Niệm Phật Đường
Welcome
Login / Register

Latest Articles


  • Làm sao niệm Phật đươc vảng sanh?

    Trước khi đi vào vấn đề Niệm Phật được vảng sanh, hành giả phải cần biết những yếu tố căn bản để thực tập ngay trong cuộc sống nhiều phiền nảo.

    1-Bất luận hảnh giả theo đạo giáo nào phải tìm cho được cuốn kinh VIÊN GIÁC để học qua biết thế nào là TÂM phiền nảo và CHƠN TÂM...đọc và suy gẩm THỰC HÀNH ngay trong cuộc sống...

    2-Lấy giới luật làm thầy...Nương vào phương tiện thiện xảo Bát Nhã Ba La Mât Đa thực hành LỤC ĐỘ BA LA MẬT...Lấy TÂM VÔ TRỤ LÀM GÓC.

    3-Phải có NIỀM TIN có VÔ LƯỢNG THẾ GIỚI CHƯ PHẬT...ví dụ như Thế Giới Phật A Di Đà v.v...

    4-Niệm Danh Hiệu PHẬT bất luận là DANH HIỆU PHẬT NÀO hay một Danh Hiệu Bồ Tát, một CÂU KINH ĐẠI THỪA...

    5-Không SÁT SANH 1 trong 12 loài chúng sanh

    6-Cố gắng Ăn Chay...nếu ăn được SUỐT CẢ cuộc đời thì cũng tốt.

    7-Phát Đại Nguyện PHỔ ĐỘ VÔ LƯỢNG chúng sanh

    7 yếu tố này rất cần thiết để thực hành việc VẢNG SANH đến một Quốc Độ của Chư Phật...Nếu hành giả thiếu đi một trong 7 yếu này thì việc vảng sanh sẽ KHÔNG CÓ KẾT QUẢ....Hiện nay có nhiều hành giả đang thực hành Pháp Môn Niệm Phật A Di Đà...nhưng trong 1 tỷ người có rất ít được VẢNG SANH....Nguyên nhân là hành giả không PHÁT BỒ ĐỀ TÂM và thực hành...Miệng Niệm, nhưng TÂM TRÍ ĐIÊN ĐẢO nên sự thực hành giống như HÁT CẢI LƯƠNG..v.v....Điều này mỗi hành giả phải SUY GẪM thật kỷ, bằng không làm một việc VÔ ÍCH ...

    Thậm chí gần đây có nhiều hành giả thường nói Niệm Phật đến điểm TÂM TRÍ BẤT LOẠN...điều này phải CẨN THẬN sẽ đi đến CHỔ NHÀ THƯƠNG BIÊN HÒA....

    Vậy thế nào NIỆM PHẬT ĐẠT ĐẾN TÂM TRÍ BẤT LOẠN ?.

    Hành giả nên thực hành 7 điều trên 24/24 ngay trong giấc ngũ....Nếu có căn lành đời trước hành giả sẽ nhìn  thế giới 10 phương chư PHẬT ngay trước mặt...ví dụ như Cảnh Giới Phật A Di Đà....Ở giai đoạn này TẠM gọi là Niệm Phật Tâm Trí Bất Loạn, từ hướng này hành giả luôn luôn cố gắng Y như Pháp thực hành, tùy TÂM tương ứng sẽ KHÁM PHÁ CHƠN PHÁP...v.v...

    Thật ra thế giới 10 phương Chư Phật không ở đâu xa vời, tùy tâm thức mỗi mỗi hành giả buông xã THAM, SĂN, SI, MẠN, NGHI..nghĩa là TÂM luôn ý thức mọi hiên tượng thế gian, ngay cả 3 cỏi đều là Nhân Duyên sanh, khi thân tâm thanh tịnh, sẽ cảm ứng cảnh giới Quốc Độ thanh tịnh....Vấn đề ở đây là làm sao có thể mỗi một niệm khởi lên đễ tương ứng với lời Phật dạy, hành giả phải tìm phương pháp thanh lọc thân tâm không ra ngoài 7 yếu tố ...Tuy nhiên phải luôn lấy BÁT CHÁNH ĐẠO làm CĂN NHÀ CHE MƯA CHE NẮNG, trước khi dấn thân vào con đường thực hành qua nhiều phương tiện hành giả đang có....

