VAI TRÒ CỦA VIỆC “KẾT ẤN”
TRONG KHÍ CÔNG & TĨNH TỌA TỰ CHỮA BỆNH
Sức Sống Mới (Theo sahajayoga-vietnam.org)
Hầu hết kinh điển Mật Tông đều nhấn mạnh rằng: Những mật chú đều là những chân ngôn của chư Phật và chư Bồ Tát có giá trị nhiếp tâm và truyền giảng vô lượng. Mật Chú giúp đỡ cho chúng sinh xa lìa tham, sân si, là những độc hại trong việc tu hành. Việc trì tụng những mật chú sẽ tiêu trừ các tai ương, giải cứu những ách nạn, đưa con người thoát khỏi cảnh giới sa đoạ. Thành thử, kiên tâm trì tụng với tất cả tâm thành, kết quả tốt đẹp không biết đâu lường được.
Kinh Chuẩn Đề Đà Ra Ni của Mật Tông dạy những phương pháp trì tụng và nói về công năng của việc trì tụng những Chân ngôn. Có đến 10 bộ kinh dạy về Chân ngôn, từ thấp đến cao, mà trong ứng dụng bất cứ trình độ nào cũng tu tập được. Khi trì tụng lâu, sẽ được ứng hiện trong mộng tưởng.
Kinh Chuẩn Đề dạy rằng: “Tu tập vững vàng sẽ tạo mộng lành. Hoặc mộng thấy chư Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng, Thiên Nữ. Hoặc mộng thấy tự thân bay lên hư không một cách tự tại. Hoặc vượt qua biển lớn, hoặc trôi nổi trên sông Giang Hà, hay lên lầu các, hoặc lên cây cao hoặc trèo lên núi tuyết, hoặc chế ngự được voi, sư tử, hoặc thấy nhiều hoa thơm cỏ lạ. Cũng có thể mộng thấy là vị tu hành, sa môn. Hoặc nuốt bạch vật, nhả ra hắc vật. Hoặc thâm nhập vào tinh tú, thiên hà…”. Trong khi trì tụng kinh điển này, thường phát ra ánh sáng lạ kỳ, do Phán nhãn mang lại. Có người thấy lạc vào cõi Tịnh Độ, cảnh giới giải thoát hoàn toàn. Cũng có người thấy được kiếp trước của mình.
Nội dung
Bộ kinh trên có giành phần lớn để nói về các Thần Chú: bản văn Thần Chú và công năng của Thần Chú. Thần Chú không sử dụng tùy tiện được. Phải có đức giác ngộ mới đọc Thần Chú có hiệu quả. Mật Tông nói về trường hợp nhiều đạo sĩ dùng những Thần Chú không đúng hướng gây tác hại: chẳng những không đạt được kết quả theo ý muốn, mà còn gây thêm những nguy hiểm khôn lường được. Nội dung các Thần chú này được phân chia ra 9 phẩm. Mỗi phẩm có sức nhiếp phục và sở cầu khác nhau:
Nội dung 3 phẩm đầu
Hạ Phẩm: nếu thành tựu hạ phẩm của Thần Chú, thì có thể năng nhiếp phục tất cả tứ chúng, phàm có sở cầu điều gì thì đạt được, sai khiến được nhiều hạng, kể cả Thiên Long cũng thuần phục. Những Thần Chú này lại còn có thể hàng phục được 45 loại trong các “trùng thú” và “quỷ mị”.
Trung Phẩm: Khi thành tựu được việc dùng Thần Chú của Trung Phẩm, sẽ có công năng sai khiến được tất cả Thiên Long, Bát Bộ, khai mở những “bảo tàng” dấu kín. Cũng có thể đi vào trong Tu La Cung, Long Cung… bất cứ trong trường hợp nào.
Thượng Phẩm: Nếu thành tựu được phần Thượng Phẩm, sẽ có được những khả năng phi thường: hoặc dùng phép khinh thân để chu du khắp nơi, cũng có thể dùng đến thuật “tàng hình” để tránh tai biến.
Nội dung 3 phẩm giữa
Hạ phẩm: Nếu thành tựu hạ phẩm của phần này (Trung Độ) sẽ điều hành được nhiều cảnh giới, tái sinh trong vô lượng kiếp, phúc huệ chiếu sáng trong 3 cõi, hàng phục chúng ma.
Trung phẩm: Nếu thành tự phẩm này, thì có sức thần thông qua lại các thế giới khác, có khả năng chuyển hoá Luân Vương, trụ thọ trong nhiều kiếp sau này.
Thượng phẩm: Nếu thành tựu phẩm này, sẽ hiệu chứng được nhiều phép lạ, từ Sơ Địa Bồ Tát trở lên.Trung độ là trình độ khó thành; chỉ những bậc cao tăng nhiều kiếp mới nhiếp phục được 3 phẩm này.
Nội dung 3 phẩm cuối
Hạ phẩm: Nếu thành tự phẩm này, sẽ đạt được Đệ Ngũ Địa Bồ Tát trở nên.
Trung phẩm: Nếu thành tựu phẩm này sẽ đạt được từ Đệ Bát BồTát Địa trở lên.
Thượng phẩm: Nếu thành tựu phẩm này, thì Tam Mật sẽ biến thành Tam Thân. Trong cảnh giới hiện tại thì có thể chứng quả “Vô Thượng Bồ Đề”.
Ứng dụng những Mật Chú
Những nhà tu hành Mật Tông dùng những Mật Chú trong những trường hợp cần thiết nhất và cũng hạn chế nhất để tránh những tác hại khác. Một trong những loại Mật Chú quan trọng và thông dụng là Mật Chú Đà Ra Ni (Dharani). Theo nguyên nghĩa thì Đà Ra Ni là bảo tồn, gìn giữ, chống lại những lôi cuốn khác bất cứ từ đâu tới. Những Mật Chú này dùng để khống chế vọng tưởng và vọng động. Trong một giá trị khác, Mật Chú Đà Ra Ni sẽ phát huy đạo tâm của hành giả đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Tà ma, ngoại đạo đều bị Mật Chú Đà Ra Ni chế ngự ngay từ bước đầu. Dùng Mật Chú không thể khinh thường và thiếu cẩn trọng. Chỉ trong những trường hợp khổn cùng, cấp bách, không thể thoát khỏi tai kiếp thì mới đọc lên.
