm vậy một cách chân thành như cha hay mẹ, trên giường bệnh với cái chết đang đến gần, nói những lời cuối cùng với con trai hay con gái. Với sự nhận thức này, mọi giáo lý của đức Phật là những lời nói đến từ trái tim, như là lời khuyên cuối cùng của cha mẹ sắp chết.

    Khi chúng ta áp dụng các giáo lý của đức Phậtchúng ta tiến hành theo ba bước hay giai đoạn. Đầu tiên, chúng ta nghiên cứu giáo lý, học chúng một cách kĩ lưỡng. Sau đó, chúng ta quán chiếu về chúng, cố gắng hiểu một cách rõ ràng. Thứ ba, chúng ta rèn luyện trong chúng, mang mọi điều đã học vào thực hành. Nên có một vài sự ảnh hưởng từ điều này. Nghiên cứu giáo lý Phật Đà nghĩa là chúng ta học về các hành động thiện và ác. Chúng ta hiểu các sự lựa chọn của mình. Chúng ta hiểu rằng mọi thứ đều tạo ra bởi các hành động nghiệp và các cảm xúc gây phiền hà của chính chúng ta, và chúng ta phát hiện ra cách để tịnh hóa và tiêu trừ chúng. Bằng cách nghiên cứu điều này, quán chiếu về nó và cuối cùng áp dụng nó, sẽ có một vài kết quả. Người ta nói rằng kết quả của việc nghiên cứu và quán chiếu là việc người ta sẽ trở nên tốt bụng và kỷ luật hơn. Kết quả của việc thiền định là các cảm xúc gây phiền hà như là thù ghét, gắn bó và ngu dốt sẽ dần dần giảm bớt. Đây là dấu hiệu chân thực của việc thực hành thiền định.

    Read more »
  • NHỮNG LỢI LẠC CỦA MẬT CHÚ TINH TÚY ĐẠO SƯ THÀNH TỰU

     

    NHỮNG LỢI LẠC CỦA MẬT CHÚ TINH TÚY ĐẠO SƯ THÀNH TỰU 
    Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ 
    (Trích từ Tuyển Tập Trước Tác của Apang Terton, Tập 15, trang 83-91)

    Như đã đề cập:

    “Ta, Bậc Thầy bất khả phân với ngữ kim cương của Đức Đại Bi, sẽ tiến hành năm phương tiện thiện xảo này – tất cả chúng, những móc câu của lòng bi mẫn, thứ chắc chắn sẽ bảo vệ chúng sinh. Trong tương lai, i) vì những chúng sinh hữu duyên, ii) Ta sẽ là đạo sư tiền định của họ – Đạo Sư Liên Hoa, iii) Bổn tôn thiền định tiền định của họ, Đức Quán Thế Âm, và (iv-v), [Ta sẽ giảng dạy hai] Giáo Pháptiền định này – Mật chú Sáu âm và Mật chú Tinh Túy Thành Tựu.

    Với những hành giả trì tụng Mật chú Đạo Sư Thành Tựu, dù họ là đệ tử thông thường hay đặc biệt của Ta, Đức Liên Hoa, [những lợi lạc sẽ là như sau]:

    Trì tụng Mật chú hai mươi mốt biến mỗi ngày sẽ hoàn toàn xua tan chướng ngại bên ngoài, bên trong và bí mật.

    Trì tụng Mật chú một trăm linh tám biến mỗi ngày sẽ tịnh hóa các lỗi lầm của rất nhiều vô lượng kiếp và các đời quá khứ sẽ được hồi nhớ.

    Nhờ trì tụng thậm chí nhiều hơn, mọi thành tựu của bốn hoạt động giác ngộ sẽ được tiến hành không nỗ lực.

    Và, hiển nhiên, nhờ trì tụng Mật chú một nghìn biến mỗi ngày, hạnh phúc tự nhiên và thành tựu thù thắng sẽ đạt được trong đời này.

    Nhờ chỉ thỉnh thoảng trì tụng Mật chú này, thậm chí một chút, tám sợ hãi bên ngoài và trong, các bệnh tật, thế lực ma quỷ và kẻ gây chướng sẽ hoàn toàn được tịnh hóa và không bao giờ gặp phải.

    Nhờ trì tụng Mật chú với sự thanh tịnh của tâm, nương nhờ sức mạnh của niềm tin, ân phước gia trì của tất cả Đấng Chiến Thắng trong ba thời sẽ được thọ nhận.

    Nhờ trì tụng Mật chú với Bồ đề tâm thanh tịnh, Ta, Đức Liên Hoa sẽ xuất hiện trước họ trong thân người và ban phước gia trì.

    Nhờ trì tụng Mật chú trong trạng thái của trí tuệ bất nhịtâm thức họ sẽ trở nên bất khả phân với tâm của Đạo Sư Liên Hoa và họ sẽ thấy được diện mạo chân thật của Đấng Bảo Hộ Nguyên Sơ.

    Nhờ trì tụng Mật chú với tâm rõ ràng, sự nhạy bén và năng lực lĩnh hội Giáo Pháp của họ hay sự hiểu tối thắng của họ sẽ được mở rộng lớn lao.”

    Bên cạnh đó:

    “Nhờ trì tụng Mật chú âm thầm, các phẩm tính của kinh nghiệm thiền định và chứng ngộ sẽ tăng trưởngvà những thế lực ma quỷ sẽ không có cơ hội [gây chướng].

    Nhờ trì tụng Mật chú ở các địa điểm cô tịch, những hoạt động thế gian sẽ [dễ dàng] bị từ bỏ và thiểu dụcsẽ sinh khởi trong dòng tâm thức.

    Nhờ trì tụng Mật chú giữa đám đông nhiều người, hạt giống giải thoát sẽ được gieo trồng tốt lành cho những người nghe thấy từ xa.

    Nhờ trì tụng Mật chú vào tai ai đó sắp chết, thậm chí nếu phạm phải bất cứ điều gì trong ngũ nghịch tội, người đó sẽ không đọa vào ba cõi thấp hơn.

    Nhờ trì tụng Mật chú này trong khi quán chiếu về các chúng sinh đang bị giày vò bởi khổ đau, những nguyên nhân và kết quả của khổ đau không thể tránh khỏi của họ sẽ hoàn toàn được an dịu.

