Niệm Phật Đường
Welcome
Login / Register

Tantric scriptures - Mật Giáo


  • LỜI KHUYÊN CHO MỘT HÀNH GIẢ ĐANG HẤP HỐI

     

    LỜI KHUYÊN CHO MỘT HÀNH GIẢ ĐANG HẤP HỐI
    Dodrupchen Jigme Tenpe Nyima[1] soạn
    Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

    Bạn cần tiến hành những chuẩn bị trước thời điểm cái chết xảy đến. Có nhiều khía cạnh liên quan đến điều này, nhưng ở đây, tôi sẽ không đi vào chi tiết quá nhiều. Nói ngắn gọn thì đây là điều mà bạn cần làm khi bạn tiến gần đến thời điểm chết.

    Hãy tự nhủ nhiều lần rằng: “Dù cái chết xảy đến sớm hay muộn, rốt ráo thì không có lựa chọn nào khác ngoài từ bỏ thân này cùng tất cả tài sản của tôi. Toàn bộ thế giới đều như vậy”. Suy nghĩ theo những dòng trên, hãy cắt đứt hoàn toàn gông cùm của ham muốn và tham luyến. Hãy sám hối mọi hành động gây hại mà bạn đã phạm phải trong đời này và mọi đời khác của bạn, cũng như bất kỳ sa sút hay vi phạm giới luật nào mà bạn có thể đã gây ra, vô tình hay cố ý và lặp đi lặp lại việc thề không bao giờ hành xử theo cách như vậy trong tương lai.

    Đừng bao giờ lo âu hay sợ hãi về cái chết. Thay vào đó, hãy cố gắng cải thiện tâm trạng và trưởng dưỡng một nhận thức hoan hỷ rõ ràng, nhớ về mọi điều tích cực, thiện lành mà bạn đã làm trong quá khứ. Không cảm thấy bất kỳ dấu vết nào của kiêu căng ngạo mạn, hãy tôn vinh những thành tựu của bạn nhiều lần. Hãy hồi hướng tất cả công đức của bạn và phát nguyện nhiều lần, để trong mọi đời tương lai, bạn có thể thấu triệt toàn bộ con đường của tối thượng thừa, với sự dẫn dắt của một thiện tri thức tâm linh thiện lành và với những phẩm tính như niềm tintinh tấntrí tuệ và tận tâm – nói cách khác, tất cả những hoàn cảnh hoàn hảo nhất, cả trong lẫn ngoài.

    Các bản văn Luật Tạng Vinaya giải thích rằng một trong những nguyên nhân căn bản để có một hình tướng tái sinh thù thắng, ví dụ là một vị sống đời kỷ luật trước sự hiện diện của Đức Phật, là phát những lời cầu nguyện và mong ước vào lúc chết. Đó là lý do người ta nói rằng ‘bất cứ điều gì gần nhất và bất cứ điều gì quen thuộc nhất’ sẽ có sức mạnh lớn lao[2].

    Bất kỳ mong ước nào mà bạn phát khởi đều cần có một sự thúc đẩy bổ sung bằng cách quyết tâm thề như thế này: “Trong mọi đời của tôi, tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để rèn luyện trên con đường của tính Không với lòng bi mẫn chính là tinh túy!”. Để trân trọng tầm quan trọng của điều này, hãy xem xét mức độ hiệu quả hơn khi mạnh mẽ nói với bản thân, “Tôi sẽ thức dậy vào sáng sớm!” thay vì chỉ đơn giản phát nguyện “Mong tôi có thể dậy sớm!”.

     

    Để hoàn thành một cách dễ dàng hơn bất cứ lời cầu nguyện nào mà bạn đã phát khởi hay những ý định mà bạn đã hình thành, sẽ vô cùng lợi lạc nếu nương tựa một hiện thân của sức mạnh tâm linh. Vì thế, hãy nhớ về vị mà bạn có lòng sùng mộ lớn lao nhất hay người mà bạn cảm thấy kết nối sâu sắc nhất nhờ sự hành trì, dù đó là đạo sư vinh quang và vĩ đại xứ Oddiyana – Guru Rinpoche hay Thánh Quán Thế Âm – Thế Gian Tự Tại và với sự xác quyết tin tưởng rằng Ngài chính là hiện thân của tất cả cội nguồn quy y quý báunhất tâm cầu nguyện vì sự viên thành của những mong ước.

    Vào thời điểm cái chết thực sự xảy ra, sẽ thật khó để gom góp đủ sức mạnh của tâm để thiền định về thứ gì đó mới mẻ hay xa lạ – đấy là lý do bạn phải lựa chọn một thiền định thích hợp trước và rèn luyện cho đến khi quen thuộc. Sau đấy, khi bạn qua đời, bạn cần dồn hết những ý nghĩ của bạn cho thiền định đó, càng nhiều càng tốt, dù đó là nhớ về Đức Phật, tập trung vào cảm xúc bi mẫn, trưởng dưỡng tri kiến tính Không hay nhớ Giáo Pháp hoặc Tăng đoàn. Để điều này xảy ra thành công, điều cũng rất quan trọng là bạn rèn luyện bản thân trước để nghĩ rằng, “Từ nay trở đi, khi tôi trải qua thời khắc then chốt của cái chết, tôi sẽ không cho phép bất kỳ ý nghĩ tiêu cực nào thâm nhập vào tâm”.

    Chư Thánh quá khứ có câu nói rằng, “Chỉ một ngày làm thiện với sự sáng suốt tinh thần thì tốt hơn so với rất nhiều hoạt động thiện lành được tiến hành với tâm mê mờ và che chướng”. Như điều này chỉ ra, nếu bạn thực hành tất cả những điều này khi mà trước tiên đã nỗ lực hết sức để phát triển nhận thức hứng khởi và hoan hỷ, sẽ hữu hiệu hơn rất nhiều.