Mật Chú Đà Ra Ni còn được gọi là “chân ngôn” hay “chân kinh” tức là những câu nói ngắn nhưng rất vi diệu, chân thật, “bất khả tư nghị” của chư Phật hay chư Bồ Tát. Mật Chú không thể giải nghĩa được hay lý luận được. Những buổi lễ quan trọng nhất của Mật Tông mới được dùng những Mật Chú này. Công dụng chính là đưa những sức huyền diệu, anh linh của vũ trụ đi vào trong nội tâm của con người. Mật Chú cũng có thể tiêu trừ những bệnh khổ do Tứ Đại gây ra. Những bệnh do Ngũ uẩn, hay do quỷ thần gieo rắc cũng có thể giải cứu bằng Mật Chú được. Cũng như Đàn Tràng (hay Đàn Pháp) (Mandala), Mật Chú có công dụng vô biên, khó lường được. Nhiều người coi thường Mật Chú và Đàn Tràng, cho nên khó giải thoát. Hiển Mật Viên Thông có chép rằng: “Ba đời của đức Như lai, chưa hề có vị Phật nào không theo Đàn Pháp mà thành Phật Đạo”.
Lời dạy này mang hai ý nghĩa: (a) Mật Chú và Đàn Pháp vốn rất huyền diệu (b) Chỉ dùng đến hai loại này trong trường hợp cần thiết nhất mà thôi.Giá trị của Mật Chú Đà Ra Ni không thể lường được. Chẳng hạn như một cao tăng tụng Mật Chú với tất cả lòng thành của mình thì sẽ tiêu trừ những nghiệp chướng rừng vướng mắc vào nội tâm hay từng gây tai họa lớn lao. Sức tiêu trừ này khó hình dung được, nhưng giải toả được những nguy hiểm do tha nhân tạo nên.
Những cao tăng Tây Tạng ít khi nói đến những Mật Chú. Theo họ, một giới tử nào vọng động trong việc dùng Mật Chú, tưởng là cứu cánh tu hành, sẽ bỏ mọi khả năng tu tập chính của mình để học Thần Chú. Mật Chú chỉ được dùng như là cẩm nang tối hậu chỉ được mở ra thực hiện trong một thời điểm cần thiết nhất. Một giới tử sau khi được Điểm Đạo hay Quán Đỉnh thì được nhắc nhở điều này.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm trong phần nói về công năng của những loại Thần Chú của Kim Cang Thừa (Tantra) có đoạn viết:- “Mật Chú của chư Phật vốn là phép bí mật. Chỉ có đức Phật với Phật tự biết với nhau mà thôi; các vị Thánh cũng không thể nào thông đạt về Chú được. Chỉ trì tụng là diệt được tội lỗi, nhanh chóng đạt được Thánh Vị” (Phẩm Chú Hạnh).
Trong một đoạn khác có viết: “Thần Chú là mật ấn của chư Phật: Những vị Phật và Phật truyền cho nhau, người khác trong cảnh giới nào cũng không thể nào thông hiểu được…”
Trong Hiển Thủ Bát Nhã Sớ viết: ” Chú là Pháp môn bí mật của chư Phật, không thể nào thấu hi#7875;u được nhân vị của những lời Chú”. Viễn Công Niết Bàn Sớ khi luận về Thần Chú cũng viết: “Chân Ngôn chưa chắc là chuyên ngữ của người Thiên Trúc. Nếu đem ra phiên dịch thì lại không hiểu nổi, vì lẽ đó cho nên không thể nào phiên giải được…”.
Thiên Thai Chỉ Quán của Thiên Thai Tông cũng viết về các Thần Chú như sau: “Chỉ có bậc Thánh Thượng thì mới có thể nói đến (giải lý đến) 2 pháp: Mật và Hiển. Những kẻ phàm nhân chỉ có thể xưng tán được những lời kinh trong Hiển Giáo; còn về Mật Giáo thì không giải thích được. Đà Ra Ni, nhân vị của Thánh Hiền không thể nào hiểu giải được, chỉ có thể tin mà thọ trì mà thôi. Trì Chú thì có thể diệt được mọi nghiệp chướng, kết tựu được phước đức”. Theo những cao tăng của Mật Giáo, những Mật Chú (Mantras) là Viên Mãn, nếu giải thích ra chỉ là phiến diện, có thể sai lầm nữa. Thành thử không nên tìm cách để giải thích. Những kinh sách cho rằng: đây là guyên nghĩa của những câu Thần Chú chỉ là ngụy ngôn.
Mật nghĩa chỉ là “bất khả tư nghị”. Trong Pháp Hoa Sao Sớ có đoạn nêu rõ rằng: “Về Bí Pháp của chư Phật, thì không thể nào hiểu được ý nghĩa, cho nên được gọi là Mật ngôn”. Bát Nhã Tâm Kinh viết: “Tổng trì cũng như loại thuốc thần, như Cam Lộ, uống vào thì lành bệnh, nhưng khi phân tích trong đó có gì, là điều sai lầm. Tuy là mật ngôn, nhưng công dụng, giá trị của những lời Thần Chú này thật bao la”.
Theo Đà Ra Ni Kinh thì: “Thần Chú vốn là tối thắng, có thể giải trừ được tội lỗi của chúng sinh, giải thoát được sinh tử luân hồi, chứng quả Niết Bàn, an lạc pháp thân…”.
Khi tụng những câu Thần Chú, phải chú ý đến toạ bộ. Chẳng hạn như trì tụng Đại Tam Muội Ấn thì: “Lấy hai tay ngửa ra, rồi tay hữu để lên trên tay tả, hai đầu ngón cái giáp lại với nhau, để ngang dưới rốn”. Thực hiện việc trì tụng này, kết quả không lường được: Ấn này có thể diệt được tất cả cuồng loại, vọng niệm, điên đảo, tư duy tạp nhiễm.