    Nhờ trì tụng Mật chú này trong khi quán chiếu về các chúng sinh đang trong trạng thái trung ấmchắc chắn họ sẽ đến được các cõi Tịnh độ.

    Nhờ trì tụng Mật chú này trong khi quán chiếu về các chúng sinh đang sống, tám nguyên nhân của cái chết phi thời và v.v. sẽ được an dịu và sức mạnh của cuộc đời bất tử chắc chắn sẽ được thành tựu.

    Nhờ trì tụng Mật chú này trong khi suy ngẫm về các chướng ngại – bên ngoài, kẻ thù, các thế lực ma quỷ và điều kiện [bất lợi] sẽ được an dịu; bên trong, ba lỗi lầm về tinh thần và cảm xúc sẽ được an dịu và bí mậthy vọngsợ hãi và vô minh sẽ được an dịu.

    Tương tự, về các vị Yogi Đại thừa xuất sắc hữu duyên, những vị tích lũy Lời Cầu Nguyện Bảy Dòng và Mật chú Tinh Túy Thành Tựudòng tâm thức họ sẽ được điều phục; họ sẽ trở nên ngay thẳng; tình yêu thương và lòng bi mẫn sẽ sinh khởi không nỗ lực; không chút trù tính, tâm thức mong muốn đạt giác ngộ để làm lợi lạc tha nhân sẽ khởi sinh; trong tất cả các đời, dòng tâm thức của họ sẽ bị trói buộc bởi giới luật hoàn toàn thanh tịnh; áo giáp tinh tấn sẽ rất mạnh mẽ; nhẫn nhục sẽ ổn định; phạm vi của sự bố thí sẽ bao la; thành trì thiền định sẽ xuất sắc; ánh sáng trí tuệ thù thắng sẽ lan tỏa; sự trì tụng Mật chúthiền định và v.v. của họ sẽ tạo thành thực hành Giáo Pháp hoàn toàn thanh tịnhđại dương các phẩm tính, phẩm tính của kết quả, chẳng hạn sức mạnh và v.v. sẽ được hiện thực hóa.

    Hơn thế nữa, trong tất cả các đời, họ sẽ nhớ Giáo Pháp; họ sẽ tìm thấy con đường giác ngộ; họ sẽ gặp gỡ những thiện tri thức tâm linh; họ sẽ gặp được tất cả các điều kiện hỗ trợ để thành tựu Pháp; họ sẽ không gặp phải những chướng ngại chẳng hạn sự tái sinh vì nghiệp trong các cõi thấp; và họ sẽ được phú bẩm [bảy] sự giàu có cao quý.

    Nhờ trì tụng Mật chú tại các thánh địa xuất sắc mà Đức Liên Hoa Sinh đạt thành tựusức mạnh của Mật chú và đặc biệt là ân phước gia trì sẽ được nhân lên một trăm, một nghìn và hàng triệu lần.

    Nhờ trì tụng Mật chú trong ba khoảng thời gian của ngày và đêm, vào những thời điểm đặc biệt, chẳng hạn ngày 10 Âm lịch, lúc nhật thực và nguyệt thực, vào ngày trăng tròn và trăng non v.v. mọi hành động tiêu cực, che chướng và thói quen tập khí [sẽ được tịnh hóa] và đặc biệt, các thệ nguyện linh thiêng bị suy giảm của Biệt Giải ThoátBồ Tát và Mật thừa sẽ được phục hồi. Vì thế, mọi thành tựu không ngoại lệ chắc chắn sẽ được thành tựu.

    Nhờ trì tụng Mật chú với những bạn đồng hành thuộc Phổ Quát Thừa, cho tới tận [khi đạt đượctâm yếu giác ngộ, khi họ thực hành sự xuất sắc, họ sẽ đến cùng nhau và rốt ráo, đạt giác ngộ như một Mandala.

    Nhờ trì tụng Mật chú trong các giai đoạn tiếp cận và thành tựu của tập hội đại thành tựu, trong chính đời này, cấp độ của sự hợp nhất trọng yếu sẽ được thành tựu.

    Nhờ trì tụng Mật chú một cách mạnh mẽ, mọi ma vương [mara] sẽ bị tiêu diệt và mọi tinh linh tự nhiênsẽ bị đè bẹp bởi uy quyền. Tám bộ ma quỷ sẽ bị kiểm soát, các Dakini [thế gian] và tinh linh đầu-động vật sẽ buộc phải phụng sự, bất cứ thế lực đen tối mới nào cũng sẽ bị vượt qua và dồn xuống dưới mặt đất, và các thế lực gây hại của những kẻ cai trị cuộc đời sok-dak, các tinh linh trụ trong hành tinh và trong nước sẽ bị xoa dịu … Đó là những lợi lạc không thể nghĩ bàn của Mật chú này!

    Nhờ trì tụng Mật chú một cách nhẹ nhàng, bệnh tật vật lý sẽ thuyên giảm, tuổi thọ sẽ được kéo dài, ảnh hưởng cá nhân sẽ được mở rộng, phong mã sẽ tăng trưởng và sinh lực sẽ được ổn định. Đó là những lợi lạc không thể miêu tả được của Mật chú này!

    Nhờ trì tụng Mật chú này một cách âm thầm, dòng chảy của những ý niệm lan man sẽ bị chặn đứng, trí tuệ nguyên sơ tự sinh sẽ khởi lên, bám víu vào các kinh nghiệm thiền định của hỷ lạc, thấu suốt và vô niệm sẽ tan biến và những phẩm tính vô biên của tinh túy giác ngộ sẽ hiển bày.

    Nhờ trì tụng Mật chú này khi ngồi, sợi dây diệu kỳ của sự trường thọ thuộc về chư Thiên sống ở phía trên sẽ được nắm giữ; các ham muốn và mong ước sẽ được viên thành bởi chúng sinh Nyen sống ở giữa; và sự cát tườngmay mắn và của cải sẽ được thu thập bởi các tinh linh an trú trong nước sống ở dưới. Vì thế, hành giả trở nên giống như vua của ba phạm vi tồn tại.