    Ngoài ra còn có nhiều phương tiện thực hành cho hành già thân tâm suy yếu, có thể áp dụng phương pháp mỗi ngày, nên khuyên con cháu hay bạn thân v.v...cùng nhau NIỆM PHẬT mỗi ngày sáng trưa chiều tối cũng được, trợ duyên tạo ra một từ trường tương đối thanh tịnh, có thể giúp gieo trồng hạt giống Bồ Đề....Biết đâu giờ phút cuối của cuộc đời sẽ nương vào THẦN LỰC NHƯ LAI vảng sanh....

    Phương tây cực lạc Di Đà
    Nguyện sau nguyện trước, vảng sanh sen vàng
    kiếp trần thọ phước vô duyên
    Có không tương khắc ta bà luân chuyên
    Nguyện Đà phổ độ 7 sen
    Gió đưa, cảnh sắc Di Đà phổ quang

    Thế gian không có gì là THẬT...Mỗi hành giả đều có CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ, là một kho tàng VĨ ĐẠI, nên dành thời gian THƯC HÀNH PHÁP. Nếu bỏ qua cơ hội có được thân người biết PHẬT PHÁP không sữ dụng chắc chắn sẽ rơi vào CẢNH GIỚI KHỔ lưu chuyển trong LỤC ĐAO không có một giây phút AN LẠC THÂN TÂM.

    NOTE: KHÔNG MỘT AI CÓ THỂ GIÚP CHO HÀNH GIẢ VẢNG SANH...NGAY CẢ PHẬT CHÚA V.V....HÀNH GIẢ HẢY BẮT TAY VÀO CÔNG VIỆC THỰC HÀNH PHÁP NGAY HÔM NAY...THỜI GIAN TRÔI QUA RẤT NHANH...KIẾP NGƯỜI TÍNH SỔ SÁCH BẰNG HƠI THỞ………………………….

     

    Read more »
  • Cửa THIỀN Tây Tạng

    Dưới đây là hai bản dịch về Thiền tập dựa theo truyền thống Tây Tạng.

    Hai bản văn này đang được phổ biến rộng rãi trong giới Phật Tử Tây Phương để đáp ứng nhu cầu Thiền tập. Các pháp tu dưới đây tuy được viết từ truyền thống Tây Tạng nhưng thực sự cũng đã ẩn tàng trong nhiều truyền thống Thiền tập khác của Phật Giáo.

    Bản văn đầu tiên là của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma.

    Bản văn thứ nhì là của Kadampa, một tông phái Tây Tạng đang có hơn 700 tự viện tại 36 quốc gia.

    1. Hướng Dẫn Thiền Tây Tạng

    "Tibetan Meditation Instructions" là một bản văn cô đọng về Thiền Tây Tạng do Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đời 14 viết cho ấn bản điện tử của Tricycle, một tạp chí Phật Giáo tại Hoa Kỳ. Nơi đây, ngài nói về pháp thiền này là hãy để tâm vào trạng thái tự nhiên, và hãy quán sát tâm này - mà tâm là một thực thể, theo ngài, có tánh sáng và tánh biết, nơi đó bất kỳ những pháp gì, hiện tượng gì, sự kiện gì trong thế giới xuất hiện với chúng ta cũng đều qua nhận biết của thức. Khi ngồi, tóm gọn, chỉ để tâm thả lỏng tự nhiên và nhìn vào tâm này, dần dần sẽ thấy bản tánh của tâm.