    Mặc dù thật khó để người như tôi làm lợi lạc chúng sinh khác, tôi sẽ trì tụng những đoạn kệ quy y và cầu nguyện rằng trong mọi đời tương lai, các bạn có thể đi theo giáo lý Đại thừa.

    Được viết bởi vị gọi là Vô Úy (Jigme).

    Trích TVHS

     

    Nguồn Anh ngữ: Advice for a Dying Practitioner (https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/dodrupchen-III/advice-dying-practitioner).

    Adam Pearcey chuyển dịch Tạng-Anh năm 2006 nhằm tưởng nhớ Ian Maxwell.

    Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



    [1] Theo Rigpawiki, Dodrupchen Jigme Tenpe Nyima, vị Dodrupchen Rinpoche thứ ba (1865-1926) – một trong những đạo sư Tây Tạng xuất sắc nhất thời ấy và là đạo sư của nhiều đạo sư vĩ đại, bao gồm Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro. Ngài được Đức Dalai Lama vô cùng kính trọng, vị gọi Ngài là “học giả vĩ đại và Yogi xuất chúng”. Các trước tác của Ngài là một trong những cội nguồn chính yếu được Đức Dalai Lama sử dụng trong các nghiên cứu cá nhân về Đại Viên Mãn Dzogchen và Đức Dalai Lama thường xuyên trích dẫn Ngài trong lúc giảng dạy.

    [2] Nói cách khác, những ý nghĩ mà chúng ta có vào thời khắc gần cái chết nhất và những gì mà chúng ta đã quen thuộc nhất trong đời sẽ có ảnh hưởng lớn nhất trong việc quyết định sự tái sinh của chúng ta.

    Read more »
  • Ba Loại Giới Hạnh Giải Thoát Chúng Sanh Đau Khổ

     

    Ba loại giới hạnh giống như thanh kiếm của một chiến sĩ.
    Nó chặt đứt xiềng xích của những cảm xúc tối ám.
    Bạn nên có sự hồi tưởngđúng đắntỉnh giác, và suy xét.
    Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.

     

    KHI BẠN HOÀN TOÀN tham dự vào thực hành bố thí, tâm bạn càng lúc càng được thôi thúc để thoát khỏi những tư tưởng bất thiện và dấn mình vào các thực hành đức hạnh. Một tâm thức như thế được cho là giống như thanh kiếm của một chiến sĩ. Thanh kiếm trong tay một chiến sĩ phải thật sắc bén và mạnh mẽ. Với nó, người chiến sĩ có thể dễ dàng chiến thắng kẻ thùTương tự như thế, thực hành giới hạnh này có thể chặt đứt xiềng xích của những cảm xúc tối ám trói buộcta vào đau khổ của sinh tửTrì giới, loại thứ hai trong sáu toàn thiện (sáu ba la mật), có thể chặt đứt cành nhánh của những mê lầm của ta. Với nó, ta sẽ thành tựu sự giải thoátchân thực.

    Trong chiến trận, một chiến sĩ luôn cảnh giácquan sát mọi hướng xem quân địch có tấn công hay không. Nếu địch quân xuất hiện, người ấy sẽ nhanh chóng tự bảo vệ mình để khỏi bị giết hại. Các Bồ Tát có giới hạnh thì giống như các chiến sĩ trong trận chiến sinh tử. Nhưng có một sự tỉnh giácquyết tâm, kính ngưỡng và chánh niệm như thế không phải là điều dễ dàng. Các kẻ thù của ta—tham lam, sân hậnsi mêkiêu mạn, và ganh tị—thì vô cùng mạnh mẽ. Trong chốc lát, chúng có thể cướp mất sự an bình và hỉ lạc của ta, và hủy hoại cội gốc của mọi đức hạnh. Là những hành giả-chiến sĩ, ta không được để cho bản thân bị những kẻ thù như thế đánh bại. Ta phải cẩn trọng nhìn vào tâm với sự bền bỉ, cho dù mất bao nhiêu thời gian chăng nữa để chiến thắng những kẻ thù ấy. Bằng cách này, cuối cùng thì những kẻ thù của ta sẽ bị tiêu diệt. Khi đó ta sẽ đạt được chiến thắng là Phật quả và hiển lộ vô số hoạt động giác ngộ mà không cần dụng công.

    Trong ba loại giới hạnh được đề cập ở đây, giới hạnh thứ nhất là tiết chế những ác hạnh. Như được mô tả ở trên, có mười ác hạnh cần tránh bởi chúng là cội gốc của sinh tử—sáu cõi với những mức độ đau khổ khác nhau. Với động lực Bồ đề tâm, các tăng, ni, Bồ Tát và tantrika (hành giả Mật thừa) nên tự chế mọi ác hạnhCâu chuyện sau đây về một cặp vợ chồng giữ giới không tà dâm là một ví dụ hay về điều này:

    Ngày xưa có hai cặp vợ chồng là bạn rất tốt của nhau. Họ thường nói về những dự địnhcủa mình đối với con cái. Họ nói rằng nếu cả hai gia đình có con trai thì chúng cũng sẽ là những người bạn tốt; nếu hai gia đình có con gái thì cũng thế. Họ đồng ý là nếu một gia đình có con gái và gia đình kia có con trai thì chúng sẽ cưới nhau khi đã trưởng thành. Thật ngẫu nhiên, một gia đình sinh con trai và gia đình kia sinh con gái. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng với thiện tâm và sự khéo léo, nhờ đó chúng rất lành mạnh về thể xác và tinh thần.