    Nhờ trì tụng Mật chú này khi đang du hành, các nhóm kẻ thù và trộm cướp sẽ bị bắt giữ và sứ mệnh của hành trình sẽ được hoàn thành. Các loài động vật ăn thịt sẽ ngậm miệngkẻ trộm sẽ bị ngăn chặn, sức mạnh của ma quỷ bị điều phục, các điểm đến xa xôi sẽ đến được như thể không hề xa, các hoạt động gian khổ sẽ dễ dàng được thực hiện, những nhiệm vụ thử thách sẽ được hoàn thành không khó khăn và v.v. Đó là những thuận lợi không thể tưởng tượng [của Mật chú này]!

     

    Nhờ trì tụng Mật chú khi đang ăn, giá trị dinh dưỡng của thức ăn sẽ được tăng cường; sự hỗ trợ của sinh mạng, thân vật lý được ổn định; nước da và vẻ ngoài sẽ được cải thiện; [thức ăn] sẽ trở thànhthuốc và sinh khí của các đại tự nhiên sẽ được hấp thụSự tích lũy công đức cũng sẽ được hoàn thiện: bên ngoài, thức ăn sẽ chuyển thành các cúng phẩm; bên trong, chúng trở thành các Torma tiệc cúng dường; và bí mật, cúng phẩm bố thí được đốt.

    Nhờ trì tụng Mật chú khi đi ngủ, các dấu hiệu xấu trong giấc mơ sẽ được an dịu. Người ta sẽ nằm mơ thấy nhiều phẩm tính tâm linh, của cải được vui vẻ trao tặng, đạt được niềm hỷ lạc ổn định của thiền, định của tịnh quang khởi lên và suốt ngày và đêm, dấn thân vào thiện hạnh. Các hình tướng huyễn ảosẽ được giải phóng thành hình tướng trống rỗng và sự bám víu sẽ hoàn toàn bị phá hủy. Những phẩm tính không thể diễn bày như thế sẽ khởi lên trong dòng tâm thức.

    Khi người cư sĩ trì tụng Mật chú, họ sẽ mãi mãi từ bỏ mười ác hạnh và đặc biệt, mười thiện hạnh sẽ khởi lên trong dòng tâm thức.

    Khi tu sĩ trì tụng Mật chú này, các giới luật của Biệt Giải Thoát và kỷ luật đạo đức sẽ không bao giờ bị vi phạm và họ sẽ đạt được những phẩm tính vô biên của ba sự rèn luyện.

    Khi các vị Yogi trì tụng Mật chú, những lợi lạc là vô biên, chẳng hạn duy trì các quán đỉnh và thệ nguyệntâm linh, tiến gần hơn đến các thành tựu v.v.

    Khi nữ giới trì tụng Mật chú, trong tương lai, họ sẽ không sinh trong thân nữ mà sẽ đạt được những tái sinh oai lực và [như thế có thể] nương theo Giáo Pháp cao quý.

    Khi bất kỳ ai trì tụng Mật chú này, bất kể địa vị hay giới tính, họ sẽ được miễn những khổ đau gây ra bởi sự chín muồi hoàn toàn của nghiệp trước kia và [thay vào đó] kinh nghiệm rất nhiều những phẩm tính tạm thời và rốt ráo tuyệt hảo.

    Trong trường hợp trì tụng Mật chú khi tinh thần đang bị khuấy động, chẳng hạn cảm thấy giận dữ hay tương tựtrí tuệ thiện hạnh không cấu nhiễm sẽ bùng cháy liên tục như ngọn lửa thiêu đốt bụi cây của các phiền não tinh thần và cảm xúc đầy nhiễm ô. Điều này không giống như các học thuyết khác và là bởi oai lực lớn lao của Ta, Đức Liên Hoa.

    Những lợi lạc của việc trì tụng Lời Cầu Nguyện Bảy Dòng và Mật chú Thành Tựu là không thể nghĩ bàn và chẳng thể miêu tả. Chúng chẳng thể hiểu thấu. Ví dụ, giống như mặt trời và trăng lòng bi mẫn của chư Phật và công đức tương ứng của chúng sinh xua tan màn đêm mà không có điều gì xen vào, [những lợi lạc] của Mật chú Tinh Túy của Bí Mật Thừa và Lời Cầu Nguyện Bảy Dòng xảy đến tự nhiênkhông nỗ lực.

    So với công đức của một vị Chuyển Luân Thánh Vương (Chakravartin), người cúng dường vương quốc của mình, mỗi ngày, lên bao nhiêu vị Phật và tập hội chư Bồ Tát tôn quý trong khắp tam thiên đại thiên thế giới, những lợi lạc của việc trì tụng Mật chú Tinh Túy Thành Tựu còn lớn hơn.

    Những lợi lạc còn lớn hơn việc xây dựng Bảo tháp chứa đựng vô số châu báu thuộc bảy loại của thế gian và yểm đầy các xá lợi của chư Thiện Thệ.

    So với [công đức] của việc tạo ra các bản văn Phật giáo – nếu người viết sử dụng tất cả giấy cần để che lấp mặt đất, tất cả bút có thể được làm từ tất cả cây cối trong tất cả các khu rừng và tất cả mực có thể tạo ra từ các dòng sông, tất cả vàng v.v. – những lợi lạc của Mật chú Tinh Túy Thành Tựu còn lớn lao hơn.

    Bất cứ công đức nào có thể được tạo ra nhờ thân và ngữ, trì tụng Mật chú này với sự thanh tịnh của việc nhớ tưởng đến ý nghĩa của tinh túy trí tuệ của nó sở hữu những lợi lạc không thể nghĩ bàn. Bởi [Mật chú này] là gốc rễ của thiện hạnh, điều gì còn cần thiết để nói rằng nó sẽ làm tăng trưởng công đứcvà vì thế, chắc chắn trở thành nguyên nhân [để đạt] tâm yếu giác ngộ không vơi cạn?

    Thậm chí nếu tất cả các hạt trên bề mặt trái đất bao la này có thể được đếm, vẫn chẳng thể đếm được những lợi lạc của Mật chú Tinh Túy.

    Nếu có thể đến được đáy cùng của một đại dương bằng việc sử dụng đầu của một sợi lông rất bền, vẫn chẳng thể nào đạt đến đáy của những lợi lạc của Mật chú Tinh Túy.