Còn khi chấp thủ về Kim Cang Ấn Quyền thì kết ấn như sau đây: “Lấy ngón cái để trong lòng bàn tay bấm tại đốt vô danh chỉ giáp lòng bàn tay, rồi nắm chặt; sau đó tay phải cầm chuỗi ký số, miệng tụng: “Tịnh pháp giới chân ngôn” (108 biến).
Ấn này trừ được nội ngoại chướng hiện ra hay nhiễm phải; thực hành đúng đắn thì thành tựu tất cả công đức.
Về Chuẩn Đề Chú thì kết ấn như sau: “Sau khi đảnh lễ (3 lạy) xong, thì hành giả ngồi kiết già. Lấy ngón tay áp út và ngón út bên mặt và bên trái xỏ lộn với nhau vào trong hai lòng bàn tay; dựng hai ngón tay giữa thẳng lên, rồi co hai ngón tay trỏ mà vịn vào lóng đầu của hai ngón giữa; còn hai ngón tay cái thì đè lên lóng giữa của ngón áp út bên mặt. Để ấn này ngang ngực.Sau đó chí tâm tụng 108 lần câu chú “Chuẩn Đề” và chú “Đại Luân Nhất Tự” như sau: “Nam Nô Tát Đa Nẫm, Tam Miệu Tam Bồ Đề, Cu Chi Nẫm, Đát Điệt Tha. Án Chủ Lệ, Chủ Lệ, Chuẩn Đề, Ta Bà Ha – Bộ Lâm.”
Có thể trì tụng nhiều hơn nữa. Khi niệm số đã ấn định, muốn nghỉ thì xả ấn lên trên đỉnh, kế đó dùng tay mặt kiết ấn Kim Cang Quyền mà ấn theo thứ tự 5 vị trí như sau: 1) Trên đảnh đầu 2) Nơi vai bên trái 3) Ở vai bên mặt 4) Tại ngang ngực 5) Nơi yết hầu
o O o
ẤN CHÚ VÀ MÀU SẮC
Nguồn: Phật Giáo Việt Nam Net (phatgiaovnn.com)
Màu sắc có ảnh hưởng đến tâm trí và đời sống của chúng ta trên mọi mức độ. Trong liệu pháp bằng màu sắc, nhiều sắc thái màu sắc được ứng dụng rõ rệt để phục hồi các cơ quan và các tuyến, cũng như khởi động quy trình bài tiết, hô hấp, sự lưu thông. Màu sắc cũng có ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta và mỗi loại hoạt động tâm trí.
Màu đỏ kích thích sự lưu thông, linh lợi, ấm áp, và thư giản, nhưng cũng có thể đem đến sự gây hấn
Màu cam cải thiện tâm trạng, cải thiện sự nhanh nhẹn, kích thích giới tính, nhưng cũng có thể kích thích tính hời hợt
Mầu vàng : kích thích sự tiêu hóa, làm tâm trí chúng ta tỉnh táo, và làm cuộc sống xuất hiện dướI ánh sáng rực rỡ, nhưng nó cũng có thể gây khó chịu
Màu xanh lá thường thì làm an tĩnh, làm phục hồi ở mọi mức độ, và làm cho chúng ta mong muốn bắt đầu một điều gì mớI mẻ
Màu xanh da trời cũng đem đến sự an tĩnh, nhưng sự an tĩnh ở mức độ sâu lắng hơn và đem đến một cảm giác an toàn. Nó truyền sự bảo hộ và là biểu tượng của sự khao khát âm thầm khó hiểu.
Màu tím là màu của sự biến chuyển, thay đổi, và duy linh
Màu nâu là màu của sự ổn định và kết nối với trái đất, nhưng cũng có thể dẫn đầu của sự trì trệ, mụ mẫm bao gồm quang phổ của tất cả các màu khác trong nó, chứa luôn sự Sinh cũng như Tử.
Màu đen là màu của sự bảo vệ, tăng cường, ẩn dật, và của sự rỗng không mà ẩn chứa sự phong phú bên trong bản thân
Không có màu xấu. Mỗi một màu trên có thể thấy xuất hiện trong hào quang hay năng lượng của cơ thể. Khi một màu sắc tăng ưu thế hay ở không đúng chỗ, nó sẽ có tác động đầu tiên lên mọi cảm xúc, sức khỏe của tinh thần và thể xác. Về lâu dài, một sức khỏe mất ổn định là một hậu quả đương nhiên. Dầu sao,cũng có thể đảo ngược tiến trình bệnh hoạn bằng sự giúp đở của màu sắc.
Bạn cũng có thể có một vài kinh nghiệm đẹp đẽ về việc thiền định với màu sắc. Nếu bạn thích một màu nào đó hơn, nó có thể cũng chính là một phẩm chất tương ứng cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn chuyên tâm ham thích quá nhiều về một màu, nó có thể phát triển thành thói nghiện và màu sắc có thể làm hại bạn. Trong lúc bắt ấn, bạn cũng có thể đồng thời tưởng tượng một màu sắc hay tập trung về màu của một chủ đề liên quan. Với sự tưởng tượng màu sắc rồi sẽ trở nên sống động.
ẤN: Cách chữa bệnh cổ xưa bằng bàn tay
Ấn trong nghĩa căn bản nhất là những biểu tượng, sắp xếp hình thể của bàn tay. Ấn là một trong những cách chữa bệnh cổ xưa nhất đã có từ hàng ngàn năm năm về trước. Cách bắt ấn không những được thực hiện bằng tay mà còn bằng mắt, cử động của cơ thể, các kỹ thuật hô hấp và Chú (mantra)
Bàn tay tương ứng và liên kết với các phần khác của cơ thể và cảm xúc. Chúng có liên hệ với các vùng trong não bộ và cả linh hồn của bạn
Bàn tay có thể giúp bạn tập trung, thư giản, chữa lành, trẻ hoá và quân bình hệ thống thần kinh của bạn
Bàn tay luôn hợp tác với sự xoa dịu và chữa trị. Chúng ta thường sờ tay một cách vô thức vào những chỗ đau trong cơ thể
Có một sức mạnh chắc chắn trong sự bắt chéo, uốn cong, duỗi thẳng hoặc sờ mó của bàn tay.
