Niệm Phật Đường
Welcome
Login / Register

Mật Tông Quán Đảnh - Thật hay Giả

Trong giới tu luyện có một trường hợp gọi là Quán đỉnh (Guanding). Đó là một nghi thức tôn giáo có từ pháp tu của trường phái Phật giáo Mật tông Tây tạng. Mục đích của nó là, qua thủ tục Quán đỉnh, một người sẽ không được phép bước vào một trường phái khác và sẽ được chấp nhận như một người đệ tử chánh thức của trường phái đã làm lễ Quán đỉnh cho họ. Điều gì lạ ở ngày nay? Người ta cũng thấy xuất hiện nghi thức đó trong giới tu luyện khí công. Nó không chỉ được thực hiện trong Mật tông mà cũng có trong Lão giáo. Tôi đã nói, tất cả những phương pháp mật tông được truyền bá trong xã hội dưới nhãn hiệu Mật tông đều là giả không có ngoại lệ. Tại sao? Vì Mật tông đời Đường đã biến mất trên đất nước Trung quốc đã hơn một ngàn năm nay và nó hoàn toàn không còn nữa. Mật tông Tây Tạng chưa bao giờ được hoàn toàn du nhập trên đất nước người Hán vì trở ngại ngôn ngữ. Nhất là vì đó là mật tông, nó phải được tu luyện bí mật trong các chùa tháp. Nó cũng phải được bí mật truyền thụ bởi một vị thầy và vị thầy sẽ đem người đệ tử đi tu luyện bí mật. Nếu điều kiện nầy không được thực hiện, người ta nhất thiết không truyền giáo cho người đệ tử.

 

Nhiều người đến Tây Tạng với mục đích là tìm một người thầy dạy cho Mật tông hầu sau nầy trở thành thầy khí công, có danh vọng và làm giàu. Xin hãy suy nghĩ về điều nầy. Một vị Phật sống lạt ma đã nhận được sự chân truyền giáo pháp hẳn là một người có những huyền năng siêu phàm mạnh mẽ, vậy họ có thể đọc được tư tưởng của một người học trò như vậy. Khi nhìn qua người đó, ngài đã biết rõ ràng mục đích của họ: Người đến đây tìm học pháp để trở thành thầy khí công vì danh lợi, đó là hủy hoại pháp tu của Phật môn chúng ta. Có thể nào một Pháp môn tu luyện trang nghiêm của Phật lại để cho quí vị hủy hoại một cách dễ dàng bởi lòng tham muốn của quí vị được làm thầy vì danh vì lợi? Mục đích gì thúc đẩy quí vị? Vậy người ta nhất định không truyền giáo và người đó sẽ không nhận được một sự chân truyền nào cả. Dĩ nhiên, các chùa tháp rất nhiều, người đó có lẽ có thể học được một chút gì bề ngoài vậy. Nếu tâm ý của một người không ngay thẳng, họ sẽ bị nhập thân (Futi) khi họ muốn làm một thầy dạy tu để làm những điều xấu. Con vật nhập thân người cũng có nhiều huyền năng siêu phàm nhưng đó không phải là Mật tông Tây tạng. Những người đi tìm Pháp chân thật, khi đến nơi, có lẽ họ đã ở lại luôn nơi đó không bao giờ rời nữa, đó là người thật sự chân tu.

 

Một điều lạ là ngày nay có nhiều môn phái Lão giáo cũng có hành lễ Quán đỉnh. Lão giáo tu luyện trên kinh mạch, tại sao phải làm cái gọi là Quán đỉnh? Có một lần tôi đi truyền pháp ở miền Nam. Theo sự hiểu biết của tôi, có hơn mười trường phái tà giáo thực hành Quán đỉnh, nhất là tại vùng Quảng Đông. Theo họ nghĩa là gì? Khi người thầy làm Quán đỉnh cho quí vị, quí vị trở thành đệ tử của họ và quí vị không thể thọ học một môn pháp khác. Nếu làm trái lại, họ sẽ phạt quí vị. Họ đã làm như vậy. Phải chăng đó là một việc không đàng hoàng? Điều mà họ truyền dạy là nhằm trị bệnh và giữ gìn sức khỏe. Điều mà dân chúng muốn học nơi họ chỉ là để được có một sức khỏe tốt. Vậy tại sao phải làm điều đó? Có người cho rằng người ta không thể tập luyện một phương pháp khác sau khi đã học tập phương pháp của họ. Nhưng hỏi họ có thể cứu độ người ta đưa đến giải thoát không? Đó là hướng dẫn sai các đệ tử. Nhiều người làm như vậy.