    Khi cô con gái đến tuổi trưởng thành, cô nói với cha mẹ là cô muốn xuất giaCha mẹ cô nói: “Con không thể làm điều đó. Trước đây, cha mẹ có hứa cho con kết hôn, vì thế không thể có việc con đi theo Giáo pháp.” Nhưng người con gái không nghe cha mẹ và bỏ trốn để gia nhập một giáo đoàn của các sư cô. Ở đó, cô thành công trong việc nghiên cứu và thực hành Pháp và đã đắc quả vị A La Hánthoát khỏi sinh tử luân hồi.

    Trong gia đình kia, người con trai nghe nói cô gái đã bỏ trốn. Cùng với vài người bạn thân, anh đi tới ngôi chùa mà cô gái đang cư trú. Họ tìm thấy cô gái đang thiền định, cạo đầu và đắp Pháp y. Người con trai chạm vào chân cô gái để cô chú ý, nhưng bởi đã đắc quả A La Háncô lập tức bay lên không trung và nói: “Cuộc đời sinh tử không có ý nghĩagì. Nếu anh quay lưng lại nó và thọ giới xuất gia, anh sẽ đạt được giải thoát. Những hoạt động của sinh tử chỉ tạo nên đau khổ. Tôi không muốn làm phần việc đó. Anh cũng nên từ bỏ sự bám luyến vào sinh tử, hãy thọ giới xuất gia, và theo đuổi sự an bình và hạnh phúc đích thực.” Người con trai và các bạn của anh tràn đầy cảm hứng và vô cùng xúc động. Ngay khi nghe những lời này, anh đắc quả Nhập Lưu, và sau đó xuất gia làm một tu sĩ. Sau này, anh thành công trong việc thiền định và cũng đắc quả A La Hán.

    Hai vị này có thể thành tựu những điều như thế là nhờ các nguyên nhân từ những đời trước. Thuở xưa, họ là một đôi vợ chồng đã thọ giới không tà dâm từ một Đạo sư. Về sau, họ chân thành thực hành Pháp và giúp đỡ nhau, ước nguyện mỗi người đều thoát khỏi sinh tử. Họ đã hồi hướng những thiện hạnh và thiền định này để thành tựu quả vị A La Hán trong đời sau. Vị Đạo sư đã làm lễ thọ giới cho họ chính là tái sinh của vị Đạo sư đã chứng kiến sự hồi hướng trước đây của họ. Vì thế, khi nguyên nhân đã thuần thục, cả hai thành tựu quả vị A La Hán nhờ nêu gương mẫu tốt lành cho nhau.

    Loại giới hạnh thứ hai là nghiên cứu và thực hành Giáo pháp và thâu thập mọi trí tuệ. Điều này được hoàn thành bằng cách dấn mình vào việc thực hành mười thiện hạnhvà sáu ba la mật. Đây là nguyên nhân chính yếu của an bình và hạnh phúc trong sinh tửvà là một chiếc cầu đưa đến sự thành tựu giác ngộCho đến khi ta đạt được Phật quảviên mãn, ta nên luôn luôn được thúc đẩy để thực hành Phápnghiên cứu, và thâu thập hai tích tập công đức và trí tuệ.

    Loại giới hạnh thứ ba là làm lợi lạc tất cả chúng sinh. Khi ta hoàn toàn được củng cốtrong Pháp và an trú trong phạm vi thuần tịnh của Bồ đề tâm, khi ấy ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ, và truyền cảm hứng cho người khác để thoát khỏi sinh tử và đạt được giác ngộ.

    Để có sự hồi tưởngđúng đắn, và tỉnh giác, người tu tập sẽ nhận được lợi lạc khi tuân giữ các nguyên tắc chỉ đạo liên quan tới giới hạnh. Nói chung, ta phải

    * nhận lãnh các giới luật đạo đức

    * tránh làm mọi ác hạnh

    * an trụ ở một môi trường tốt lành

    cảnh giác tránh làm ngay cả những ác hạnh nhỏ bé

    * trì giữ hoàn hảo các giới hạnh, là nền tảng của mọi tu tập khác

    canh giữ các giác quan với sự chánh niệm bền bỉ

    Hãy tôn trọng giới hạnh của bạn bằng cách luôn luôn giữ tâm bình đẳng, thư thản và giữ tâm quân bình.

    Đối với việc ăn uống: Không ăn trong khi bị mê lầm bởi những tư tưởng khái niệm hay sự tham muốn, chẳng hạn như khát khao củng cố sự kiêu ngạo hay sức mạnh, hay khát khao muốn được đẹp đẽ. Đúng hơn, hãy duy trì thân thể bạn với động lực thanh tịnhtrong việc ăn uống chỉ để giải trừ căn bệnh đói khát. Hãy ăn để trì giữ giới luật và giải trừcác khiếm khuyết, mê lầm, và sai lạc. Hãy ăn với động lực Bồ đề tâm. Hãy ăn và uống như một cách cúng dường cho Bổn Tôn yidam.

     

    Đối với việc ngủ: Để thành tựu mọi phẩm tính xuất sắc, hãy ngủ với động lực Bồ đề tâm. Để rút ra được toàn bộ thuận lợi của đời người quý báu này—điều kiện tốt nhất để giải thoát bản thân khỏi sinh tử và đạt được giải thoát—hãy thực hành Pháp trước khi đi ngủ và vào sáng sớm. Hãy ngủ với động lực Bồ đề tâm.

    Đối với đời sống hàng ngày:

    * Thường nhớ đến Pháp với sự hỉ lạc.

    * Trì giữ giới luật bằng cách thoát khỏi mọi sa sút.

    * Giữ tâm bạn không hối tiếc bằng cách không tạo nên các sa sút.