    Nếu tất cả trái cây được chín nhờ ánh mặt trời, những giọt nước mưa, cây cối trong rừng, những đám mây bị cuốn đi bởi gió v.v. có thể được tính đếm, vẫn không thể liệt kê các lợi lạc của Mật chú Tinh Túy.

    Khi ai đó trì tụng Mật chú Tinh Túy trong khi đang đi, những bước đi của họ trở thành sự đi nhiễu; tay và cử động tay của họ trở thành các thủ ấn; bốn khía cạnh của con đường hành động trở thành thiện hạnh; các kỷ niệm và ý nghĩ của họ được tịnh hóa thành bản tính của sự thực và điều mà họ nói được chín muồi thành Mật chú bí mật. Đó là những lợi lạc không thể miêu tả.

    Do đó, với tất cả những ai trì tụng Mật chú Tinh Túy Đạo Sư, các điều kiện sống bất lợi sẽ được an dịu và thuận duyên sẽ mãi mãi tăng trưởng. Những vị nghèo túng sẽ có tài sản và của cải. Những vị không có quyền lực sẽ có quyền lực. Những vị vô sinh sẽ có con. Người bị đói sẽ có phương tiện sinh sống. Người không có quần áo sẽ có áo quần. Người khiêm cung sẽ trở thành kẻ cai trị. Người yếu đuối sẽ có được sức mạnh lớn lao. Người không có quyền lực sẽ được trao quyền. Nói ngắn gọn, những hình tướng tạm thời của sự xuất sắc, và như đã giải thích trước kia, các lợi lạc xuất thế gian, sẽ khởi sinh. Những vị này sẽ luôn luôn nằm trong tâm yếu của mười phương chư Phật. Họ sẽ được chư Phật quan sát và liên tục bảo vệ và hộ trìTứ Đại Thiên Vương cùng chư thiên hộ trì thiện hạnh sẽ giám sát và bảo vệ họ bất kể ngày hay đêm và họ sẽ được giúp đỡ và đồng hành.

    Nếu Mật chú Tinh Túy được viết dưới dạng thư pháp, khắc hay tạc trên đá v.v. hạt giống giải thoát sẽ được gieo trồng vững chắc trong dòng tâm thức của những ai thấy bằng mắt.

    Nếu Mật chú Tinh Túy được trì tụng khi cúng dường nước hoặc vẩy nước để viết [Mật chú] trên đá, tất cả chúng sinh sống trong nước đó và những chúng sinh chạm vào đá này hay uống nước đó, sẽ đạt giác ngộTương tự, khi Mật chú được trì tụng khi có lửa, những ai chạm vào khói sẽ được giải thoát. Khi Mật chú Tinh Túy được trì tụng lúc cờ cầu nguyện được treo lên trên đỉnh những ngọn núi cao, mọi chúng sinh xúc chạm vào gió từ phía ấy sẽ được giải thoát.

    Nếu Mật chú Tinh Túy được đặt phía trên lòng đường, con đường được sử dụng bởi các tinh linh tự nhiên, chẳng hạn những kẻ gây đánh nhau và cãi cọ, sẽ bị chặn đứng.

    Nếu Mật chú Tinh Túy được yểm trong tâm của các Bảo tháp hay Tsa-tsa, bất cứ nơi nào mà chúng được đặt, sự cát tường của vùng đó sẽ tăng trưởng. Khi chúng được giữ trong nhà, các thế lực gây hại và tinh linh sẽ không thể lang thang xung quanh và họ trở thành những vị bảo vệ hữu ích và đem lại sự cát tường.

    Mật chú Tinh Túy này là sự khẩn nguyện phi phàmvô song và cốt lõi được phú bẩm bốn kiểu giải thoát. Lời Cầu Nguyện Bảy Dòng và Mật chú Tinh Túy Đạo Sư Thành Tựu đã [được giao phó cho] chư vị bảo hộ của Bảy Bộ Maning. Chúng là những giáo lý tâm linh hoàn hảo và trọn vẹn của tất thảy những điểm then chốt sâu xa của ba thừa [nội] Mật. Chúng đã khởi lên như là Bindu của tâm giác ngộ Đạo Sư Liên Hoa.

    Chư vị đã giảng dạy như thế”.

    Apang Terton viết.

     

    Apang Terton (1895-1945) là người con trai được thụ thai một cách kỳ diệu của Tôn giả Dudjom Lingpa. Ngài được xem là vị tái sinh của Tổ Rigdzin Godem và những vị khác. Ngài sống ở Golok. Bậc trì giữ chính yếu của Ngài là con gái của Ngài – Bà Tare Lhamo (1938-2003) và ba người con trai của Ngài. Ngài là vị thầy gốc của Dodrupchen Rinpoche. Apang Terton phát lộ nhiều kho tàng, nổi tiếng nhất ở phương Tây là pho Tara Đỏ.

     

    Nguồn Anh ngữ: The Benefits of the Essence Guru Siddhi Mantra, Collected Works of Apang Terton, Vol. 15, pgs 83-91.

    Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

    Mọi sai sót trong bản dịch là lỗi của người dịch. Xin thành tâm sám hối trước Tam Bảo, Tam Gốc.

    Mọi công đức có được xin hồi hướng tất cả hữu tình chúng sinh.

    Read more »
  • Công dụng và ý nghĩa của những Thần chú

     

    Công dụng và ý nghĩa của những Thần chú

    Những người hành trì Kinh Đại Thừa Phật Giáo đều có tụng các Thần Chú trong các thời khoá nhằm mục đích tiêu trừ nghiệp chướng oan khiên, thêm được phước lành tăng trưởng.

     Ý nghĩa chữ Thần Chú như trước đã giải thích là lời nói bí mật của chư Phật (Mật ngôn hay Phật ngôn), lời nói đặc biệt này chỉ có các đức Phật trong mười phương nghe biết mà nó không phải là thứ ngôn ngữ thường tình của các chúng sanh trong ba cõi sử dụng, cho nên những thứ ngôn ngữ này người phàm phu không thể nào hiểu rõ. Những ai muốn chư Phật, chư Bồ Tát trong mười phương gia hộ những khổ đau của cuộc đời chỉ cần hành trì Thần Chú được chỉ dẫn sẽ được linh ứng theo sở cầu.