Có sự liên hệ trực tiếp giữa bàn tay và các bộ phận cơ thể khác, sự liên quan trực tiếp giũa các bàn tay và cổ khi các đường dây thần kinh đều chạy qua đốt xương sống xuyên suốt qua cánh tay, bàn tay và các ngón tay. Sự mềm dẻo của bàn tay luôn luôn ảnh hưởng tới sự mềm dẻo của cổ. Bởi vậy vận động các bàn tay là làm cho cổ bớt bị căng thẳng. Hơn nữa, duỗi thẳng các bàn tay ra tức thì tạo ra các phản ứng dây chuyền làm cho ngực cũng căng ra. Sự căng phồng của lồng ngực này là kết quả của sự làm việc từ mười ngón tay
Bàn tay và các ngón tay cũng có sự liên quan trực tiếp tới tim và phổi. Khi tuổi tăng cao, nhiều người già không thể duỗi thẳng các ngón tay ra được nữa. Điều này chứng tỏ có sự căng thẳng trong vùng tim và báo trước cho các bệnh về tim mạch và chứng loãng xương, làm cho người bệnh khó thở vô: kết quả là một lượng lớn không khí không vào được sâu trong phổi, đặc biệt là các vùng ven ngực khiến cho các vùng này bị nhiễm trùng
Người tập phải giữ ấn trong bao lâu cũng là một vấn đề nữa. Dù có giữ ấn lâu hay mau thì sức mạnh chúng ta vẫn cảm nhận được. Nên lựa chọn vài ấn trong khi ngồi thiền hàng ngày. Thật thú vị khi chúng ta có thể cảm nhận được những cảm xúc khi chúng ta chuyển theo các vị thế tay khác nhau
Ấn YONI
1- Ngồi ngay ngắn thoải mái
2- Thư giãn và thở bình thường
3- Hít vô và giữ hơi thở trong khi bịt hai lỗ tai bằng các ngón cái
4- Nhắm mắt lại, các ngón trỏ kéo nhẹ hai mí mắt
5- Bịt hai lỗ mũi bằng hai ngón giữa và miệng với ngón đeo nhẫn và các ngón út ở môi trên và môi dưới
6- Nhíu hậu môn và hơi dướn người lên khỏi sàn nhà
Nhíu và nín thở càng lâu càng tốt, tự cảm nhận trong thân xác. Tập trung vào huyệt Bindu (Thiên Môn) ở phía sau đỉnh đầu, lắng nghe những tiếng rì rào trong cơ thể. Lập lại các động tác. Khởi đầu bằng 3 lần, sau tăng lên tối đa 12 lần
Ấn NAGA
Naga là nữ hoàng Rắn. Tượng trưng cho sức mạnh siêu nhiên, sự khôn ngoan và khả năng cũng có tên là “Ấn của cái nhìn sâu thẳm bên trong”
Giơ tay trái lên, lòng bàn tay hướng vào mặt với các ngón chỉ lên trên, đặt ngón cái tay phải ở giữa lòng bàn tay trái sao cho các ngón tay phải dựa vào lưng bàn tay trái. Để ngón cái tay trái bắt chéo qua ngón cái tay phải, các bàn tay ở ngang tầm ngực “ngay cả khi chúng ta đi trên con đường tâm linh nhưng đôi khi chúng ta vẫn còn vướng mắc chuyện trần thế.
Chỉ có bằng cách làm việc qua những thách đố này thì chúng ta mới mong tiến bộ được và chỉ có thế chúng ta mới đạt được tiến bộ trong cuộc sống. Bởi thế ấn Naga được dùng để giải quyết mọi vấn đề hàng ngày của chúng ta. Những câu trả lời cho các câu hỏi và các quyết định được làm, ý nghĩa của vấn đề đặc thù, tương lai và con đường tâm linh. Khi chúng ta cần biết điều gì lập tức chúng ta sẽ biết vào đúng lúc, nhưng với điều kiện là chúng ta phải đặt câu hỏi và luôn lắng nghe”.
Ấn cho cái Ta nội tại:
Đặt đầu các ngón tay trỏ, giữa ngón nhẫn và ngón út và các gò của bàn tay bạn, đặt ngón cái bên cạnh nhau, chúng dẫn tới các đầu ngón tay của các ngón út mà chúng chạm vào. Một khoảng rỗng qua đó ánh sáng lọt vô hợp bởi đầu các ngón út làm tăng cường năng lực của trái tim qua sự sống thiêng liêng. Giữ vị thế tay này ở trước trán nhìn qua lỗ hỗng càng lâu càng tốt, hạ tay xuống ngang cầm một lát, giữ hơi thở sau đó thở ra nhè nhẹ.
Bắt Ấn ( Mudra Yoga )
Ấn theo tiếng Phạn có nghĩa là “ Khép kín năng lượng”. Khi chúng ta khép kín năng lượng thì năng lượng được tập trung. Một khi năng lượng được tập trung thì có sức mạnh vô tận. Chúng ta có thể học được cách đạt tới năng lượng vô hạn của chúng ta bằng cách áp dụng việc bắt ấn.
Ấn biến đổi theo hiệu quả của mỗi ấn khác nhau trên cơ thể, tinh thần và tâm thức của con người. Ấn làm quân bình nguồn năng lượng cũng như kênh dẫn tới các trung tâm năng lượng đặc thù.
Ấn sử dụng bàn tay, mắt và toàn thân để kích động năng lượng. Lẽ dĩ nhiên là tất cả các ấn đều mang lại cho tinh thần một sự quy tụ tối hậu. Việc bắt ấn được thực hành trong suốt thời kỳ lịch sử loài người. Trước khi có ngôn ngữ cảm xúc được tạo các cử chỉ của các ngón tay để diễn đạt, để thông tin. Rồi tiến trình tiếp diễn các cử chỉ bàn tay hòa theo các từ, các câu và ngôn ngữ…
Bàn tay từng là biểu tượng của nguyện cầu và của năng lực cao hơn. Vào khoảng 1500 năm trước Thiên Chúa, thần RA đầy năng lực của Ai Cập được mô tả như chùm tia nắng tỏa ra ở mỗi bàn tay xòe ra. Ấn là phần rất quan trọng trong các lễ nghi tôn giáo, các nghi thức Ấn giáo và Phật giáo.