    (Bắt đầu bản văn)

    Trước tiên, hãy sửa soạn tư thế của bạn: xếp chân ở vị trí thoải mái nhất; xương sống thẳng như mũi tên. Ðặt hai bàn tay vào thế quân bình, khoảng cách chiều rộng bốn ngón tay dưới rún, với bàn tay trái ở dưới, bàn tay phải đặt trên, và các ngón cái chạm nhau để thành một hình tam giác. Tư thế này của các bàn tay có liên hệ với chỗ trong cơ thể, nơi nội nhiệt khởi lên. Nghiêng cổ xuống chút xíu, để miệng và răng như bình thường, với đầu lưỡi chạm vào vòm trên của miệng gần các răng phía trên. Hướng mắt nhìn xuống thả lỏng - không cần thiết phải nhìn vào chóp mũi; mắt có thể hướng về sàn nhà phía trước chỗ bạn ngồi, nếu điều này tự nhiên hơn. Ðừng mở mắt quá lớn mà cũng đừng nhắm mắt; hãy để mắt mở hé chút xíu. Ðôi khi mắt sẽ khép lại tự nhiên; thế cũng được. Ngay cả nếu mắt đang mở, khi ý thức chú tâm đều đặn vào đối tượng, các hiện tướng của nhãn thức sẽ không quấy rối bạn.

    Với những người mang kính, bạn có ghi nhận rằng khi gỡ kính ra, bởi vì mắt thấy ít rõ ràng cho nên sẽ ít cơ nguy hơn từ sự sinh khởi kích động, trong khi có thêm cơ nguy của sự lơi lỏng? Bạn có thấy có dị biệt giữa việc hướng mặt vào tường và không hướng vào tường? Khi hướng vào tường, bạn có thể thấy là có ít cơ nguy của sự kích động hay tán tâm? Qua kinh nghiệm, bạn sẽ quyết định sao cho thoải mái, dễ an tâm...

    Hãy cố gắng để tâm trong trạng thái tự nhiên một cách sinh động, không nghĩ gì về chuyện quá khứ hay về chuyện bạn tính làm trong tương lai, không khởi lên bất kỳ một khái niệm nào. Ý thức của bạn đang ở nơi đâu? Nó [ý thức] đang ở với đôi mắt hay ở đâu? Nhiều phần, bạn sẽ cảm thấy nó [ý thức] liên kết với đôi mắt, bởi vì chúng ta khởi lên hầu hết nhận thức về thế giới này là xuyên qua mắt thấy. Ðiều này là do dựa quá nhiều vào cảm thức của chúng ta. Tuy nhiên, sự hiện hữu của một ý thức riêng biệt có thể biết chắc được; thí dụ, khi chú tâm hướng về âm thanh, thì những gì xuất hiện qua nhãn thức không được ghi nhận. Như thế cho thấy một ý thức riêng biệt đang chuyên chú hơn vào âm thanh nghe qua nhĩ thức, hơn là ảnh của nhãn thức.

    Với tu tập kiên trì, ý thức có thể được nhận ra hay được cảm nhận như một thực thể của ánh sáng thuần khiết và của tánh biết, mà đối với nó bất kỳ thứ gì cũng có khả năng để xuất hiện ra, và nó [ý thức], khi các điều kiện thích nghi hội đủ, có thể được sinh khởi trong hình ảnh của bất kỳ đối tượng nào. Khi nào mà tâm không đối phó với khái niệm về ngoại cảnh, tâm sẽ an trú rỗng không mà không có gì xuất hiện trong nó, hệt như nước trong. Thực thể của nó [tâm] là thực thể của kinh nghiệm thuần túy. Hãy để tâm trôi chảy tự nhiên mà đừng phủ lên khái niệm nào. Hãy để tâm an nghỉ trong trạng thái tự nhiên của nó, và quan sát nó. Lúc đầu, khi bạn chưa quen với pháp này, nó thật là khó, nhưng dần dần tâm xuất hiện như nước trong. Rồi thì, hãy hãy an trú với tâm không bị thêu dệt này, mà đừng để khái niệm nào sinh khởi. Khi chứng ngộ bản tánh của tâm, chúng ta sẽ lần đầu tiên định vị được đối tượng của quan sát của loại thiền nội quan này.