    Thần Chú của Mật Tông có nhiều loại và mỗi loại có công dụng riêng, nhưng các Thiền Gia trong các Thiền Môn chỉ chọn khoảng một số Thần Chú để sử dụng trong các buổi lễ như Cầu An, Cầu Siêu, Sám Hối, v.v... gồm có Thần Chú Lăng Nghiêm, Thần Chú Đại Bi và mười Thần Chú khác gọi là Thập Chú. Ý Nghĩa và công dụng các Thần Chú nói trên được giải thích như sau :

    1)- Chú Lăng Nghiêm :

    Công dụng của Thần Chú Lăng Nghiêm, theo Triết Lý Đạo Phật hay Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm trong Phật Học Phổ Thông Khoá VI và VII của Hoà Thượng Thích Thiện Hoa, trang 255 và 266 đức Phật nói : "Nếu người nào nghiệp chướng nặng nề không thể trừ được, ông (chỉ ông A Nan) nên dạy họ chí tâm trì chú Lăng-nghiêm này thì các nghiệp chướng đều tiêu diệt" và đức Phật nói tiếp : "Sau khi ta diệt độ các chúng sanh đời sau, nếu có người trì tụng chú này thì các tai nạn: thủy tai, hoả hoạn, thuốc độc, độc trùng, ác thú, yêu tinh, quỉ quái, v.v... đều chẳng hại được".

    Chúng ta muốn đạt thành những ý nguyện cho cuộc sống được an lạc và thành quả trên con đường giác ngộ giải thoát thì phải chuyên cần hành trì thâm nhập Chú Lăng Nghiêm này để nhờ thần lực chuyển hoá. Điều đó chính đức Phật đã nói trong Kinh Lăng Nghiêm : "Ma Đăng Già là kẻ dâm nữ, không có tâm tu hành còn được thành quả Thánh, huống chi các ông là bậc Thanh văn, có chí cầu đạo vô thượng, lại trì tụng chú này, thì quyết định thành Phật rất dễ, cũng như thâu gió tung bụi, chẳng có khó gì."

    2) - Chú Đại Bi :

    Theo Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni giải thích : "Hồi đời quá khứ vô lượng ức kiếp, có đức Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ ra đời vì ngài Quán Thế Âm mà nói ra chú Đại Bi này. Lúc đó Ngài mới trụ bực Sơ Địa, sau khi nghe chú này rồi thì siêu chứng lên bậc Bát Địa liền, Ngài thấy hiệu nghiệm như vậy liền phát đại nguyện rằng: "Nếu qua đời vị lai có thể đem thần chú này ra làm lợi ích cho chúng sanh thì cho thân Ngài sanh ra ngàn cái tai ngàn con mắt," v.v...nguoiphattu.com

    Ngài nguyện vừa xong thì quả nhiên tay mắt đều đầy đủ tất cả và lại được chư Phật Phóng quang soi đến thân Ngài, đồng thời soi khắp vô biên thế giới. Khi ấy Ngài lại phát nguyện nữa rằng : "Người nào nếu trì tụng chú này mỗi đêm 5 biến thì đặng tiêu hết những tội nặng sanh tử trong trăm ngàn vạn ức kiếp, đến lúc mạng chung thì có thập phương chư Phật hiện thân tiếp dẫn về cõi Tịnh Độ. Bằng như người nào trì tụng chú này mà sau còn đọa vào ba đường ác và chẳng đặng sanh về cõi Phật hay chẳng đặng những pháp Tam Muội, chẳng biện tài, sở cầu không toại chí, nếu có mấy sự ấy, thì chú này không được xưng là Đại Bi Tâm Đà La Ni". Chỉ trừ những người tâm không thiện, chí không thành và lòng hay nghi thì không thấy hiệu nghiệm được liền mà thôi.

    Theo Nhị Khoá Hiệp Giải của Hoà Thượng Thích Khánh Anh, trang 74 giải thích : "Thuở ấy, đức Quán Thế Âm rất kín nhiệm phóng ra hào quang lớn chiếu cả mười phương các cõi nước đều rực rỡ thành màu vàng ròng; rồi chấp tay bạch Phật rằng: Tôi có thần chú.... Đại Bi tâm Đà La Ni, nay tôi muốn nói ra để cho các chúng sanh đều đặng an lạc, vì nó có hiệu lực : tiêu trừ bệnh hoạn, tuổi sống lâu dài, thêm điều lành, dứt hết các tội, được toại tâm với sự mong cầu, nên được Phật hứa cho thuyết chú."

    Đây là những sự linh ứng và diệu dụng của Thần Chú Đại Bi.

    3)- Chú Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni :

    Theo Như Ý Tâm Đà La Ni: Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại vì muốn cho chúng sanh tùy ý sở cầu cái gì cũng được như nguyện nên Ngài bạch với Phật xin Ngài thuyết chú này. Những người trì tụng mà rõ được nghĩa thâm mật của chú này thì cái thắng lợi ấy cũng thí như cây như ý sanh ra những ngọc bảo châu như ý, tuỳ nguyện muốn cầu việc gì cũng được.

    Lúc Bồ Tát thuyết chú này rồi, sáu chưởng chấn động, cung điện của Ma Vương đều nổi lửa cháy sợ hãi không cùng, các loài độc ác chúng sanh đều lăn nhào té ngã, còn những kẻ thọ khổ trong địa ngục và ngạ quỷ thì đều đặng sanh về cõi Trời.nguoiphattu.com

    Người nào nhứt tâm trì tụng chú này thì các thứ tai nạn đều được tiêu trừ mà đến lúc lâm chung lại được thấy đức Phật A Di Đà và Ngài Quán Thế Âm tiếp dẫn về cõi Tịnh Độ.

    4) - Thần Chú Tiêu Tai Cát Tường :

    Theo Kinh Tiêu tai Cát Tường : "Khi Phật ở tại từng trời Tịnh Cư nói với các thiên chúng cùng các vị quản lý 28 ngôi sao và 12 cung thần rằng : "Có chú Xí Thạnh Quảng Đại Oai Đức Đà La Ni" của Phật Ta La Vương đã nói hồi trước. Ta nay thuyết ra đây là pháp để trừ những tai nạn. Nếu trong Đế đô quốc giới có các vị đặc trách sao yêu tinh đến làm những điều chướng nạn, hay những vị đặc trách sao quan hệ bổn mạng của nhân loại có gì bất tường phải lập đạo tràng, rồi khắc ký mà niệm chú này 108 biến thì tai chướng tức thời trừ diệt hết."