Ấn nguyện cầu với các bàn tay chắp lại tại con tim biểu tượng nguyện cầu và sùng kính đối với người Công giáo. Các cử động bàn tay được thực hành bởi các nhóm triết học, tôn giáo và tâm linh khác nhau trên khắp thế giới.
Thủ ấn còn được kết hợp vào các thực hành (thế tập) yoga khác nhau như là các chuỗi yoga tam điểm và pranayama, tập trung tư tưởng, cầu nguyện, thờ phượng, thiền định, khiêu vũ và các diễn đạt khác.
Bàn tay còn biểu hiện bản ngã của chúng ta nữa. Bởi lý do đó, có người từng nói là bắt ấn là một cách để liên lạc thông tin với Devi năng lực vũ trụ.
Bắt ấn có thể làm với một hay hai tay cùng một lúc. Tay phải tượng trưng cho ngoại ngã, tay trái cho nội ngã. Mỗi ngón tay lại có ngôn ngữ riêng. Loại ấn còn được xác định bởi các trạng thái khác nhau như nơi mà các ngón tay chạm vào, định chỗ và nơi chốn mà ấn được bắt.
Khi mà ấn bàn tay xòe lướt từ nơi này đến nơi khác thì cũng ví như bàn tay đang khiêu vũ. Các bàn tay xòe, khép vào những ấn khác nhau cũng giống những tư thế chuyển từ nơi này đến nơi khác.
Bàn tay được dùng để diễn tả, làm việc và chia sẻ với người khác. Chúng vô giá và mạnh mẽ. Bàn tay chúng ta là vật bán dẫn cho năng lượng vì chúng điều khiển năng lượng và làm tập trung tinh thần. Vì thế, sự áp dụng đúng đắn việc bắt ấn bằng tay có thể tăng cường vai trò bàn tay trong cuộc sống. Các cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng khi người ta làm các động tác bằng tay và cánh tay thì cũng giúp cho tiến trình suy tư.
Với một đại sư Yoga, bắt ấn khi được làm đồng thời có thể truyền đạt được năng lực. Có rất nhiều bức họa vẽ các vị Thánh với bàn tay ban phước lành hoặc của thiền sư, một người cầu nguyện và thiền định.
Thủ ấn Anjali – Ấn cầu nguyện
Khi chắp tay ở trung tâm trái tim, ấn Anjali tạo ra một cảm xúc tôn thờ, quân bình năng lực trí tuệ và thể xác, làm dịu tinh thần.
Thủ ấn Lakshmi Devi
Để tay vào ấn Anjali (tư thế cầu nguyện). Rẽ ngón thứ tư. Đặt các ngón thứ nhì đằng sau ngón thứ tư. Hướng đầu ngón thứ nhì về đầu các ngón cái. Chạm chúng nếu có thể. Đan các ngón thứ năm. Các ngón thứ nhất hướng ra ngoài, bên cạnh ngón kia.
Nhãn ấn
Thường được dùng như một cách thực hành Pratyahara, sự thâu nhận tâm trí từ các đối tượng giác quan.
Thông tin thu nhận bằng mắt thì nhiều hơn bất kỳ các giác quan khác. Người ta nói rằng gần 60% thông tin được thu nhận trong lúc chúng ta lắng nghe ai đó, là những gì chúng ta nhìn thấy. Xuyên qua sự quan sát, mắt thâu nhận phần lớn kiến thức từ giác quan. Vì thế, sự thâu nhận của tâm trí thông qua các đối tượng giác quan, mắt cần được nhìn thấy như cái cách mà sự vật diễn đạt. Có nhiều nhãn ấn cho mắt nhắm và khi mắt mở.
Hai mắt nhìn thấy hai mặt. Tại thế giới ngoại quan, từng cặp hiện diện đối kháng. Sự chiến đấu giữa thiện và ác, ánh sáng và bóng tối. Khi nhãn quan nội tâm khai mở, có một kinh nghiệm quyền lực vượt lên trên các cặp đối kháng nhau. Thượng trí bừng sáng và soi đường.
Để khai mở nội nhãn, ấn nhãn có thể giúp đỡ to lớn. Ấn nhãn hướng kênh năng lượng lên đến nội nhãn. Năng lượng tập trung về một điểm cụ thể nhờ sự kết hợp quyền lực tinh thần và vật chất của ấn nhãn.
Trong thiền định, một trãi nghiệm sự chuyển động tự nhiên của mắt có thể thành ấn. Hai mắt nhắm lại và nhìn hướng lên nhẹ, tự nhiên hai tròng bên trong, như dòng năng lượng hướng lên. Với cách này, ấn có thể được truyền dẫn như ngoại ấn (outside-in) hay ấn thể hiện (applying mudra) và nội ấn (inside-out) hay ấn tự sinh (spontaneous mudra).
Thân ấn
Hành giả yoga từ lâu đã khám phá ra rằng vị thế thân xác tối hậu để năng lực tuôn chảy và tinh thần được tập trung là để cho cơ thể buông xả trong tư thế ngồi tam giác. Ở tư thế ngồi, hai bàn chân là gốc của tam giác trong khi đầu là ngọn tam giác. Bởi vậy, thế ngồi hoa sen và các thế ngồi khác được chọn để ngồi thiền. Tùy theo công việc cơ thể được chọn thế đặc thù sẽ có công dụng tốt nhất. Tất cả các môn thể thao đều có tư thế đặc thù, người ta thay đổi thế tùy nhu cầu. Khi ngồi thẳng lưng thì ta sẽ cảm thấy có nhiều năng lực.
Bằng cách giữ sự buông xả trong hành động thì cơ thể trở nên ấn – yoga tam điểm di chuyển cơ thể vào ấn duyên dáng. Cơ thể cảm thấy quy tụ đầy năng lực để lấp đầy định mệnh con người.