    Từ bỏ sự tham luyến mạnh mẽ đối với bất kỳ người hay sự việc nào.

    Thoát khỏi sự chán nản ngã lòng bằng cách nhận thức sâu sắc cơ hội bạn có để hiểu rõ và thực hành Bồ đề tâm.

    Theo những cách này, ta có thể được sinh ra trong thân tướng con người đời này sang đời khác, có thể tránh không rơi vào ba cõi thấp, có thể vui hưởng Giáo pháp quý báu, và cuối cùng có thể duy trì giới hạnh không phiền não

    Có sự suy xét có nghĩa là có ý thức về những gì Đức Phật và chúng sinh nghĩ tưởng. Tất cả chư Phật có sự tỉnh giác trong trẻosâu xa, không bị che chướng về hành vi của ta. Mọi sự đều rõ ràng đối với các ngài. Ta nên chánh niệm rằng ta luôn luôn sống trong sự hiện diện của chư Phật. Nếu ta cư xử không đúng đắnĐức Phật sẽ nhận thức điều đó và thất vọngĐặc biệt là trong các thành viên của Tăng đoàn, hãy luôn luôn quan tâmđến những người khác và canh giữ giới hạnh của bạn qua lời nói hay hành vi. Hãy nhìn vào tâm bạn một cách cẩn trọng. Việc không trì giữ các giới nguyện sẽ là nguyên nhânkhiến ta bị sinh ra trong những cõi thấp. Khi bị rơi vào cảnh ngộ đó, ta sẽ khó tìm thấy cơ hội để nghiên cứu hay thực hành Giáo pháp quý báu, và ta sẽ không có phương tiện để tạo lập đức hạnh hay công đức. Không có những điều này, ta không có cơ may để tạo ra hỉ lạc và hạnh phúc. Việc trì giữ giới hạnh là một món trang sức quý báu và tuyệt đẹp, hãy sử dụng nó để tô điểm cho thân, ngữ và tâm bạn. Đây là con đường dẫn đến giác ngộ.

    Trước hết, ta phải kềm chế những tư tưởng và hành động tiêu cực. Điều này khiến cho tâm ta an bình và minh mẫn hơn. Nếu không như vậy, ta sẽ không thể giúp đỡ những người khác. Người đang đắm chìm trong bùn lầy sinh tử không thể giúp đỡ người khác thoát khỏi bãi lầy đó. Trước hết, bản thân ta phải thoát khỏi trạng thái đó. Sau đó, khi ta nỗ lực giúp đỡ người khác, sự trợ giúp đó sẽ hiệu quả hơn. Sau khi điều phục tâm mình, ta có thể nghiên cứu và thực hành nhiều hơn nữa để tạo lập sức mạnh tinh thần. Một khi đã tu tập những thực hành này thật tốt đẹp, ta có thể giúp đỡ chúng sinh dễ dàng hơn nữa cho dù họ là ai.

    Trong Madhyamakavatara (Nhập Trung Luận), Chandrakirti so sánh hành giả với một chiến sĩ. Trong một trận chiến, bạn phải bảo vệ bản thân và đánh bại kẻ thù. Bạn có mọi cơ hội để chiến thắng cho tới khi thua trận. Nhưng một khi kẻ thù bắt được bạn, họ có thể đoạt vũ khí của bạn, giam giữ bạn bằng xích hay giây, và ném bạn vào tù. Từ lúc đó, bạn sẽ có rất ít cơ hội đánh thắng kẻ thùTương tự như thế, giờ đây bạn đã có một đờingười quý báu, đã gặp một Đạo sư kim cương, và đã nhận những giáo lý cao quý, đây là cơ hội phi thường để chiến thắng những kẻ thù phiền não và giải thoát bạn khỏi sinh tử. Nếu bị các mê lầm giam hãm, bạn sẽ bị tái sinh trong các cõi thấp và ít có cơ may thoát khỏi sinh tử.

    Những câu chuyện sau đây minh họa các phương cách thiện xảo mà ta có thể làm lợi lạcchúng sinh. Ta phải thực hiện mọi nỗ lực để tu tập những phương pháp bi mẫn này và sau đó sử dụng chúng.

    Xưa kia, khi Đức Phật an trú tại Shravasti, Ngài đi bộ với Ananda và chợt thấy một tu sĩđang lâm bệnh trầm trọng và đau đớn khắp người. Quần áo của tu sĩ này dơ bẩn và hôi thối. Với lòng đại biĐức Phật yêu cầu tu sĩ đưa quần áo để Ngài giặt. Khi Đức Phật bắt đầu giặt quần áo, Ananda nói: “Con sẽ giặt chúng.” Đức Phật nói: “Tốt. Ta sẽ đổ nước.” Bằng cách này, Đức Phật và Ananda giặt tất cả quần áo của vị tu sĩĐức Phật cũng ban thực phẩm còn lại trong bát của Ngài cho tu sĩ bị bệnh. Chẳng mấy chốc vị tu sĩ hồi phục, ông xúc động khi nghĩ rằng mình đã được chính Đức Phật phục vụ. Ông nghĩ: “Giờ đây ta không thể lười biếng.” Vị tu sĩ củng cố dũng khí và nhiệt tâm, và ngày đêm kiên trì tu tập, nhờ thế ông nhanh chóng đạt được quả vị A La Hán.                

    Câu chuyện thứ hai kể về một người đàn bà có đứa con trai duy nhất chết bất ngờ.