 

Lão giáo không nói về Quán đỉnh, nhưng người ta cũng thấy có xuất hiện sự Quán đỉnh. Tôi có thấy một thầy khí công có tiếng nhất về Quán đỉnh, cột trụ Công (Gongzhu) của ông ta cao đến đâu? Nó chỉ cao bằng một cái nhà lầu hai ba tầng, dù danh tiếng ông ta là một đại sư khí công, cái cột trụ Gong của ông ta bị xuống thấp một cách thật đáng tội nghiệp. Hằng trăm người, có khi có cả ngàn người, nối đuôi nhau để được ông ta làm Quán đỉnh cho họ. Cột trụ Công của ông ta có hạn, nó chỉ cao đến mức đó, sau một thời gian nó sẽ không còn gì nữa, ông ta sẽ dùng gì để còn làm Quán đỉnh cho người ta? Phải chăng đó là gạt người? Một sự Quán đỉnh thật sự, khi được quan sát từ một không gian khác, xương của người được Quán đỉnh từ đầu đến chân trở thành như ngọc trắng. Sự thật, đó là một sự thanh lọc cơ thể bằng Công lực, một chất năng lượng ở cao tầng, một sự đổ trút xuống từ đầu chí chân. Vị thầy khí công đó có thể thực hiện được điều đó không? Họ không thể. Vậy tại sao làm vậy? Dĩ nhiên, ông ta không nhất thiết có ý muốn tạo ra một đạo mới. Mục đích của ông ta chỉ là một khi quí vị học phương pháp của ông ta, quí vị là người của ông ta. Quí vị phải đến lớp học và học những điều của ông ta dạy. Ông ta nhắm vào việc lấy tiền của quí vị, ông ta sẽ không kiếm đâu ra tiền nếu không có học trò.

 

Cũng như những đệ tử của các Phật Pháp môn khác, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp sẽ kinh nghiệm nhiều lần sự Quán đỉnh từ các vị thầy nơi cao tầng. Nhưng người ta không để cho quí vị biết. Những người có huyền năng siêu phàm hoặc những người nhạy cảm có thể cảm thấy được nó trong giấc ngủ hoặc những lúc khác khi thình lình một luồng hơi ấm chạy từ đỉnh đầu tràn xuống toàn cơ thể của họ. Mục đích của Quán đỉnh không phải là để thêm công lực cho quí vị vì cái Công lực nầy phải đến từ sự tu luyện của chính quí vị. Đây là một phương pháp trợ giúp để thanh lọc cơ thể của quí vị và tối lọc nó hơn nữa. Một người sẽ qua nhiều lần Quán đỉnh như vậy. Các cơ thể của quí vị sẽ được thanh lọc ở mỗi tầng cấp. Vì sự tu luyện là do tự nơi mỗi người và Công lực là do nơi Thầy, vì vậy chúng tôi không thực hành thủ tục Quán đỉnh nầy.

 

Có người cũng muốn thi hành nghi lễ tôn xưng Thầy. Nói về vấn đề nầy, tôi cũng muốn nói nhân dịp nầy rằng nhiều người cũng muốn làm như vậy đối với tôi. Thời đại hiện nay của chúng ta không giống như thời xa xưa xã hội vua chúa Trung Quốc. Phải chăng quì gối và dập đầu xuống đất để tôn xưng Thầy là đủ? Chúng ta không thi hành thủ tục đó. Nhiều người tu trong chúng ta nghĩ rằng: Nếu tôi quì gối, đốt nhang và tôn thờ Phật với một tấm lòng chân thật, Công lực của tôi sẽ được gia tăng. Tôi thấy nghĩ như vậy thật đáng buồn cười. Sự tu luyện chân thật hoàn toàn tùy thuộc nơi người tu. Thật là vô ích đi tìm cầu nơi cái gì khác. Quí vị không cần xưng tụng Phật, không cần đốt nhang đèn. Nếu quí vị tu luyện chân chánh theo tiêu chuẩn của một người tu, đức Phật sẽ rất hài lòng nhìn thấy quí vị. Nếu quí vị luôn làm những điều xấu bên ngoài, cho dù quí vị đốt nhang và dập đầu xuống đất trước Ngài, Ngài cũng đau lòng nhìn thấy quí vị. Phải vậy không? Sự tu luyện chân thành là tùy nơi chính người tu. Có ích lợi gì hôm nay quí vị dập đầu xuống đất và tôn xưng Thầy, nhưng một khi rời khỏi nơi đây, quí vị vẫn làm theo tự ý thích? Chúng ta hoàn toàn không để ý đến thủ tục nầy. Nếu chúng ta làm như vậy, quí vị có lẽ phương hại đến danh tiếng của tôi nữa.