    Thời gian tốt nhất để tập pháp thiền này là vào buổi sáng, tại một nơi im vắng, khi tâm rất trong suốt và tỉnh táo. Ðêm trước đó, nhớ đừng ăn nhiều quá hay ngủ nhiều quá; như thế sẽ làm cho tâm nhẹ hơn và nhạy bén hơn vào buổi sáng kế tiếp. Dân dần, tâm sẽ trở nên càng lúc càng an bình; sự tỉnh thức và trí nhớ sẽ trở thành rõ ràng hơn.

    (Hết bản văn)

       

    2. Pháp Thở Ðơn Giản

    Bản Anh ngữ "A Simple Breathing Meditation" là một cẩm nang về bước đầu tập thiền của Kadampa, một tông phái Tây Tạng đang có hơn 700 tự viện tại 36 quốc gia. Nguyên khởi, Ðại sư Atisha (982-1054) từ Ấn Ðộ sang Tây Tạng, đã sáng lập tông phái Kadampa, với pháp tu Lamrim, chuyển hóa tất cả mọi hoạt động thường ngày vào con đường chứng ngộ giải thoát. Pháp Thở Ðơn Giản là bước đầu thiền tập, và có thể dùng cho mọi truyền thống khác.

    (Bắt đầu bản văn)

    Giai đoạn đầu tiên của thiền là ngưng loạn tâm, và làm tâm chúng ta trong trẻo hơn, sáng tỏ hơn. Ðiều này có thể thành tựu bằng cách tập pháp thở đơn giản. Chúng ta chọn một nơi im vắng để thiền tập, và ngồi trong một tư thế thoải mái. Chúng ta có thể ngồi trong tư thế tréo chân truyền thống, hay trong bất kỳ tư thế nào khác mà mình thấy thoải mái. Nếu muốn, chúng ta có thể ngồi ghế. Ðiều quan trọng nhất là giữ lưng cho thẳng để giữ tâm khỏi bị buồn ngủ hay trì trệ.

    Chúng ta ngồi với hai mắt khép một chút thôi, và chú tâm vào hơi thở. Chúng ta thở tự nhiên, tốt nhất là thở qua lỗ mũi, đừng tìm cách kiểm soát hơi thở, và chúng ta chú tâm vào cảm thọ về hơi thở khi hơi thở vào và ra hai lỗ mũi. Cảm thọ này là đối tượng thiền tập của chúng ta. Chúng ta nên cố gắng tập trung vào nó, và gác bỏ mọi thứ khác.

    Thoạt tiên, tâm chúng ta sẽ rất bận rộn, thậm chí có thể cảm thấy rằng thiền tập đang làm cho tâm chúng ta bận rộn hơn, nhưng trên thực tế chúng ta chỉ đang ý thức hơn về mức độ bận rộn biến chuyển mà tâm chúng ta đang thực sự hiện hành. Sẽ có một sức lôi cuốn lớn để dẫn [chúng ta] theo các niệm khác nhau khi nó hiện khởi, nhưng chúng ta nên chống lại [lôi cuốn đó] và cứ tập trung nhất tâm vào cảm thọ về hơi thở. Nếu chúng ta thấy là tâm chúng ta lang thang và chạy theo các niệm, chúng ta nên tức khắc trở về với hơi thở. Chúng ta hãy làm thế liên tục khi cần thiết, cho tới khi tâm an trú vào hơi thở.