    Người mẹ của đứa trẻ chết bất ngờ đó không thể chấp nhận được cái chết đột ngột này. Bà lang thang khắp nơi, hy vọng người nào đó sẽ làm con của bà sống lạiCuối cùng, bà gặp Đức Phật. Bà rên rỉ: “Con không chấp nhận được cái chết của đứa con. Nếu khôngai có thể làm nó sống lạicuộc đời con sẽ vô nghĩa. Con cũng chết thôi.” Bà kêu khóc và khẩn nài Đức Phật làm con bà sống lại. Thấu hiểu nỗi thống khổ của bà, Đức Phật dịu dàng nói: “Ta hoàn toàn hiểu được nỗi khổ của con. Để ta xem có thể làm được gì.”

    Ngài nói: “Ta sẽ trông coi tử thi. Con hãy đến từng nhà trong làng này và mang về một nắm hạt giống mù tạc xin được ở nhà nào không có người chết. Nếu con có thể tìm ranhững hạt giống như thế, ta có thể cố gắng làm con của con sống lại.” Bà mẹ vui mừngkhôn xiết và lên đườnghy vọng là có thể tìm ra những hạt giống cần có. Bà mất trọn cả ngày để đến từng nhà lập lại cùng một câu hỏi, nhưng không tìm ra căn nhà nào không từng có người chết.

    Đến cuối ngày thì bà vô cùng thất vọng nhưng cũng bắt đầu có một vài nhận thức sâu sắc. Cuối cùng bà nhận ra rằng con bà không phải là người duy nhất phải chết. Rốt cuộcthì dù già hay trẻ, mọi người đều phải chết. Buồn phiền và mỏi mệt, người đàn bà trở lạigặp Đức Phật và nói: “Con không tìm được hạt giống mù tạc. Con nên làm gì bây giờ?” Với lòng bi mẫn và trí tuệĐức Phật giảng cho người mẹ đau khổ bản chất vô thườngbản chất phù du của vạn pháp. “Đây là những gì bản thân con đã trải nghiệm vào ngày hôm nay. Giả sử con của con có sống lại thì một ngày nào đó nó cũng phải chết. Con và ta cũng thế. Một ngày nào đó chúng ta cũng phải chết. Cách duy nhất để thoát khỏi nỗi khổ này là thoát khỏi sinh tử. Cách duy nhất để kinh nghiệm hỉ lạc chân thực là đạt đượcniết bàn.” Với những lời này, nỗi khổ của bà mẹ được nguôi ngoai. Sau đó, bà đi theocon đường của Đức Phật và cuối cùng đạt được giải thoát.

    Đây là cách Đức Phật giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ./.

    Trích trong “A Complete Guide to the Buddhist Path” (MỘT HƯỚNG DẪN ĐẦY ĐỦ VỀ CON ĐƯỜNG PHẬT PHÁP) của Khenchen Konchog Gyaltsen

    Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên 

    Read more »
  • Các Đạo Sư Thiền Định Giác Ngộ & Khám Phá Sự Huyền Diệu CHƠN TÂM

     

    NỘI DUNG

    LỜI CẢM ƠN
    GHI CHÚ CỦA TÁC GIẢ
    LỜI NÓI ĐẦU
    Quyển Một
    LỜI GIỚI THIỆU
    ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI
    Sau Đức Phật
    PHẬT GIÁO Ở TÂY TẠNG
    BA CÁCH TRAO TRUYỀN TRỰC HỆ 
    CỦA CÁC TANTRA NYINGMA NỘI NÓI CHUNG 
    Sự Truyền Tâm của chư Phật 
    Những Trao truyền Biểu tượng của các Trì minh vương 
    Sự Truyền Khẩu của các nhà Khổ hạnh 
    NHỮNG DÒNG TRUYỀN THỪA CỦA BA TANTRA NỘI CHÍNH YẾU DÒNG NYINGMA
    Mahāyoga
    Anuyoga
    Atiyoga (Dzopa Chenpo)
    Semde
    Longde
    Me-Ngade
    Quyển Hai
    DÒNG TRUYỀN THỪA LONGCHEN NYINGTHIG

    GIÁO LÝ LONGCHEN NYINGTHIG
    DÒNG TRUYỀN THỪA CÁC ĐẠO SƯ LONGCHEN NYINGTHIG
    1. Pháp Thân
    2. Báo Thân
    3. Hóa Thân
    4. Prahevajra (Garab Dorje)
    5. Manjushrīmitra
    6. Shrīsimha
    7. Jnānasūtra
    8. Vimalamitra
    9. Guru Rinpoche, Padmasambhava
     Guru Rinpoche Viếng thăm Tây Tạng 
     Năm Phối ngẫu chính của Guru Rinpoche ở Tây Tạng
     Những Đệ tử chính của Guru Rinpoche ở Tây Tạng
    10. Künkhyen Longchen Rabjam (1308-1363)
    11. Rigdzin Jigme Lingpa (1730–1798)
    12. Dodrupchen Đệ Nhất Jigme Thrinle Özer (1745–1821)
    13. Jigme Gyalwe Nyuku (1765-1843)
    14. Dola Jigme Kalzang (thế kỷ mười chín)
    15. Dzogchen Mingyur Namkhe Dorje Đệ Tứ (1793-?)
    16. Do Khyentse Yeshe Dorje (1800–1866)
    17. Gyalse Zhenphen Thaye (1800-?)
    18. Dzogchen Khenpo Pema Dorje (thế kỷ mười chín)
    19. Paltrül Jigme Chökyi Wangpo (1808–1887)
    20. Dodrupchen Đệ Nhị Jigme Phüntsok Jungne (1824-1863)
    21. Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892)
    22. Nyoshül Lungtok Tenpe Nyima (1829-1901/2)
    23. Önpo Tendzin Norbu (thế kỷ mười chín)
    24. Adzom Drukpa Drodül Pawo Dorje (1842–1924)
    25. Lushül Khenpo Könchok Drönme(1859–1936)
    26. Dodrupchen Đệ Tam Jigme Tenpe Nyima (1865-1926)
    27. Shuksep Lochen Chönyi Zangmo (1865–1953)
    28. Dzogchen Thupten Chökyi Dorje Đệ Ngũ (1872-1935)
    29. Gekong Khenpo Künzang Palden (1872-1943)
    30. Yukhok Chatralwa Chöying Rangtröl (1872–1952)
    31. Kathok Khenpo Ngawang Palzang (1879-1941)
    32. Alak Zenkar Pema Ngödrup Rölwe Dorje (1881-1943)
    33. Dzongsar Khyentse Chökyi Lodrö (1893-1959)
    34. Kyala Khenpo Chechok Thöndrup (1893–1957)
    35. Dilgo Khyentse Tashi Paljor (1910–1991)
    36. Chatral Sangye Dorje (sinh năm 1913)
    37. Dodrupchen Đệ Tứ Rigdzin Tenpe Gyaltsen(1927-1961)
    38. Dodrupchen Đệ Tứ Thupten Thrinle Palzang (sinh năm 1927)
    CÂY TRUYỀN THỪA
    TÁC PHẨM TRÍCH DẪN
    CHÚ THÍCH