    5) - Thần Chú Công Đức Bảo Sơn :

    Theo Viên Nhơn Vãng Sanh có dẫn chứng Kinh Đại Tập nói rằng : "Nếu người tụng chú này một biến thì công đức cũng như lễ Kinh Đại Phật Danh bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến (45.400), còn như phạm tội nặng đang đọa vào địa ngục A Tì mà nhứt tâm trì tụng chú này thì trong lúc mạng chung chắc đặng sanh về bậc Thượng Phẩm Thượng Sanh bên cõi Tịnh Độ mà đặng thấy Phật A Di Đà."

     

    6) - Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề :

    Câu chú này trích trong Kinh Chuẩn Đề. Bốn câu kệ đầu là : "Khể thủ quy y Tô tất Đế," v.v... cho đến "Duy nguyện từ bi thùy gia hộ" là của Ngài Long Thọ Bồ Tát. Trong bốn câu kệ :

    * Câu đầu là nói về Pháp Bảo : câu hai là nói về Phật Bảo; câu thứ ba là nói về Tăng Bảo; câu thứ tư là nói mình xin nhờ ơn sự gia hộ của Tam Bảo.

    * Khể thủ quy y Tô Tất Đế : nghĩa là cúi đầu quy kính Pháp Viên Thành (pháp nhiệm mầu). Chữ Tô Tất Đế : nguyên tiếng Phạn là Susidhi, Tàu dịch là Diệu Thành Tựu, nghĩa là một pháp có năng lực thành tựu được hết thảy sự lý và thành tựu đặng hết thảy tâm nguyện của chúng sanh rất mầu nhiệm.

    * Đầu diện đảnh lễ Thất Cu Chi (cu đê) : nghĩa là thành tâm đảnh lễ bảy trăm ức Phật. Chữ "Cu Chi" hay là "Cu Đê", nguyên tiếng Phạn là "Koti", Tàu dịch là bách ức, nghĩa là trăm ức; cho nên trên đây nói "thất cu chi" tức là số bảy trăm ức vậy.

    * Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề : nghĩa là con nay xưng tán đức Đại Chuẩn Đề. Chữ "Chuẩn Đề", nguyên tiếng Phạn là "Candi", Tàu dịch có hai nghĩa : 1) Thi Vi, 2) Thành Tựu.

    Thi Vi : nghĩa là lời nguyện rộng lớn đúng nơi lý và dùng đại trí để dứt vọng hoặc, vì đủ các nhơn hạnh để ra làm việc lợi tha cho chúng sanh, nên gọi là Thi Vi.

    Thành Tựu : nghĩa là từ nơi pháp không mà hiện ra pháp giả rồi thành tựu đặng pháp tịch diệt.

    Sở dĩ Chú này xưng là "Phật Mẫu Chuẩn Đề" là nói : Pháp là thầy và thiệt trí, là mẹ của chư Phật, cho nên bảy trăm ức Phật đều dùng pháp "Chuẩn Đề Tam Muội" mà chứng đạo Bồ Đề.

    Trong kinh Chuẩn Đề nói rằng : Khi Phật ở vườn Kỳ Đà vì có tứ chúng bát bộ đông đủ, Ngài nghĩ thương những chúng sanh đời mạt pháp sau này, tội dày phước mỏng, nên mới nhập "Chuẩn Đề Định" mà thuyết thần chú như vầy:nguoiphattu.com

    Nam Mô Tát Đa Nẩm, Tam Miệu Tam Bồ Đề, Cu Chi Nẩm, Đát Điệt Tha, Án, Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề, Ta bà Ha.

    Phật nói : Nếu trì chú này mãn chín mươi vạn (900.000) biến thì diệt trừ được các tội thập ác, ngũ nghịch và tứ trọng; cho đến nhà thế tục chẳng luận tịnh hay uế, chỉ cần chí tâm trì tụng, liền được tiêu trừ tai nạn bệnh hoạn, tăng trưởng phước thọ. Khi tụng mãn 49 ngày, Bồ Tát Chuẩn Đề khiến hai vị Thánh thường theo người ấy hộ trì.

    Nếu có người hoặc cầu mở trí tuệ, hoặc cầu chống tai nạn, hoặc cầu pháp thần thông, hoặc cầu đạo Chánh Giác, chỉ y theo pháp thiết lập đàn tràng, tụng đủ một trăm vạn (1.000.000) biến thì đặng đi khắp mười phương Tịnh Độ, phụng thờ chư Phật, nghe cả diệu pháp mà được chứng quả Bồ Đề.

    7) - Thần Chú Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Đà La Ni :

    Chú này trích trong Kinh Đại Thừa Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni. Kinh ấy nói : "Đức Thích Ca Thế Tôn nghĩ thương chúng sanh đoản mạng trong đời vị lai, muốn cho thêm được thọ số, hưởng được hạnh phúc, nên Phật nói với Đại Trí Huệ Diệu Cát Tường Bồ Tát rằng: những nhơn loại ở trong cõi Diêm Phù Đề này thọ mạng chỉ đặng trăm tuổi, mà ở trong số đó lại có phần đông người tạo lắm điều ác nghiệp nên bị tổn đức giảm kỷ thác yểu chết non. Nếu như nhơn loại thấy đặng chú này, hoặc biên chép, hoặc ấn tống, hoặc thọ trì đọc tụng thì lại tăng thọ mạng sống ngoài trăm tuổi và qua đời sau mau chứng quả Bồ Đề."

    8) - Thần Chú Dược Sư Quán Đảnh Chơn Ngôn :

    Thần chú này được trích ra từ nơi Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức. Theo như trong kinh, đức Thích Ca Như Lai nói nếu có chứng bệnh gì mà cứ nhứt tâm trì chú này trong nước tịnh thủy đủ 108 biến rồi uống vào thì các bệnh đều lành.