    Nếu chúng ta kiên nhẫn tập cách này, dần dần các niệm lung tung sẽ lắng xuống và chúng ta sẽ kinh nghiệm một cảm thọ về sự an tĩnh trong tâm và sự thư giãn. Tâm chúng ta sẽ cảm thấy sáng rõ và như rộng lớn bát ngát, và chúng ta sẽ cảm thấy như được tươi mới. Khi biển dậy sóng, cặn sẽ cuốn lên và nước sẽ đục ngầu, nhưng khi gió êm thì bùn dần dần lắng xuống và nước nhìn rõ trong suốt. Tương tự, khi dòng niệm không ngừng tuôn của chúng ta được an tĩnh nhờ tập trung vào hơi thở, tâm chúng ta sẽ trở thành trong suốt và sáng tỏ dị thường. Chúng ta nên ở trong trạng thái an tĩnh tâm thức này một thời gian.

    Mặc dù thiền tập hơi thở chỉ là bước đầu thiền tập, nó có thể rất là mãnh liệt. Chúng ta có thể thấy từ pháp tu này là chúng ta có thể đạt được an tĩnh nội tâm và sự an lạc chỉ bằng cách kiểm soát tâm, mà không dựa vào bất kỳ điều kiện bên ngoài nào. Khi dòng niệm lắng xuống, và tâm chúng ta tịch tĩnh, một niềm hạnh phúc sâu thẳm và sự an lạc tự nhiên khởi lên. Cảm thọ về sự an lạc và sự sung mãn giúp chúng ta đối phó với sự bận rộn và khó khăn của đời sống thường nhật. Quá nhiều căng thẳng thường đến từ tâm chúng ta, và nhiều vấn đề chúng ta trải qua, kể cả bệnh hoạn, gây ra hay bị làm trầm trọng thêm bởi sự căng thẳng này. Chỉ bằng cách thiền tập hơi thở trong 10 hay 15 phút mỗi ngày, chúng ta sẽ có thể giảm sự căng thẳng. Chúng ta sẽ kinh nghiệm một cảm thọ tịch tĩnh, bao la bát ngát trong tâm, và nhiều vấn đề thường gặp của chúng ta sẽ biến mất. Các hoàn cảnh gian nan sẽ dễ dàng hơn để đối phó, chúng ta sẽ tự nhiên cảm thấy nồng ấm và cởi mở với người khác, và quan hệ của chúng ta với người khác sẽ dần dần thăng tiến.

    Đừng tìm về quá khứ
    Đừng tưởng tới tương lai
    Quá khứ đã không còn
    Tương lai thì chưa tới
    Hãy quán chiếu sự sống
    Trong giờ phút hiện tại
    Kẻ thức giả an trú
    Vững chãi và thảnh thơị
    Phải tinh tiến hôm nay
    Kẻo ngày mai không kịp
    Cái chết đến bất ngờ
    Không thể nào mặc cả.
    Người nào biết an trú
    Đêm ngày trong chánh niệm
    Thì Mâu Ni gọi là
    Người Biết Sống Một Mình.

    Read more »
  • Tại sao phải cúng SAO giải hạn?

     

    CÚNG SAO

    Sao trời có mặt tại tâm...Chơn như pháp giới, sao gì cúng đây?

    Thật sự PHÀM là người có phước đức xưa kia đã thực hành 5 điều thiện nhiều kiếp sống, nên hội đủ nhân duyên SANH LÀM NGƯỜI...Ờ thế gian có hai loại người.

    1-Một loại người tùy theo phước đức mà có được THÂN NGƯỜI.
    2-Còn một loại ĐẦY ĐỦ CÔNG ĐỨC vì ĐẠI BI TÂM thị hiện gần gũi chúng sanh tùy duyên ra vào làm AN LẠC chúng sanh...đó la những vị BỒ TÁT.