 

Chúng tôi đã ban cho mỗi quí vị nhiều điều như vậy. Tôi sẽ xem là đệ tử tất cả những quí vị thật sự tu luyện và nghiêm khắc hành xử theo Đại Pháp. Ngày nào quí vị còn thực hành Pháp Luân Đại Pháp, chúng tôi sẽ xem quí vị là đệ tử. Nếu quí vị không thực hành nó, chúng tôi không làm gì được cho quí vị. Quí vị mang danh hiệu đó để làm gì nếu quí vị không tu luyện nó? Không cần quí vị là một người tu của khóa thứ nhất hay khóa thứ nhì. Làm sao quí vị được xem là đệ tử của Pháp Luân Đại Pháp nếu quí vị chỉ tập luyện các động tác thôi? Để giữ một cơ thể khỏe mạnh và tinh tấn về bên trên cao tầng, quí vị phải thật sự tu luyện theo tiêu chuẩn Tâm tính của chúng tôi. Vậy, chúng tôi không cần thiết đến những thủ tục đó. Ngày nào quí vị thực hành tu luyện, quí vị là người tu của Pháp môn chúng tôi. Pháp thân của tôi biết tất cả. Nó biết tất cả những gì quí vị nghĩ và nó có khả năng thực hiện tất cả. Nó sẽ không lo đến quí vị nếu quí vị không tu luyện, nhưng nó sẽ giúp quí vị suốt cuộc hành trình đến bước cuối cùng nếu quí vị tu luyện.

 

Có pháp môn, người tập còn không nhìn thấy vị thầy, họ nói rằng chỉ cần dập đầu xuống đất về hướng gì đó và trả một vài trăm đồng là xong. Phải chăng là một phương cách để gạt mình và gạt người? Hơn nữa, những người học trò đó sẽ trở thành rất trung thành từ đó và bắt đầu bênh vực và che chở cho môn phái và thầy của họ. Họ cũng nói với người khác là chớ có học những pháp môn khác. Tôi cho rằng đó thật là buồn cười. Cũng có người làm cái gọi là Mo Ding (sờ đỉnh đầu). Không ai biết điều đó có hiệu quả gì.

 

Không chỉ có những khí công được truyền bá dưới nhãn hiệu của mật tông là giả, nhưng tất cả những khí công truyền bá dưới nhãn hiệu của Phật giáo cũng là giả. Xin hãy suy nghĩ điều nầy. Những pháp môn tu luyện trong Phật giáo vẫn nằm trong một phương thức từ nhiều ngàn năm. Nó có còn là Phật giáo nữa chăng nếu người ta sửa đổi nó? Những pháp môn tu luyện là nhắm để tu luyện thành Phật, chúng rất nghiêm túc. Hơn nữa chúng vô cùng là tinh tế, một chút sửa đổi có thể đưa đến hỗn loạn tất cả. Cũng như sự chuyển hóa Công lực là rất phức tạp, điều gì con người cảm giác là không có nghĩa gì cả, người ta không thể tu luyện dựa trên cảm giác của mình. Những hình thức tôn giáo cho các thầy tu là một phương thức tu luyện. Một khi bị sửa đổi, nó không còn là những điều của pháp môn đó nữa. Có một đấng Đại giác làm chủ mỗi môn pháp, và mỗi môn pháp đều đã tạo nên vô số các đấng Đại Giác. Không ai dám tùy tiện sửa đổi phương pháp tu luyện của môn pháp. Một người thầy khí công nhỏ nhoi, có phước đức bao la gì mà y dám làm phật lòng vị Thầy sáng lập và sửa đổi pháp môn tu luyện thành Phật? Pháp môn đó có còn là nó nữa không nếu nó đã bị sửa đổi? Vậy những môn khí công giả mạo rất dễ phân biệt.

QUÝ HÀNH GIẢ KHI CHỌN CON ĐƯỜNG TU MẬT, PHẢI CẨN THẬN CÁCH ĐIỂM ĐẠO THEO TRUYỀN THỐNG VIDEO DƯỚI ĐÂY.


 Source: Anhduong


Commenting disabled.

Related Articles

RSS