    Còn như những người mà trọn đời thọ trì chú này thì đặng khỏi bệnh tật và được sống lâu, đến lúc mạng chung lại được sanh về cõi Tịnh Lưu Ly. Nhưng phải biết rằng : chú này được gọi là "Quán Đảnh" là nói chú này do nơi đảnh quang của Phật mà thuyết ra. Người nào nếu thọ trì đọc tụng chú này mà đặng thanh tịnh ba nghiệp (thân, miệng, ý) thì hào quang Phật chiếu ngay đến nơi đảnh môn của người trì tụng ấy một cách mát mẻ như rưới nước cam lồ vậy.

    Nên biết ánh quang của Phật khác hơn ánh quang của ma, nguyên vì ánh quang của ma thì chói loà khiến cho người ta sợ hãi, còn ánh quang của Phật thì mát mẻ và làm cho ta vui mừng. Vậy ai là người thọ trì chú này hoặc niệm Phật cần phải phân biệt rõ hai cái ánh quang nói trên. Chớ đừng thấy ánh quang của ma lập lòe trước mắt như ngoại đạo nhìn nến, như kẻ nhìn nhang kia mà nhận lầm cho là thấy tánh.

    9)- Thần Chú Quán Âm Linh Cảm Chơn Ngôn :

    Đức Quán Thế Âm có lòng Đại Bi rất tha thiết, bi nguyện của Bồ Tát rất thâm sâu, công đức độ sanh của Bồ Tát lan rộng khắp mười phương. Người nào thành tâm trì tụng chú này thì liền được lòng Đại Bi của Bồ Tát chắc chắn ủng hộ.

    10) - Thần Chú Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn :

    Chú này được trích ra từ trong kinh Đại Phương Đẳng Đà La Ni. Kinh này nói : "Ngài Văn Thù Sư Lợi nghĩ thương về sau đến đời mạt pháp các chúng Tỳ Kheo phạm tội Tứ Trọng và các chúng Tỳ Kheo Ni phạm tội Bát Trọng thì làm sao mà sám hối đặng, nên mới cầu Phật chỉ rõ phương pháp. Lúc ấy Đức Thích Ca Như Lai mới thuyết ra chú này; vì chú này là chú của bảy vị Phật đời trước thường nói, rất có oai lực làm diệt hết các tội Tứ Trọng, Ngũ Nghịch mà đặng phước vô lượng".nguoiphattu.com

    Tứ Trọng, Ngũ Nghịch là tội rất nặng, nếu không phải cách sám hối vô sanh thì tưởng không thể nào tiêu diệt cho đặng. Nhưng vì thần chú này là bảy vị Phật đời trước xứng tánh thuyết ra, cho nên những người trì tụng niệm niệm cũng phải xứng tánh để đặng lý vô sanh thì tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt, cũng như nước sôi đổ vào tuyết thì tuyết liền bị tan biến ngay lập tức.

    11) - Thần Chú Vãng Sanh Tịnh Độ :

    Thần chú này được trích từ trong kinh Bạt Nhứt Thiết Nghiệp Chướng Căn Bổn Đắc Sanh Tịnh Độ Đà La Ni. Thần chú này có công dụng diệt được các trọng tội như : tội Tứ Trọng, Ngũ Nghịch, Thập Ác, Hủy Báng Chánh Pháp. Người nào nếu y pháp mà chí tâm trì tụng chú này thì Đức Phật A Di Đà thường trụ ở nơi đảnh đầu người ấy luôn cả ngày đêm mà ủng hộ, không cho oan gia thừa tiện nhiễu hại, trong lúc hiện thế đặng an ổn và đến khi mạng chung được vãng sanh Tịnh Độ.

    Cách thức hành trì, Trước khi trì tụng chú này, hành giả phải tắm rửa, súc miệng cho sạch sẽ, ngày đêm sáu thời, thắp hương lễ Phật, quì gối trước bàn thờ, chấp tay cung kính trì tụng mỗi thời tối thiểu 21 biến thì được linh ứng và hoặc trì tụng được ba vạn (300.000) biến thì được thấy đặng Phật A Di Đà thọ ký.

    12) - Thần Chú Thiện Thiên Nữ :

    Thần chú này được trích từ trong kinh Kim Quang Minh. Trong kinh Kim Quang Minh nói rằng : "Nếu chúng sanh nghe nói chú này mà một lòng thọ trì đọc tụng hương hoa cúng dường thì những thứ thọ dụng như vàng, bạc, châu báu, trâu dê, lúa thóc đều đặng đầy đủ hết thảy".

    VI.- TỔNG KẾT :

    Nên để ý các Kinh Chú của Phật để lại trong Đại Tạng thì rất nhiều, đa dạng theo mỗi vị Phật trình bày mỗi cách qua kinh nghiệm tu tập của mình. Các Thiền gia thời xưa qua kinh nghiệm của họ rút ra trong Đại tạng một số Kinh Chú theo nhu cầu phổ thông chẳng những cho quần chúng mà cho cả người xuất gia trong thời mạt pháp nghiệp trọng phước khinh ma cường pháp nhược này. Những Kinh Chú mà các Thiền gia chọn ra để trì tụng là của những vị Phật, những vị Bồ Tát rất quan hệ với các chúng sanh nơi cõi Ta bà ngũ trược ác thế này. Còn các Kinh Chú khác của các vị Phật hay của các vị Bồ Tát khác chỉ quan hệ nhiều với các chúng sanh trong các cõi khác không có ngũ trược ác thế như cõi Ta Bà này. Những Kinh Chú mà các Thiền gia chọn ra để hành trì có những mục đích như sau :nguoiphattu.com

    1)- Những Kinh Tụng nêu trên ngoài sự Tu Huệ của hành giả và còn nhờ sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ Tát quan hệ giúp hành giả sớm hoàn thành hạnh nguyện đạt đạo.

    2)- Còn các Kinh khác nhằm tu tập bao gồm Văn Huệ, Tư Huệ và Tu Huệ trong lãnh vực tự độ và tự giác mà không cần sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ Tát quan hệ, được gọi là tự lực cánh sinh.

    3)- Các Thần Chú nêu trên mà các Thiền gia chọn lựa được rút ra trong các Kinh Tạng của chư Phật chỉ dạy để các hành giả hành trì ngõ hầu đạt được ý nguyện mà không bị phân tâm, không bị loạn tưởng, không bị tẩu hoả nhập ma.