VAI TRÒ CỦA VIỆC “KẾT ẤN” TRONG KHÍ CÔNG & TĨNH TỌA TỰ CHỮA BỆNH
Ấn thường được thể hiện trong các tranh, tượng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Đặc biệt khi nói đến khí công và tĩnh tọa, nhiều người thường liên tưởng ngay đến các vị đạo sư hoặc những nhà khí công ngồi thiền, hai tay bắt ấn! Tại sao phải bắt ấn? Phải chăng ấn chỉ liên quan đến những điều huyền bí, mê tín, không giải thích được? Bài viết sau đây sẽ đề cập đến ý nghĩa và tác động khí hóa của ấn trong việc luyện tập khí công và tĩnh tọa tự chữa bệnh.
MỖI NGÓN TAY LÀ MỘT BIỂU TƯỢNG THU NHỎ CỦA CƠ THỂ
Án ma liệu pháp có lẽ là một hình thức trị bệnh tồn tại sớm nhất trong xã hội loài người. Liệu pháp này xuất phát từ những kinh nghiệm ngẫu nhiên day, ấn, bấm hoặc xoa bóp vào những vùng hoặc những điểm nhất định ở ngoài da để đạt được hiệu quả giảm đau trên những bộ phận ở xa hoặc sâu hơn trong cơ thể. Dần dần những nghiên cứu về hiệu ứng toàn tức sinh vật và phản xạ thần kinh đã làm sáng tỏ và phát triển thêm kinh nghiệm của người xưa. Những kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với quan điểm truyền thống về Thiên nhân tương ứng. Con người và vũ trụ là đồng thể. Con người là một vũ trụ thu nhỏ. Xa hơn, mỗi một bộ phận riêng biệt của cơ thể cũng lại là một tiểu vũ trụ có những điểm tương đồng, tương ứng với cái toàn thể của cơ thể. Nổi bật nhất trong số những vùng phản xạ, những vũ trụ thu nhỏ là hai lòng bàn tay và cả những ngón tay, với các đầu ngón tay là cơ quan xúc giác chủ yếu, nơi tập hợp những đầu mút thần kinh vô cùng tinh tế và cũng là nơi khởi đầu (Tĩnh huyệt) của những đường kinh Dương.
Có thể nói mỗi ngón tay đều có đầy đủ đặc tính của cả cơ thể. Đầu ngón tay ứng với phần đỉnh đầu. Phần dưới của các ngón, nơi tiếp giáp giữa ngón tay và bàn tay ứng với phần hạ bàn; Ba đốt ngón tay tính từ đầu ngón trở xuống lần lượt tương ứng với 3 phần thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu của cơ thể. Do đó về mặt khí hóa, kết ấn hay bắt ấn là tác động vào đầu ngón tay, hoặc các gốc ngón tay cũng đồng nghĩa với kích hoạt những huyệt ở vùng đỉnh đầu hoặc vùng xương cùng, hai khu vực thu, xả và giao hòa giữa nội khí của cơ thể với thiên khí hoặc địa khí của vũ trụ bên ngoài
MỘT SỐ HIỆU ỨNG KHÍ HÓA CỦA ẤN
Kích hoạt thăng giáng theo quy luật tự nhiên. Theo học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền, các đường kinh Dương đi từ trên giáng xuống và các đường kinh Âm đi từ dưới thăng lên. Do đó khi cơ thể ở trong tình trạng thư giãn thích hợp, nếu tác động vào các đầu đường kinh thì kinh khí của các đường kinh sẽ lên hoặc xuống theo đúng quy luật của nó. Như vậy, khi ta ấn vào các đầu ngón tay là đã tác động trực tiếp vào Tĩnh huyệt của một đường kinh Dương và cả huyệt Bách hội ở đỉnh đầu – nơi tập hợp của các đường kinh Dương – nên có tác động giáng khí. Ngược lại, nếu ta tác động vào gốc các ngón tay sẽ kích hoạt hai huyệt Trường cường và Hội âm ở vùng xương cùng và các đường kinh Âm nên có tác dụng thăng khí. Y học cổ truyền cho rằng “thống tất bất thông, thông tất bất thống”. Hơn nữa, nếu các kinh mạch thông suốt thì những tạng phủ tương ứng cũng hoạt động điều hòa và cơ thể khỏe mạnh. Do đó, tác động thăng giáng luân lưu ở các đường kinh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc dưỡng sinh và chữa bệnh.
Thiên Bệnh lý của Nội kinh có ghi “trăm bệnh sinh ra đều do nơi khí”. Đặc biệt là ở thời đại ngày nay, tính cạnh tranh cao và nhịp sống quá nhanh khiến con người thường xuyên phải lo lắng, căng thẳng. Chính những cảm xúc âm tính dai dẳng đã dẫn đến khí uất, khí nghịch – là đầu mối của nhiều thứ bệnh. Trong điều kiện này, nhất là ở giai đoạn đầu khi bệnh còn chưa gây ra những tổn thương thực thể thì chỉ cần điều hòa khí hóa, cân bằng âm dương, làm cho dương giáng, âm thăng, giải tỏa tình trạng khí uất, khí nghịch là đủ để phục hồi sức khỏe. Trong những trường hợp này, thư giãn và bắt ấn có lẽ là phương pháp nhanh, hiệu quả và thuận tự nhiên nhất trong việc tái lập tình trạng khí hóa bình thường
Khai mở một huyệt vị, khai thông một đường kinh, tăng cường nội khí. Y học truyền thống và khí công cổ đại đều cho rằng con người và vũ trụ thăng giáng, giao hòa thông qua hô hấp “hô tiếp thiên căn, hấp thu địa khí”. Sự giao hòa này diễn ra chủ yếu ở hai khu vực đỉnh đầu và xương cùng. Khi ta tác động vào đầu ngón tay và gốc ngón tay cũng là gián tiếp kích hoạt sự thu, xả ở những huyệt tương ứng như Bách hội ở đỉnh đầu, Hội âm và Trường cường ở vùng xương cùng. Sự kích hoạt của ấn có tác dụng lợi dụng thiên khí và địa khí làm mạnh dòng chảy của kinh mạch, qua đó có thể khai thông một đường kinh, một huyệt vị hoặc tăng cường nội khí trong cơ thể. Ngoài ra khi Nhâm Đốc đã được thông, động tác bắt ấn mỗi lần tập sẽ rút ngắn thời gian sinh khí và tăng cường chân khí để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
NHỮNG ĐỐI ỨNG KHÁC NHAU GIỮA NAM VÀ NỮ TRÊN LÒNG BÀN TAY
Do những dị biệt về tính âm dương giữa nam và nữ, nam thuộc dương và nữ thuộc âm, nên vị trí tương ứng giữa hai huyệt Trường cường và Hội âm trên hai bàn tay phải và trái cũng tương phản nhau.