     

    Lời Cảm ơn

     

    Tôi xin cảm ơn Harold Talbott bởi trí tuệ và sự kiên nhẫn của ông trong việc hiệu đính quyển sách này với sự thận trọng lớn lao và nhận thức sâu sắc; cảm ơn Michael Baldwin vì sự hỗ trợ và hướng dẫn không hề ngừng nghỉ cho những dự án Phật Pháp của tôi trong hơn mười lăm năm; cảm ơn Lydia Segal đã truyền cảm hứng cho tôi trong việc kết hợp thành quyển sách này và rà soát lại nhiều phần của quyển sách; cảm ơn những nhà bảo trợ của Buddhayana, nhờ sự bảo trợ của họ mà từ 1975, tôi đã có thể sử dụng những năm tháng của đời mình để biên soạn và dịch thuật những giáo lý Phật giáo quý báucảm ơn David Drove đã hỗ trợ về vi tính; Jonathan và Joan Miller đã chăm sóc sức khỏe cho tôi; cảm ơn Thư viện riêng của Kyabje Dodrupchen Rinpoche tại Chùa Mahasiddha Nyingmapa, Hawley, Massachusetts, và Thư viện Lehman tại Đại học Columbia, Thành phố New York, về những nguồn tài liệu quý báucảm ơn Victor và Ruby Lam đã cho phép tôi sử dụng căn hộ thoải mái của họ.

    Tôi xin cảm ơn Steven Goodman đã có nhiều đóng góp sâu sắc và chuẩn bị cho bảng chỉ dẫn. Tôi cũng cảm ơn Zenkar Thupten Nyima Rinpoche, Khenpo Chöyag, Gelong Konchog Tendzin, Ani Ngawang Chödron, Ani Lodrö Palmo, và nhiều người khác đã cung cấp rất nhiều thông tin có giá trị.

    Tôi xin cảm ơn thầy Samuel Bercholz và nhân viên của Nhà Xuất bản Shambhala đã cung cấp phương tiện toàn hảo để tiểu sử của những Đạo sư đến được với các độc giả. Xin cảm ơn Larry Mermelstein đã trau chuốt cho quyển sách bằng tài năng biên tập của anh. Xin cảm ơn Kendra Crossen đã mang lại cho quyển sách sự hiểu biết sâu xa của cô về văn học, và cảm ơn Brian Boland đã trình bày quyển sách với sự tài hoa của anh.

     

    Ghi chú của Tác giả

     

    Tôi đã viết hoa những chữ gốc (Ming gZhi) của mỗi từ trong tiếng Tây Tạng được chuyển tự để bảo đảm các từ được đọc một cách đúng đắn và dễ dàng. Đối với việc ký âm cho chữ Tây Tạng, tôi chủ yếu theo hướng dẫn của Ủy ban Dịch thuật Nālandā do Larry Mermelstein cung cấp.

    Từ đầu đến cuối quyển sách tôi đã thêm vào các từ trong dấu ngoặc đơn để làm cho ý nghĩa của những bản văn trích dẫn trở nên rõ ràng hay để cung cấp những từ tương đương trong Phạn ngữ, Tạng ngữ, hay Anh ngữ của chúng. Tôi cũng cung cấp một số cách dịch khác hay những từ đồng nghĩa trong những dấu ngoặc vuông [ ].

    Trong phần thư mục, f là chữ viết tắt của “folio,” (số tờ) cách đánh số trang theo kiểu Tây Tạng; và p là chữ viết tắt của “page” theo cách đánh số trang của Tây phương.

    Trong những chú thích, tựa đề của các bản văn trích dẫn được biểu thị bằng những chữ viết tắt, chẳng hạn như BC thay cho sNying Thig Gi brGyud ‘Debs Byin rLabs Ch’ar rGyun do Jigme Lingpa khám phá. Các tựa đề đầy đủ được xếp theo mẫu tự abc được liệt kê trong “Tác phẩm Trích dẫn” ở cuối quyển sách này. Khi một bản văn theo cách đánh số trang kiểu Tây Tạng được trích dẫn, các chữ biểu thị tựa đề được đi theo bởi số folio, nó có chữ a hay b theo sau để chỉ rõ mặt trước hay sau của folio. Đứng kế đó là số dòng. Ví dụ như, “BC 1a/1.” Trang và những số dòng không có chữ a hay biểu thị cách đánh số trang theo kiểu Tây phương.