    4)- Còn các Thần Chú khác một số không thấy trong các Kinh Phật mà chỉ thấy trong Mật Tông nếu như hành trì mà thiếu sự hướng dẫn chơn truyền qua sự kinh nghiệm của những người đi trước thì sẽ bị nguy hiểm phân tâm, loạn tưởng, tẩu hoả nhập ma.

    Các Thiền gia Việt Nam cũng chọn những Kinh những Chú đã được liệt kê ở trước ngoài những mục đích và ý nghĩa vừa trình bày còn có mục đích khác là thể hiện văn hoá Phật Giáo Việt Nam mà các Thiền gia Việt Nam đem sự đạt đạo xây dựng quốc gia. Nhìn theo Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam, Nhị Thời Khoá Tụng mà các Thiền gia Việt Nam thường sử dụng trong khoá lễ hằng ngày dành cho các Thiền sinh hành trì, ngoài sự tu tập để chứng đắc và còn tiêu biểu cho ba hệ phái Thiền đã từng đóng góp xây dựng quốc gia Việt Nam trên lãnh vực văn hoá trải dài hơn 2000 năm lịch sử. Điều đó được thấy như :

    a)- Thiền phái Vô Ngôn Thông, Thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ đã từng đóng góp xây dựng cho quốc gia Việt Nam trên lãnh vực thuần tuý thiền tập.

    b)- Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã từng đóng góp xây dựng cho quốc gia Việt Nam trên lãnh vực Thiền Mật Tổng Hợp.

    c)- Thiền Phái Thảo Đường đã từng đóng góp xây dựng quốc gia Việt Nam trên lãnh vực Thi Ca và Nghệ Thuật.

    d)- Thiền phái Liễu Quán đã từng đóng góp xây dựng quốc gia Việt Nam trên lãnh vực Thiền Tịnh Song Tu. Từ những ý nghĩa và giá trị này, chúng ta là người Việt Nam không nên xem thường Nhị Thời Khoá Tụng mà Thiền gia Việt Nam đã chọn và cũng chứng minh rằng các Thiền gia Việt Nam nhờ Nhị Thời Khoá Tụng này được chứng đắc, cho nên mới để lại cho hậu thế hành trì./.

    Sưu tập trong Nhị Khoá Hiệp Giải của Hoà Thượng Thích Khánh Anh dịch và trong Bạch Y Thần Chú của Đường Sáng Ấn Quán số 712N. 9th St, San Jose, CA 95112 ấn hành. 

    Nguồn: Chùa Khánh Anh

    Read more »
  • Mật Tông Tại Việt Nam

     

    Mật tông tại Việt Nam

    Trong nước:

    Tại Việt Nam, có nhiều tác giả dịch thuật những bài kinh thuộc tạng kinh mật giáo như Thích Thiền TâmThích Viên Đức, Thiền sư Nhẫn Tế, Kim Cang Thựơng Sư Thích Viên Thành dòng Drukpa - Bhutan viện chủ Chùa Hương - Hà Nội v.v., ngoài ra còn có những vị tu theo mật pháp như Tịnh Danh Pháp Chủ, Nhật Quang, Phương Nghi Huyền Thạch côngKim Cang Sư Thích Minh Đức, Thượng toạ Thích Minh Hiền, Thượng toạ Thích Minh Trí, Ni Sư Thích Viên Minh, Ni Sư Thích Bảo Tâm, Ni Sư Thích Thanh Tịnh, Ni Sư Huệ Đức v.v.

    Trong núi Cấm (An Giang) có dòng Mật Tông thuần Việt do Phật Thầy Tây An truyền dạy, đến Tổ sư Tịnh Vân. Tổ Tịnh Vân là sư huynh của Tổ Phi Lai dòng Hiển Tông Việt Nam. Tổ Tịnh Vân truyền thừa Mật Pháp cho Nhị Tổ Huyền Chi. Đến lượt mình, Nhị Tổ Huyền Chi truyền thừa lại giáo Pháp cho các đệ tử họ Hoàng, sau Hoàng là đến Thanh...cứ thế mà nối tiếp nhau mãi.

    Mật tông chủ yếu được truyền trong các sư sãi, hoặc trì tụng thần chú kết hợp những buổi cầu kinh. Theo truyền thống, nhiều tu sĩ Hiển giáo hành trì thần chú của Mật giáo mà không biết nó thuộc mật giáo, và có nhiều ý kiến cho rằng tu mật tông là khó, là tà đạo cho nên giới phật tử ít người có hiểu biết về mật tông. Hiện có khá nhiều đạo tràng tu tập Thiền tông kết hợp với Mật tông.

    Hải ngoại:

    Sau năm 1975, nhiều người Việt Nam ra hải ngoại và đã có nhiều cơ hội gặp gỡ trao đổi, được tu tập với nhiều nguồn từ Mật Giáo Tây Tạng, Trung Hoa, Thái Lan … Nhiều trung tâm, hội đoàn Mật Giáo được xây dựng và hoằng hóa Mật Giáo cho người Việt tại hải ngoại. Có nhiều vị tu và hoằng mật pháp như cư sĩ Triệu Phước (pháp hiệu Đức Quý), sư Thích Trí Siêu, sư Tuệ Năng (Lobsang Tenzin), PHAM Donald (Kusho Konchog Osel)

    Các trung tâm, hội Mật giáo tại hải ngoại có thể kể ra như:

    - Hội Ái Hữu Mật Giáo tại Mỹ (tiếng AnhMat Giao Frienship Association[5] (gồm đoàn Mật Giáo Virgina – 3628 Annadale rd – Annadale VA 22003, đoàn Mật Giáo Colorado – 917S. Ventura St – Aurora, CO 80017, đoàn Mật Giáo California) do cư sĩ Triệu Phước, pháp danh Bửu Sơn, pháp hiệu Đức Quý thành lập. Hội nầy ấn hành các bản kinh như: Phong Thần và Huyền Bí Học(bản kinh Phong Thần được cho là kinh của Cao Đài giáo), Mật Tông Phật giáo Tinh Hoa Yếu Lược, Mật Tông Phật giáo Tinh Hoa quyển trung, Mật Tông Phật giáo Tinh Hoa quyển thượng, Phật giáo Thánh Kinh, Kinh Chuẩn đề Đà La Ni Hội Thích, Tập San Mật Giáo, các tài liệu ebook

    Read more »
RSS