    Ở đây chỉ nói về thành phần thứ 1 có được thân người...Nghèo Giàu, Danh Vọng. v.v...tất cả những gì chúng ta có được ngày hôm nay do THIỆN ÁC gieo trồng hạt giống trong quá khứ, tùy theo hoàn cảnh địa dư NHÂN DUYÊN đầy đủ sẽ  thọ lảnh VUI BUỒN....Nên việc cúng giải SAO hay cúng kiến đễ được có nhiều LỢI LỌC v.v....là KHÔNG HỢP với ĐỊNH LUẬT NHÂN QUẢ. Người Phật Tử phải NẮM RÕ ĐIỂM THEN CHỐT  TRÁNH SỰ MÊ LẦM GIEO TRỒNG THÊM HẠT GIỐNG BẤT THIỆN....Thật ra KHÔNG CÓ CHUYỆN CÚNG GIẢI SAO HẠN XUI XẺO được TỐT CẢ....VIỆC làm này là MA ĐẠO.

    Phương pháp tốt nhất, nếu Phật Tử nằm trong chu kỳ không được may mắn, nên CHUYỂN HÓA THÂN TÂM HƯỚNG VỀ CỬA THIỆN...ví dụ như THỰC HÀNH 1 trong 6 HẠNH LỤC ĐỘ ( Bố thí, Trì giới...v.v...hay Tụng Kinh, Niệm Phật ). CHẮC CHẮN SẼ CÓ NIỀM VUI. Ngoài con đường này sẽ KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP NÀO HÓA GIẢI NHÂN BẤT THIỆN ĐÃ và ĐANG GIEO...

    Cho nên đừng tin vào CÚNG SAO GIẢI NẠN. Việc đời quá nhiều PHIỀN NẢO, không nên tạo them phiền phức tốn công sức, tiền của làm việc PHI LÝ.  " Ngài Chu Mạng Quỷ Vương Bồ Tát coi về tuổi thọ của chúng ta, có dạy những điều liên quan đến cuộc sống…

    Nếu người MẸ trong lúc có THAI...nên LÀM những việc THIỆN – QUA NHIỀU HÌNH THỨC KHÔNG NGOÀI  THÂN KHẨU Ý...Như việc Bố Thí, cúng dường,...Khi người MẸ trong lúc SANH đứa bé sẽ được CHƯ VỊ THÁNH HIỀN HỘ TRÌ người Mẹ và đứa con...Nếu đứa con có NGHIỆP ĐỜI TRƯỚC NẶNG cũng HÓA GIẢI được nhiều hoặc người Mẹ SANH ĐẼ không có nhiều CHƯỚNG DUYÊN...Đứa bé sẽ được KHỎE MẠNH, TUỔI THỌ được tăng, THÔNG MINH....cuộc sống đở KHỔ...."

    Quý Phật Tử nên dành phương tiện, GIEO HẠT GIỐNG BỒ ĐỀ không nên phung phí CÚNG SAO GIẢI XUI, NĂM THÁNG v.v...Hảy ý thức ĐỊNH LUẬT NHÂN QUẢ không THA THỨ bất luân là ai...Khi còn SANH DIỆT TRONG 3 CỎI phải cố gắng hướng TÂM về cửa thiện, làm nhiều việc thiên, tạo phương tiện gần thiện tri thức học lời Phật & Bồ Tát tránh làm việc ÁC qua mọi hình thức liên quan đến Thân - Khẩu - Ý, chắc chắn sẽ có niềm vui ngay trong kiếp sống nhiều phiền nảo. 

    Hãy vui vẽ những gì đang có...Cuộc sống thế gian chỉ là GIẢ HỢP, tất cả chỉ là VAY MƯỢN, ngay cả HƠI THỞ cũng không thật,  Nên phải khéo phương tiện, thiện xảo thực hành PHÁP vượt qua PHIỀN NẢO, có được cuộc sống AN LẠC THÂN TÂM....

    LƯU Ý: HIỆN NAY TẠI QUÊ HƯƠNG, HẦU HẾT CÁC CHÙA, AM MIẾU ĐỀU CÓ DỊCH VỤ THƯƠNG MAI CÚNG SAO GIẢI TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG.

    PHẬT TỬ ĐẾN CHÙA NIỆM PHẬT CÚNG DƯỜNG HỌC PHẬT TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN MÂU THUẨN GIỮA CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN HẠNH PHÚC AN LẠC  VÀ CÚNG SAO GIẢI NẠN. ĐÓ VIỆC LÀM CỦA MA SỰ.