    Lời Nói đầu

     

    Các Đạo sư của sự Thiền định và những Điều Huyền diệu là một tuyển tập tiểu sử của các vị Thầy chứng ngộ mà cuộc đời thì tràn đầy sự an bìnhgiác ngộ và những điều huyền diệu lạ lùng. Các ngài đã nở rộ ở Tây Tạng, Mái nhà của Thế giới, trong thời đại hoàng kim của nó. Những Đạo sư này thuộc dòng Longchen Nyingthig, phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng.

    Longchen Nyingthig (tâm yếu của sự rộng lớn vô hạn, hay chân lý tối hậu của sự mở trống phổ quát) là một giáo khóa gồm những giáo lý bí mật trình bày sự thiền định thâm sâu của Dzopa Chenpo (Đại Viên mãn), do Jigme Lingpa (1730-1798), một học giả và bậc lão thông vĩ đại, khám phá. Jigme Lingpa khám phá những giáo lý này như một “terma tâm” (hay “kho tàng tâm”), những giáo lý được khám phá từ bản tánh giác ngộ của tâm. Đến Jigme Lingpa và sau đó từ ngài cho đến ngày nay, sự trao truyền Longchen Nyingthig được truyền qua dòng truyền thừa của nhiều Đạo sư giác ngộ, mà những vị có cuộc đời kiệt xuất nhất được giới thiệu trong quyển sách này.

     

    Trong quá khứ, khi tôi đọc những tiểu sử mà tôi đã tóm tắt ở đây, tôi thấy đó là những cuộc đời đầy cảm hứng và kỳ diệu nhất. Nhưng vào lúc này, khi tôi thuật lại các tiểu sử đó bằng những lời lẽ và cảm xúccủa riêng tôi, bản thân tôi thường xuyên trải qua những kinh nghiệm đau khổ, gian lao, hay phấn khích cũng như an bình, hỉ lạc, sáng ngời, hay sự khoáng đạt mà các Đạo sư đã trải qua. Vì thế những cuộc đời không còn là những câu chuyện để đọc hay các đối tượng “ở bên ngoài” để nghĩ tưởng nữa. Chúng là những lóe sáng nội tâm của các Đạo sư, là “chân tánh” của những cuộc đời giác ngộ. Trong “chân tánh” đó, mọi giai đoạn và những biểu lộ khác nhau của các cuộc đời được đồng cảm, giống như những con sông đổ vào đại dương, một khối nước duy nhất. Nếu những tiểu sử này được đọc như những câu chuyện với những nhận thức thông tuệ và đầy cảm xúc thì sự cảm hứng là lợi lạc tốt đẹp nhất có thể có được. Nếu những cuộc đời được đọc để cảm nhận và hợp nhất với những kinh nghiệm của các Đạo sưchắc chắn là những câu chuyện sẽ làm phát khởi sự chứng ngộ tâm linhtình thương, sự an bình, khoáng đạt, sáng ngời, và khả năng chữa lành trong trái tim độc giả.

    Đối với tôi, thật không đúng và quả là điều bất khả khi tôi cố tránh đặc điểm điển hình của các tiểu sửTây Tạng, đó là việc đưa ra những danh mục bất tận những vị Thầy, giáo lý, và đệ tử của các Đạo sư, mặc dù những danh mục đó có thể thật tẻ nhạt đối với những độc giả không phải là người Tây Tạng. Nhưng tôi đã cố gắng không để cho những chi tiết này làm giảm bớt tính chất sống động của câu chuyện kể. Mỗi khi có thể, tôi đã cố gắng đưa ra những cảm xúc sâu xa về những cuộc đời tâm linh, và đồng thời những cuộc đời bên ngoài hàng ngày của các Đạo sư: làm thế nào các ngài đối mặt và chữa lành nỗi đau khổ của thân xác các ngài, các ngài đối xử với sự rối loạn cảm xúc ra sao, làm cách nào các ngài chiến thắng những ảo tưởng về mặt tâm linh hay thiền định của mình, và quan trọng hơn nữa, các ngài kinh nghiệm gì khi đánh thức Phật Tâm thâm sâu và những Phật chất (phẩm hạnh của Phật) của riêng các ngài.

    Quyển sách này có hai phần, phần đầu là một giới thiệu tiểu sử ngắn gọn của Đức Phật và một danh sách các dòng chính yếu của Phật giáo ở Tây Tạng. Trong khi trình bày cuộc đời của Đức Phật dựa trênnhững Kinh điển truyền thống, tôi đã cố gắng giới thiệu cuộc đời này trong phạm vi ý nghĩa của nó và những lời giảng dạy của ngài hơn là một chuyện kể có tính chất lịch sử. Đối với danh sách các dòng truyền thừa của Phật giáo ở Tây Tạng, tôi đã đưa ra một nét phác họa cấu trúc của một vài dòng chính, nhưng có ít chi tiết về những dòng đó hay những giáo lý của chúng.

    Phần thứ hai là phần chính của quyển sách. Nó trình bày nguyên lý của ba thân Phật và tiểu sử của ba mươi lăm Đạo sư của dòng Longchen Nyingthig.

    Ba thân Phật là Dharmakāya (Pháp thân), thân tối thượng, là sự hoàn toàn mở trống, bản tánh tuyệt đốicủa Đức Phật; Sambogakāya (Báo thân), thân hỉ lạc, định rõ mọi hình thức Phật đích thực xuất hiệnkhông có sự nhị nguyên chủ thể-đối tượng; và Nirmanakāya (Hóa thân), thân được hiển lộ, là những hình thức của Phật được chúng sinh bình thường tri giácBa thân Phật là những suối nguồn của cácgiáo lý tối thượng, chẳng hạn như Longchen Nyingthig.