Ở nam, thiên khí từ đỉnh đầu qua nửa bên phải cơ thể xuống chân phải, địa khí theo chân trái đi lên, qua nửa bên trái cơ thể chạy lên đầu. Phần gốc các ngón tay thuộc tay trái ứng với huyệt Trường cường, phần gốc các ngón tay thuộc tay phải ứng với Hội âm. Ở nữ, thiên khí từ đỉnh đầu qua nửa bên trái cơ thể xuống chân trái, địa khí theo chân phải qua nửa bên phải cơ thể chạy lên đầu. Phần gốc các ngón tay thuộc tay phải của người nữ ứng với huyệt Trường cường, phần gốc các ngón tay trái ứng với huyệt Hội âm.
Sự khác biệt trên cần được lưu ý để không tác động nhầm lẫn vào Trường cường. Trường cường là gốc của chân Hỏa, chỉ được kích hoạt khi cần thiết và có giới hạn. Trường cường chỉ nên được khai mở và phát triển đồng bộ với sự phát triển của Nhâm Đốc và hệ kinh mạch chung. Trên thực tế, khi Nhâm Đốc đã được khai thông, chỉ cần tác động vào các đầu ngón tay, thiên khí sẽ tràn xuống theo mạch Nhâm. Khi đến cuối mạch Nhâm, tự khắc sẽ kích hoạt Trường cường đưa chân hỏa lên mạch Đốc, tuần hoàn thành một vòng Tiểu châu thiên mà không nhất thiết phải kích hoạt vào gốc các ngón tay.
Ngoài ra, việc nắm vững quy luật thăng giáng ở mỗi bên, bên phải hoặc bên trái còn có thể vận dụng để phát triển thành vòng Đại châu thiên bằng cách hít vào từ đỉnh đầu theo mạch Nhâm xuống chân phải (nam), và thở ra từ chân trái đi lên theo mạch Đốc đến tận đỉnh đầu. Do đó có cách nói hít một hơi chân khí từ Bách hội thông suốt đến đầu ngón chân cái, hoặc ngược lại từ đầu ngón chân cái lên đến tận đỉnh đầu.
MỘT VÀI ẤN TIÊU BIỂU
Đầu ngón cái chạm nhẹ đầu ngón trỏ ở cả hai bàn tay. Ngón trỏ là ngón ở gần ngón cái nhất. Do đó chỉ cần cong nhẹ hai ngón để hai đầu ngón chạm nhau là đủ để kết thành ấn, dễ tạo tình trạng buông lỏng cơ hai bàn tay hơn so với động tác đưa đầu ngón tay cái xa hơn để chạm với những đầu ngón khác như ngón giữa và áp út. Nói chung giống như các ấn tác động vào đầu ngón tay khác, ấn này có thể bổ sung kinh khí cho những đường kinh dương vì Bách hội là huyệt hội của những đường kinh Dương và mạch Đốc. Ngoài ra kèm theo động tác đầu lưỡi chạm nướu răng trên để thông Nhâm Đốc, thiên khí từ Bách hội cũng sẽ tràn xuống mạch Nhâm là bể chứa của các kinh Âm. Do đó ấn có tác dụng vào cả hai mạch Nhâm Đốc để tăng cường nội khí. (Hình 1)
Đầu ngón cái tay phải chạm đầu ngón áp út. Đầu ngón cái tay trái chạm đầu ngón giữa. Bên cạnh hiệu ứng chung thu Thiên khí và giáng khí, ấn này kích hoạt trực tiếp vào huyệt Quan xung ở gốc móng ngón tay áp út, Tĩnh huyệt của kinh Thiếu dương Đởm và Tam tiêu và huyệt Trung xung ở đầu móng ngón tay giữa, Tĩnh huyệt của kinh Quyết âm can & Tâm bào lạc. Do đó ấn có tác dụng rất tốt trong việc sơ tiết Can khí, thư giải khí uất trong những chứng bệnh do căng thẳng tâm lý lâu ngày làm rối loạn thần kinh giao cảm, dẫn đến nhức đầu, mất ngủ, đau cơ, hay cáu gắt, suy nhược thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiêu hóa…(Hình 2).
Hai bàn tay đan chéo nhau sát tận gốc các ngón tay đặt trước bụng dưới, lòng bàn tay để ngửa, hai đầu ngón tay cái chạm nhau. Các ngón tay chạm nhau ở sát phần gốc và lòng bàn tay để ngửa đã tác động vào các kinh Âm và có tác dụng thăng khí. Đây là một trong những ấn thường được sử dụng trong khi tĩnh tọa. Ấn có công năng thu âm khí và hóa khí. Huyệt Hội âm sẽ được kích hoạt, mạch Nhâm sẽ đi lên từ Hội âm, hướng năng lực tính dục thăng hoa lên phía trên để tái bổ sung cho cơ thể (Hình 3).
Đầu ngón cái tay phải chạm đầu ngón áp út tay phải. Đầu ngón cái tay trái chạm gốc ngón áp út tay trái (nam). Ấn này phối hợp giữa Thiên khí từ Bách hội giáng xuống theo mạch Nhâm và chơn Hỏa thăng lên từ Trường cường trên mạch Đốc, một lên một xuống nối thành vòng Tiểu châu thiên. Vì là ấn kích hoạt chơn Hỏa nên chỉ sử dụng giới hạn trong vài phút hoặc vài chục vòng Tiểu châu thiên trước khi tĩnh tọa hay chuyển sang các ấn bình thường ở đầu các ngón tay (Hình 4).