    MONG RẰNG QUÝ THẦY -  CÔ KHAI THỊ PHẬT TỬ BỎ Ý NIỆM MÊ LẦM ĐẾN CHÙA CÚNG SAO GIẢI NẠN, TẠO PHƯƠNG TIỆN PHẬT T PHÁT BĐ TÂM VƯỢT KHỎI VÔ MINH NGHIỆP CHƯỚNG TR V CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ.

    Vui chơi trong cỏi diêm phù
    Tối trưa danh lợi có không nhức đầu
    Dầu ai phước đức cỏi trần
    Thân tâm hũy hoại địa đàn khó qua
    Phật trời Bát Nhã hướng Đông
    Thuyền kia hướng thẳng Nhất Đà tâm tâm...

    ------------------------o0o-----------------------------

     

     

     

    Read more »
  • BÙA PHÉP. Ích Lợi hoặc Hại như thế nào?

     

     

    BÙA CHÚ

     

    Bài viết này có giới hạn, chư Phật Tử trước khi dấn thân vào con đường LUYỆN BÙA CHÚ, phải suy gẩm về sư LỢI HẠI hiện tại chính bản thân mình và những người chung quanh, sự lợi ích như thế nào ?.

    Bùa chú cho dù luyện tới đâu KẾT QUẢ SẼ ĐỌA vào Địa Ngục, ngay trong kiếp sống còn hơi thở ra vào. Chết, con đường địa ngục sẽ mỡ rộng ra giống như Quốc Lộ 1A. Nguyên nhân hầu hết các loại Bùa Chú, căn bản là TÁNH ÁC…, ví dụ như Bùa Lổ Bang, Bùa 5 ông, Thiên Linh Cái v.v, thường người luyện bùa phép nói rất hay, nào là dùng bùa để trị bá bệnh, kêu hồn nhập xác, người bị nhập, người có xác, cả hai đều giảm phước đức, thiên hạ đâu ai hay biết. Thậm chí có mấy ông Thầy Pháp còn đọc Chú, để trục hồn hay Bắt Ma trừ Quỷ dử. Thật ra khi họ đọc những câu  Chú được truyền nhiều đời qua những vị thầy đều không hay biết tánh ác của tự câu chú. TẤT CẢ NHỮNG CÂU CHÚ THUỘC CẢNH GIỚI BÙA CHÚ LÀ KÊU QUỶ, MA, PHỤC VỤ LÀM VIỆC CHO HỌ, VÌ NẾU NHỮNG CHÚNG SANH QUỶ MA ĐÓ KHÔNG LÀM VIỆC CHO HỌ, SẼ BỊ HÌNH PHẠT KHỦNG KIẾP…TUY NHIÊN MẤY ÔNG THẦY PHÁP NÓI LÁO KHOÉT NÀO LÀ ĐƯA HỌ ĐI TU, HAY VỀ CẢNH GIỚI PHÂT CHÚA V.V….

    Hiện nay, tại VN rất nhiều nơi luyện BÙA CHÚ, đặc biệt là Bùa Lổ Bang, hoặc Bùa Con Khỉ ( Thầy Pháp gọi bùa này tên là LỤC TỀ ) v.v….Ngay cả nhiều nơi TÍN NGƯỠNG cũng có những vị tự xưng học Phật, học Chúa hay những tôn giáo khác cũng tư xưng nào là QUYỀN NĂNG BỀ TRÊN BAN CHO, đễ làm lợi lạc chúng sanh…THẬT ĐÁNG TIẾT sao mà VỌNG MÊ ÍT VẬY.