    Đạo sư đầu tiên của dòng Longchen Nyingthig trong thân tướng con người là Prahevajra (cũng được gọi là Garab Dorje, Kim Cương Hỉ). Cuộc đời của những Đạo sư trong loài người lúc ban đầu từ Prahevajra xuống tới Guru Rinpoche (thế kỷ thứ 9) có một phẩm tính độc nhất vô nhị. Những cuộc đờiđó được hiển lộ như một năng lực mạnh mẽ về giới luật và các thành tựusở hữu những phú bẩm và năng lực siêu phàm. Từ Longchen Rabjam trở đi, mặc dù cuộc đời của những Đạo sư sau này phản ảnh một con đường, sự hiến dâng, và năng lực khác biệt với chúng ta, nhưng các ngài vẫn có nhiều kinh nghiệm tương tự với những gian khó, khổ đau, và cảm xúc của riêng ta, và ta có thể tưởng tượng bản thân ta đến lúc ta có được năng lực của các ngài để hiến dâng, chữa lành, và chứng ngộ. Như vậy, cuộc đời của các Đạo sư lúc ban đầu là những cuộc đời quan trọng nhất, nhưng đối với nhiều độc giảthì cuộc đời của những Đạo sư sau này dễ làm cho chúng ta nhận thức và đồng cảm hơn.

    Dường như có hai lý do khiến có hai loại tiểu sử này. Những thay đổi trong nghệ thuật biên soạn giải thích một vài dị biệt giữa những tường thuật về các Đạo sư lúc ban đầu và các vị sau này. Nhưng lý dochính là sự thay đổi hoàn cảnh, những khả năng của cử tọa và mức độ khoáng đạt và nhận thức của họ.

    Thêm nữa, trong số những tiểu sử của các Đạo sư sau này, có nhiều vị chẳng hạn như Do Khyentse, ra đời với trí tuệ và năng lực kỳ diệu, trong khi những vị khác như Dodrupchen Đệ Nhất và Jigme Gyalwe Nyuku, đã đạt được những thành tựu tâm linh tối thượng nhờ giới luật của sự khổ hạnh và hiến dâng. Nhiều Đạo sư thường đối mặt với những chướng ngại khắc nghiệt trong hành trình tâm linh của các ngài, nhưng năng lực của sự thấu suốt, hứa nguyện, và cảm hứng của các ngài không chỉ giữ gìn cho các ngài ở trên con đường mà còn dẫn dắt các ngài tới mục tiêu.

    Sự trao truyền Longchen Nyingthig chảy qua nhiều Đạo sư của những dòng truyền thừa khác nhau. Trong quyển sách này tôi chỉ có thể đưa vào những Đạo sư chính yếu của bản thân dòng Longchen Nyingthig và những Đạo sư có liên hệ trực tiếp trong việc làm cho sự trao truyền Longchen Nyingthig đi tới những vị Thầy của tôi và sau đó tới tôi.

    Có rất nhiều tài liệu liên quan tới cuộc đời của nhiều Đạo sư, nhưng đối với một vài Đạo sư quan trọng như Dola Jigme Kalzang, Gyalse Zhenphen Thaye, Khenpo Pema Dorje, Dodrupchen Đệ Nhị, và Önpo Tendzin Norbu, thì tôi chỉ có thể tìm được rất ít tài liệuNgoài ra, tôi tập trung nhiều hơn vào các Đạo sưmà chúng ta có ít tài liệu bằng Anh ngữ về các ngài hơn là những Đạo sư mà tiểu sử có thể tìm thấytrong Anh ngữ.

    Những Đạo sư mà cuộc đời được ghi chép trong quyển sách này là một số vị trong nhiều cá nhân hiếm hoi mà chúng ta có được ở Tây Tạng trong lịch sử kéo dài hơn mười thế kỷ của Phật giáoTuy nhiênchúng ta không nên có cảm tưởng rằng hầu hết những người Tây Tạng đều là các thiền giả vĩ đại và những bậc lão thông thành tựu phô diễn những năng lực huyền diệu, như tiểu thuyết Lost Horizon(Chân Trời Đã Mất) có thể miêu tả! Những Đạo sư thành tựu như thế rất hiếm có ở Tây Tạng nếu so sánh với toàn thể dân chúng. Đồng thời, chẳng có lý do gì để nghi ngờ việc các ngài là những bậc có năng lực tâm linh và chứng ngộ vĩ đại. Nơi nào có những hoàn cảnh thích hợp và có sự hiến dâng tuyệt đối cho sự tiến bộ của phẩm tính tâm linh của tâm hơn là sự tiến bộ vật chất, thì người ta sẽ được chứng kiến những thành tựu tâm linh như thế không chỉ trong nền văn minh Tây Tạng, mà còn trong nhiều nền văn hóa trong toàn bộ lịch sử thế giới trong những thời đại hoàng kim giàu có tâm linh.

    Đối với tôi tài liệu trong quyển sách này là nguồn tài liệu gây cảm hứng nhất mà tôi từng có khi biên soạn. Mỗi Đạo sư thì hoàn toàn khác biệt nhưng các ngài lại rất giống nhau. Mỗi Đạo sư vĩ đại có đặc tính độc nhất vô nhị để hiển lộ, có vai trò để đóng, có nơi chốn để thực hiện trong dòng truyền thừaLongchen Nyingthig quý báu này. Hầu hết các Đạo sư vĩ đại này đã ra đi, biến mất vào quá khứ xa xôi, nhưng sự hiện diện của các ngài trong dòng truyền thừa quý báu này, những lời dạy của giáo lý giác ngộ của các ngài, và năng lực mang lại những gia hộ của các ngài thì vẫn ở lại với chúng ta.

    Source TVHS

    Thêm Chi Tiết Click Here

    Read more »
RSS