Đầu ngón tay cái chạm gốc ngón tay áp út, bao các ngón còn lại chung quanh ngón cái và nắm chặt thành quyền. Hai bàn tay giống nhau. Ở ấn này, đầu ngón cái chạm gốc ngón áp út ở cả hai tay đã kích hoạt Hội âm và Trường cường, động tác nắm các ngón tay thành quyền quanh ngón cái có tác dụng tập trung nội khí vào hai trục trung tâm, tức hai mạch Nhâm Đốc nên là một ấn tăng cường chân khí khá mạnh. Ấn có công năng làm ấm người, tăng sự can đảm, tăng cường chính khí để chống lại tà khí nên thường được gọi là Kim cang quyền ấn. Có lẽ đây là lý do khiến dân gian có tập tục nắm chặt ngón tay cái khi cảm thấy sợ sệt, mất bình tĩnh hoặc ban đêm phải đi qua những nơi tối tăm, lạnh lẽo (Hình 5).
Áp hai bàn tay vào nhau, đan chéo hai ngón áp út và ngón út của hai bàn tay, hai ngón tay giữa thẳng lên, hai đầu ngón giữa áp vào nhau, hai ngón tay trỏ chạm vào lưng lóng giữa của ngón tay giữa cùng bên, hai đầu ngón cái cùng áp lên lóng giữa của ngón tay áp út bên phải. Ở ấn này, hai ngón trỏ tác động vào chỗ giao liên của hai lóng đầu và lóng giữa của ngón giữa, và hai đầu ngón cái tác động vào lóng giữa ngón áp út phải nên có tác dụng tập trung chơn khí vào khu vực giao tiếp giữa trung tiêu và thượng tiêu. Trên thực tế, khi bắt ấn này, nội khí toàn thân sẽ hướng về huyệt Cưu vĩ. Cưu vĩ nằm trên mạch Nhâm, phía dưới chỗ gặp nhau của hai bờ sườn, tương ứng với Luân xa 4 của khí công Ấn Độ. Nơi đây có một biệt lạc thông với mạch Đốc. Cưu vĩ là mộ huyệt của Tâm. Trong châm cứu học, Cưu vĩ có tác dụng trấn kinh, định thần, thư thái lồng ngực. Do đó ấn này có tên gọi là ấn định tâm (Hình 6).
Tóm lại có thể nói ấn bao gồm nhiều hình thức, nhiều tư thế khác nhau của những ngón tay, riêng lẻ hoặc phối hợp cả hai bàn tay, nhằm điều chỉnh khí hóa, định tâm an thần hoặc tăng cường chân khí.
BẮT ẤN (Mudra – Body posture :Thân ấn)
Ấn là gì ?
Là các tư thế khác nhau của cơ thể có nghĩa gốc là thư giãn. Nó có nguồn gốc từ Yoga. Đó là một loại yoga dễ hiểu và làm được dễ dàng. Nó vận hành giống như các nguyên tắc bấm huyệt và châm cứu. Nó dễ đến độ trẻ con cũng có thể làm được mà không mấy khó khăn.
Chỉ dẫn : Trước khi bắt ấn, hãy thở sâu, thư giãn tinh thần, ngồi xếp bằng hoặc ngồi bán già hoặc kiết già để bắt đầu bắt ấn.
Ấn Ling
Đan chéo các ngón tay lại với nhau và để ngón tay cái vào phía bên trong và giơ ngón cái lên dựng đứng.
Công dụng : rất có ích để chữa bệnh ho.
Ấn Shunya :
Gập ngón tay giữa lại nhấn ngón cái lên ngón giữa (bằng lòng của ngón cái) theo như hình vẽ, ba ngón còn lại thẳng.
Công dụng : rất có ích cho việc chữa các bệnh ở tai. Chúng ta nên làm ấn này từ 4 đến 5 phút nếu có vấn đề về tai : điếc , chảy nước tai
Ấn Prithvi :
Đè ngón tay cái lên ngón út, còn các ngón khác giữ thẳng.
Công dụng : Làm tăng sức mạnh cho cơ thể và tống khứ mọi sự mệt mỏi, uể oải ra khỏi cơ thể.
Ấn Surya :
Cong ngón nhẫn vào lòng bàn tay và đè ngón cái lên như hình vẽ (chạm vào móng của ngón đeo nhẫn bằng lòng ngón tay cái), ba ngón còn lại thẳng.
Lợi ích : Tống khứ mỡ thừa ra khỏi cơ thể.
Ấn Gyan :
Cong ngón trỏ và ngón cái chạm vào nhau, các ngón khác thẳng
Công dụng : rất có ích trong việc chữa bệnh thần kinh rối loạn, mất ngủ (ngủ quá nhiều hoặc ít ngủ). Kém trí nhớ, người có tính nóng nảy. Thực hiện ít nhất 30 phút mỗI ngày.
Ấn Varun :
Ngón cái và ngọn giữa chạm đầu vào với nhau, giữ các ngón khác thẳng
Công dụng : rất hữu dụng trong việc chữa trị bệnh thiếu máu (ít hồng huyết cầu) và các bệnh ngoài da.
Ấn Pran :
Cong hai ngón út và ngón nhẫn lại và cho chạm vào ngón cái. Các ngón khác thẳng
Công dụng : Để làm giãm bệnh cận thị cho mắt và giải quyết các vấn đề khác về mắt.
Ấn Vaayu :
Cong ngón trỏ và đè ngón cái lên lưng ngón trỏ như hình vẽ (chạm lên lưng trên móng của ngón trỏ bằng lòng ngón tay cái) . Giữ ba ngón kia thẳng
Công dụng : Rất có ích cho việc cho việc chữa trị các bệnh về khớp. Kết hợp cùng với ấn Pran lại càng tốt hơn.
Read more »