    Thời kỳ lẫn lộn thiện ác đều có đầy đủ, khi bước chân ra khỏi nhà. Quý Phật Tử cẩn thận THÂN KHẨU Ý, chớ làm mích lòng với mọi người chung quanh, bằng không sẽ gặp nhiều điều tai họa như THƯ ẾM v.v….Một khi, đã bị dính Bùa Chú vào thân, nhẹ thì bán nhà cữa ruộng đất để trị bệnh…Nặng thì sẽ theo ông bà, nên phải KHÉO PHƯƠNG TIỆN làm chúng sanh AN LẠC.( Bản thân mình và mọi người chung quanh.) NẾU ĐÃ DÍNH BÙA CHÚ, TRÙ ẾM phương pháp tốt nhất là nên tìm một vị CAO TĂNG có đức hạnh ( Bồ Đề Tâm ) hộ trì, TRÌ CHÚ, hay TỤNG KINH, CÚNG DƯỜNG BỐ THÍ may ra mới có thể tránh khỏi tánh mạng…CẨN THẬN !

    Phật Tử nên ĐOẠN TRỪ BÙA PHÉP hoặc  vẽ BÙA để được MAY MẮN, LÀM ĂN v.v....STOP...Phật Tử có thể tìm kinh Địa Tạng Vương HỌC và HIỂU thêm về Định Luật NHÂN QUẢ

    Thiền môn nhập phật soi đường
    Bùa cao chú nghiệp ác ma xa lìa
    Chư hồng phật tử suy tư
    Chân sau chân trước Hồng Danh Phật Đà
    Mạt thời Pháp Nhật Như Như
    Có không cao thấp kiếp trần thoáng qua
    A Di Đà Phật tưởng về
    Sen vàng nhị trắng, hành trì ba hơi

    ------------------------o0o------------------------------------------

    Phật Tử thành tâm NIỆM câu kinh dười đây CHẮC CHẰN sẽ thông suốt hiện tượng TỐT XẤU. Không cần phải HỌC BÙA CHÚ gì tùm lum....

    Úm tát phạ nhạ, Sát đát ra sam ma duệ thất lị duệ.
    Phiến để ca câu lô tát bà ha.

    LƯU Ý:

    DÙNG BÙA CHÚ HẠI NGƯỜI HAY GIÚP NGƯỜI SẼ BỊ ĐỌA VÀO VÔ GÁNG ĐỊA NGỤC, CỮU HUYỀN THẤT TỔ SẼ BỊ ẢNH HƯỞNG RẤT NẶNG TRÊN CON ĐƯỜNG VẢNG SANH VỀ CẢNH GIỚI HẠNH PHÚC.

    PHẬT TỬ NẾU BỊ BÙA CHÚ HẠI, THƯỜNG CÓ NHỮNG HIỆN TƯỢNG NHỨC ĐẦU, TỐI NGŨ GẶP NHIỀU ÁC MÔNG, HAY BỤNG PHÌNH LÊN, HOẶC NÓNG TRONG NGƯỜI, HAI CON MẮT ĐỎ QUÉT, CHIỀU ĐẾN BỊ LẠNH V.V.ĐI BÁC SĨ KHÁM KHÔNG RA BỆNH, ĐẾN CHÙA THÌ KHÔNG THÍCH HAY SƠ SỆT, THƯỜNG LÀM VIỆC ÁC..… GIA ĐÌNH BỊ TAI ƯƠNG, NHIỀU CHUYỆN XUI XẼO V.V..

    PHƯƠNG PHÁP HÓA GIẢI:

    ÚM BÊNH DA, SA TÔ HUM…THÀNH TÂM NIỆM CÂU CHÚ SẼ TỪ TỪ HÓA GIẢI, CHẮC CHẮN SẼ ĐƯỢC KHỎI BỆNH VÀ NHIỀU ĐIỀU TỐT LÀNH ĐẾN VỚI BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH….

    KÍNH CHÚC QUÝ PHẬT TỬ NƯƠNG VÀO THIỆN CĂN CỦA MÌNH ĐANG CÓ CHUYỄN HÓA THÂN TÂM TRỞ VỀ CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ.

     

     

     

    Read more »
RSS